Hiện trạng công tác tổ chức quản lý ngành lâm nghiệp

Một phần của tài liệu đánh giá nhanh tích lũy các bon làm cơ sở khoa học cho trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch tại huyện văn quan, tỉnh lạng sơn (Trang 51 - 56)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 43

Hệ thống tổ chức quản lý ngành lâm nghiệp ở địa phương đã từng bước được kiện toàn, nhằm thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước và chỉ đạo tổ chức sản xuất kinh doanh rừng theo quy hoạch phát triển ngành lâm nghiệp của tỉnh và của vùng Đông Bắc; Ở cấp tỉnh: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; trong Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn có phòng Lâm nghiệp, Chi cục phát triển lâm nghiệp và Chi cục kiểm lâm là những bộ phận, đơn vị trực tiếp tham mưu giúp Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lâm nghiệp. Đối với cấp huyện, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn là cơ quan tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lâm nghiệp; Hạt kiểm lâm là cơ quan kiểm tra giám sát việc thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn. Ở cấp xã, đã xây dựng và kiện toàn Ban phát triển rừng giải quyết các vấn đề cấp bách trong BVR và PCCCR, kiện toàn các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng các thôn, đồng thời xây dựng quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong ban, tổ, đội...

- Công tác quy hoạch, phân chia 3 loại rừng và công tác giao đất giao rừng

Công tác phối hợp trong việc lập và thực hiện quy hoạch đất lâm nghiệp và quy hoạch 3 loại rừng tại địa phương đã được UBND huyện Văn Quan quan tâm và chủ động phối hợp với đơn vị tư vấn để tiến hành công tác quy hoạch. Huyện đã thành lập Ban chỉ đạo và Tổ công tác gồm các thành viên như: Phòng Nông nghiệp, Phòng Tài nguyên, Hạt kiểm lâm, Ban quản lý Dự án 661 và UBND các xã cùng đơn vị tư vấn trực tiếp khảo sát điều tra, báo cáo Ban chỉ đạo của huyện để thống nhất giải quyết. Hướng chỉ đạo công tác quy hoạch 3 loại rừng là: Giảm diện tích rừng phòng hộ, tăng mạnh đất quy hoạch cho rừng sản xuất, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn có điều kiện phát triển kinh tế lâm nghiệp. Theo đó, hiện nay diện tích đất lâm nghiệp quy hoạch cho rừng phòng hộ: 8000 ha/42.527ha đất quy hoạch lâm nghiệp, chiếm 18,81%, giảm 10,51% so với trước khi quy hoạch; Diện tích đất lâm nghiệp quy hoạch cho sản xuất: 33.466 ha, chiếm 78,22%, tăng 10,64% so với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 44

trước khi quy hoạch; diện tích rừng đặc dụng: 1.061 ha, chiếm 2,49%, giảm 0,12% so với trước khi quy hoạch.

Đối với công tác giao đất giao rừng trên địa bàn huyện Văn Quan: Do tập quán canh tác lâu đời của đồng bào miền núi, các hộ, cộng đồng thôn bản đã ý thức giữ gìn, bảo vệ hoặc tự thoả thuận phân chia những quả đồi, những khu đất lâm nghiệp với diện tích khác nhau và phù hợp với điều kiện thực tế. Chính vì vậy, trong những năm qua nhìn chung ít xảy ra các vụ tranh chấp, xâm lấn đất lâm nghiệp. Để từng bước đưa việc quản đất lâm nghiệp chặt chẽ và tạo điều kiện cho các hộ yên tâm phát triển kinh tế đồi rừng, UBND huyện đã chỉ đạo Hạt kiểm lâm phối hợp với các cơ quan liên quan và UBND các xã, thị trấn điều tra thực tế để giao đất lâm nghiệp cho các hộ thông qua việc cấp sổ lâm bạ. Trên cơ sở đó, hiện nay việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các thành phần kinh tế, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được thực hiện theo Quyết định số 1825/QĐ- UBND ngày 09/10/2007 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc thành lập Ban chỉ đạo dự án thành lập bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

