Cách thức tiến hành thể nghiệm

Một phần của tài liệu một số biện pháp phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong dạy học bài tác gia nam cao ở chương trình sách giáo khoa ngữ văn 11 (Trang 80 - 100)

6. Giả thuyết khoa học

3.3. Cách thức tiến hành thể nghiệm

3.3.1. Lƣợc thuật tóm tắt cách dạy phổ biến hiện nay

Trong thực tế giảng dạy hiện nay tồn tại nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau, mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng. Sử dụng phương pháp dạy học nào là tuỳ thuộc vào năng lực nhận thức của mỗi giáo viên. Các phương pháp được sử dụng phổ biến trong dạy học văn hiện nay là:

- Phương pháp thuyết trình, diễn giảng. Giáo viên là người cung cấp tri thức, học sinh tiếp thu thụ động, ghi nhớ kiến thức giáo viên cần truyền đạt.

- Phương pháp nêu vấn đề, đàm thoại, gợi mở.

Dựa trên cơ sở tìm hiểu đặc trưng của bài dạy tác gia văn học và đặc trưng của bài dạy tác gia Nam Cao, đồng thời xuất phát từ việc tìm hiểu lý thuyết dạy học nói chung và dạy học Văn nói riêng theo hướng phát huy tính

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tích cực trong học tập của học sinh, chúng tôi mạnh dạn thiết kế giáo án bài dạy tác gia Nam Cao nhằm góp phần nhỏ vào việc củng cố và nâng cao chất lượng, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh dạy và học tác gia Nam Cao ở trường trung học phổ thông.

Trong quá trình soạn giảng, chúng tôi dựa trên quan điểm dạy học của sách giáo khoa, tôn trọng kiến thức bài dạy học tác gia Nam Cao có sẵn trong sách giáo khoa, đồng thời củng cố thêm một số kiến thức cơ bản của bài dạy tác gia Nam Cao. Chúng tôi đặc biệt chú ý đến hoạt động của cả giáo viên và học sinh trên cơ sở kiến thức bài dạy tác gia Nam Cao của sách giáo khoa. Với quan điểm này bài soạn của chúng tôi có sự kết hợp giữa việc dạy của giáo viên với việc học của học sinh, trong đó giáo viên đưa ra những câu hỏi gợi mở, câu hỏi nêu vấn đề… để học sinh suy nghĩ, trả lời và mạnh dạn phát biểu những quan điểm, ý kiến của cá nhân học sinh về tác gia Nam Cao.

Dạy và học bài học khái quát về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Nam Cao, chúng tôi cung cấp kiến thức nhằm tạo tiền đề, cơ sở cho học sinh tìm hiểu tác phẩm của Nam Cao. Bài dạy khái quát về tác gia Nam Cao cung cấp tư liệu để học sinh tiếp xúc với các tác phẩm của Nam Cao.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ thiết kế thể nghiệm bài khái quát về tác gia Nam Cao trong chương trình trung học phổ thông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tiết 51: Đọc văn

CHÍ PHÈO - Nam Cao - I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được nét cơ bản về tiểu sử, quan điểm nghệ

thuật, các đề tài chính, tư tưởng chủ đạo và phong cách nghệ thuật của Nam Cao.

2. Kĩ năng: Biết cách tóm lược hệ thống luận điểm bài về tác giả văn học.

3. Thái độ: Đánh giá đúng vị trí của Nam Cao trong văn học 1930-1945.

II. Phƣơng tiện thực hiện

1. Giáo viên: - Phương tiện: + SGK, SGV,bài soạn, TKTK

+ Máy chiếu - Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, phân tích.

2. Học sinh:

- Đọc và chuẩn bị theo câu hỏi hướng dẫn ở SGK. - Vở ghi, Bài soạn, Bảng nhóm

III. Cách thức tiến hành

- GV nêu câu hỏi, hướng dẫn học sinh thảo luận và trả lời.