- Về công tác bảo vệ rừng

Hạt kiểm lâm là cơ quan trực tiếp tham mưu cho UBND huyện về công tác quản lý và bảo vệ rừng, có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc người dân và phối hợp với cấp ủy, chính quyền, các cơ quan chức năng và các tổ chức quần chúng tại địa phương thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng; trong đó, tập trung xây dựng bảng nội quy bảo vệ rừng, xây dựng đường băng cản lửa trên các khu rừng trồng tập trung, thường xuyên tuần tra canh gác, ngăn chặn và xử lý kịp thời những tác động tiêu cực đến rừng như: Phát nương làm rẫy, khai thác trái phép, cháy rừng, sâu bệnh hại…

UBND huyện đã chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể tổ chức, thực hiện Chỉ thị số 12/2003/CT-TTg ngày 16/5/2003 và Chỉ thị số 08/2006/CT-TTg ngày 08/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 45

để bảo vệ và phát triển rừng. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân các cấp đã phối hợp với các ban ngành chuyên môn của huyện và UBND các xã xây dựng nội dung chương trình, kế hoạch hành động thiết thực về công tác tuyên truyền đến với các thôn bản, thực hiện chính sách liên quan đến quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, động vật hoang dã, bảo vệ, ngăn chặn, tố giác các tổ chức và cá nhân có hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng.

- Về công tác trồng rừng, phát triển rừng

Để công tác phát triển rừng phát huy được hiệu quả, phù hợp với thực tiễn công tác quản lý của Nhà nước trong giai đoạn mới hiện nay, Lâm trường Văn Quan trước đây trực thuộc Sở Nông nghiệp &PTNT Lạng Sơn, đã thực hiện giải thể theo Quyết định số: 1008/QĐ-UBND ngày 04/8/2006 của UBND tỉnh Lạng Sơn, chuyển sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp, dịch vụ. Thực hiện Nghị định số: 200/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về việc sắp xếp, đổi mới lâm trường Quốc doanh, UBND tỉnh Lạng Sơn đã ra Quyết định số: 1313/QĐ- UBND-KT ngày 19/9/2006 về việc kiện toàn Ban quản lý dự án trồng mới 5 triệu ha rừng; theo đó, một số cán bộ, nhân viên quản lý của lâm trường trước đây được sắp xếp bố trí vào Ban quản lý Dự án 661 huyện Văn Quan; Ban quản lý thực hiện nhiệm vụ triển khai thực hiện kế hoạch của Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng trên địa bàn, đồng thời tổ chức thực hiện các dịch vụ về lâm nghiệp trên địa bàn như: sản xuất, kinh doanh cây giống lâm nghiệp...

Bên cạnh đó, để ngành lâm nghiệp ở địa phương phát triển mạnh, phát huy được lợi thế tại chỗ, cấp ủy, chính quyền địa phương đã tích cực quan tâm triển khai đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, xây dựng vườn ươm giống cây lâm nghiệp, cung cấp cây giống như: Keo hạt, Bạch đàn, Thông và Hồi cho nhân dân; đồng thời tranh thủ các nguồn lực từ các chương trình, dự án của tỉnh, của các tổ chức để tạo cơ chế cho nhân dân địa phương đầu tư phát triển kinh tế rừng, vườn rừng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 46