IV. Tiến trình lên lớp

1. Kiểm tra bài cũ:Truyện được phân loại dựa trên những cơ sở nào? Khi đọc

truyện cần đảm bảo yêu cầu gì?

2. Bài mới

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

*Hoạt động 1. Tìm hiểu cuộc đời và con người Nam Cao - GV chiếu ảnh Nam Cao.

- Trình bày những nét chính về

Phần I: Tác giả

I. Cuộc đời và con ngƣời

1. Tiểu sử

- Tên thật Trần Hữu Tri: 20/ 10/ 1915. - Quê làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cuộc đời và con người Nam Cao?

GV gợi dẫn.

+ Gia đình và làng quê nghèo đói có ảnh hưởng như thế nào trong các sáng tác của Nam Cao?

+ Con đường đời mà nhà văn trải qua đã chứng tỏ Nam Cao là người nghệ sĩ như thế nào?

huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Đây là vùng đồng chiêm trũng, nghèo, dân phải tha phương cầu thực. + Làng quê này xuất hiện trong nhiều sáng tác của Nam Cao với cái tên là Vũ Đại.

- Xuất thân trong một gia đình nghèo khó, là người con duy nhất trong gia đình được ăn học tử tế.

- Học xong bậc Thành chung vào Sài Gòn giúp việc cho một hiệu may.

-> Bắt đầu sáng tác, ước mơ xây dựng một sự nghiệp văn chương có ích, nhưng sức khoẻ yếu, lại trở về quê thất nghiệp - Một thời gian sau, ông lên Hà Nội, dạy học ở trường tư thục -> sống lay lắt bằng nghề viết văn.

- 1943 tham gia Hội văn hoá cứu quốc, sau đó tham gia kháng chiến từ 1946. - Năm 1947 lên Việt Bắc làm công tác tuyên truyền phục vụ kháng chiến.

- 1950 tham gia chiến dịch biên giới. Vừa lăn lộn trong kháng chiến, vừa viết văn, khao khát sự công bằng.

- 11/ 1951 trên đường đi công tác ở vùng địch hậu Liên khu III, bị giặc phục kích và bắn chết. Nam Cao hi sinh trong khi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Nhận xét gì về cuộc đời của nhà văn Nam Cao?

HS trả lời, GV nhận xét bổ sung.

- GV liên hệ với các tác giả khác: Nguyễn Thi, Lê Anh Xuân...

GV: Nét nổi bật nhất ở con người Nam Cao là gì? Điều đó thể hiện trong các sáng tác của Ông như thế nào?

+ HS trình bày.

+GV nhận xét và chốt kiến thức.

còn ấp ủ cuốn tiểu thuyết về tinh thần làm cách mạng trong kháng chiến ở làng quê ông.

=> Cuộc đời của nhà văn - chiến sỹ. - Nam Cao được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ chí Minh về văn học và nghệ thuật năm 1996.

- Năm 1998, hài cốt của Nam cao được chuyển về quê hương

2. Con người

- Con người Nam Cao có ba đặc điểm cơ bản chi phối sâu sắc sáng tác của ông. - Bề ngoài Nam Cao vụng về, ít nói, có vẻ lạnh lùng, nhưng đời sống nội tâm phong phú. Ông luôn nghiêm khắc đấu tranh với bản thân để thoát khỏi lối sống tầm thường nhỏ hẹp, vươn tới cuộc sống cao đẹp xứng đáng với danh hiệu con Người. => Thể hiện rất rõ trong những tác phẩm viết về người trí thức nghèo.

- Có tấm lòng đôn hậu, chan chứa tình yêu thương, đặc biệt có sự gắn bó sâu nặng với quê hương và những người nông dân nghèo khổ, bị áp bức, khinh miệt trong xã hội cũ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

*Hoạt động 2. Tìm hiểu sự nghiệp văn học

Thảo luận nhóm:

- GV tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm. Chia lớp làm 4 nhóm.

- Thời gian: 4 phút.