Kết quả thực hiện công tác khoán bảo vệ rừng: Từ năm 1998-2009 đã có 7.036,8 lượt ha rừng được đưa vào khoán bảo vệ, việc khoán bảo vệ rừng được thông qua hợp đồng khoán có thời hạn; bên giao khoán là Lâm trường Văn Quan (nay là Ban quản lý Dự án 661 huyện), bên nhận khoán là các hộ dân và tập thể thôn. Hàng năm, bên giao khoán có trách nhiệm nghiệm thu chất lượng rừng và đánh giá kết quả thực hiện của từng chủ nhận khoán, nếu xảy ra mất rừng hoặc suy giảm chất lượng rừng phải xử lý theo pháp luật và thanh lý hợp đồng. Ngoài ra, bên giao khoán phải thường xuyên kiểm tra đôn đốc các bên liên quan ở địa phương để đảm bảo rừng không bị xâm hại. Việc giao khoán bảo vệ rừng cho người dân và các tổ chức, các thành phần kinh tế đã góp phần tích cực trong công tác bảo vệ diện tích rừng hiện có, hạn chế tối đa tình trạng chặt phá rừng và tăng thêm diện tích rừng hàng năm.

Công tác khoanh nuôi tái sinh rừng trong những năm gần đây được tỉnh đặc biệt quan tâm đầu tư kinh phí thông qua các chương trình, dự án để thực hiện; kết quả giai đoạn 1999- 2009, đã thực hiện khoanh nuôi tái sinh được 2.400 ha, chủ yếu là rừng phòng hộ đầu nguồn và lưu vực các sông, suối...

Công tác trồng rừng: Công tác trồng rừng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nói chung và huyện Văn Quan nói riêng trong những năm qua luôn được quan tâm đầu tư, trong những năm 1997- 2001, huyện đã được tiếp nhận và triển khai Dự án PAM-5322, với diện tích trồng cả giai đoạn là 1.550 ha, loài cây trồng chủ yếu là Hồi; từ năm 2001 đến hết năm 2009, triển khai dự án trồng mới 5 triệu ha rừng với diện tích 2.200 ha, trong đó diện tích trồng Hồi là 1.500 ha, diện tích còn lại (700 ha) là cây nguyên liệu như: Keo tai tượng, Bạch đàn đỏ, Thông. Bên cạnh đó, thực hiện kế hoạch trồng rừng phân tán, trồng cây nhân dân do UBND tỉnh chỉ đạo, hàng năm huyện đều triển khai trồng đạt trên 350 ha, với thành phần cây trồng chủ yếu là Keo, Bạch đàn và một số cây trồng khác.

Công tác khai thác và chế biến lâm sản: Khai thác lâm sản trên địa bàn huyện trong giai đoạn hiện nay, chủ yếu tập trung vào khai thác hoa Hồi, với sản lượng khô bình quân đạt khoảng 2.000 tấn/năm; khai thác gỗ chủ yếu hiện nay là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 47

gỗ vườn rừng từ nhóm IV đến nhóm VIII, như: Kháo, Trám, Long não, Gạo, Thông, Bạch đàn, Keo... với sản lượng khai thác được cấp phép bình quân từ 1.500- 2000m3/năm; gỗ rừng tự nhiên hiện nay chủ yếu là gỗ nhỏ, chưa được khai thác, người dân địa phương thường kết hợp giữa vệ sinh rừng với tỉa thưa và tận dụng làm chất đốt. Tuy nhiên, có lúc, có nơi công tác quản lý còn yếu kém, nên một bộ phận người dân thiếu ý thức đã lợi dụng để khai thác củi cả ở rừng phòng hộ để bán hoặc phục vụ nhu cầu đời sống (làm củi đun, sấy thuốc lá...), nhất là ở các xã: Tú Xuyên, Bình Phúc, Phú Mỹ, Tri Lễ... Ngoài ra, các nguồn lâm sản phi gỗ khác cũng được khai thác hàng năm trên địa bàn như: cây thuốc, tre, nứa các loại, tuy nhiên số lượng và sản lượng không nhiều, chủ yếu phục vụ nhu cầu tại chỗ của nhân dân.

Một phần của tài liệu đánh giá nhanh tích lũy các bon làm cơ sở khoa học cho trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch tại huyện văn quan, tỉnh lạng sơn (Trang 51 - 56)