- Nhiệm vụ trả lời câu hỏi sau: Nam Cao là một nhà văn hiện thực sâu sắc, có quan điểm nghệ thuật tiến bộ, mới mẻ so với nhiều nhà văn đương thời. Vậy quan điểm nghệ thuật tiến bộ, mới mẻ ấy của Nam Cao được thể hiện qua các sáng tác là gì? Lấy ví dụ minh hoạ? - HS tiến hành thảo luận.

+ Nhóm 1 + 3 trình bày trên bảng phụ, cử đại diện trình bày. + Nhóm 2 + 4 trình bày trên phiếu học tập, cử đại diện nhận xét.

đồng loại, để rút ra những nhận xét có tầm triết lý sâu sắc và mới mẻ.

=> Những đặc điểm trong sáng tác của Nam Cao phản ánh khá đúng con người nhà văn.

II. Sự nghiệp văn học

1. Quan điểm nghệ thuật

- Luôn suy nghĩ về vấn đề Sống và Viết: Sống đã rồi hãy viết.

- Chủ trương Văn học phải chứa đựng nội dung nhân đạo. Coi lao động nghệ thuật là một công việc nghiêm túc, công phu, phải diễn tả được hiện thực cuộc sống. (Đời thừa, Sống mòn, Đôi mắt…)

- Nghệ thuật là lĩnh vực hoạt động đòi hỏi khám phá đào sâu, tìm tòi và sáng tạo không ngừng. (Đời thừa, Sống mòn…)

=> Nhà Văn là chiến sĩ chiến đấu cho công lý và sự công bằng Xã hội. (Giăng sáng, Đời thừa …)

- Sau cách mạng, ông nêu cao lập trường, quan điểm của nhà văn: Nhà văn phải có con mắt nhìn đời, nhìn người - đặc biệt là người nông dân kháng chiến - một cách đúng đắn.

Nam Cao xứng đáng là một nhà văn hiện thực sâu sắc, có quan điểm nghệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- GV nhận xét và chốt kiến thức cần đạt.

Nêu các đề tài chính trong sáng tác của Nam Cao? Nội dung một số tác phẩm tiêu biểu thuộc các đề tài ấy?

+ HS trình bày.

+ GV nhận xét và chốt kiến thức thông qua lược đồ.

- Kể tên những tác phẩm tiêu biểu viết về đề tài người trí thức nghèo?

- Nhân vật trung tâm của những sáng tác này là đối tượng nào? Nhà văn tập trung khai thác những vấn đề gì ở họ?

thuật tiến bộ, mới mẻ so với nhiều nhà văn đương thời.

2. Các đề tài chính

2.1. Trước cách mạng tập trung hai đề tài chính:

a/ Người trí thức nghèo

- Những tác phẩm tiêu biểu: Sống mòn, Đời thừa, Những chuyện không muốn viết, Giăng sáng, Quên điều độ, Nước mắt...

- Nội dung:

+ Tấn bi kịch tinh thần của người tri thức tài năng, có hoài bão và nhân phẩm nhưng bị gánh nặng cơm áo đè bẹp phải

sống mòn vô ích, sống cuộc đời thừa… + Cuộc đấu tranh kiên trì của những người tri thức nghèo trước sự cám dỗ của lối sống ích kỉ, để thực hiện lí tưởng sống, vươn tới một cuộc sống cao đẹp. + Diễn tả hết sức chân thực tình cảnh

Đề tài

Trước Cách mạng Sau Cách mạng

Người trí

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Ông đi sâu vào những bi kịch tinh thần của người trí thức tiểu tư sản nhằm mục đích gì? - Kể tên những tác phẩm tiêu biểu viết về đề tài này?

- Ở đề tài người nông dân ông luôn day dứt đớn đau trước tình trạng con người bị bị xói mòn về nhân phẩm, bị huỷ diệt về nhân tính. Qua những tác phẩm đã học và đã đọc em hãy chứng minh điều đó?

nghèo khổ, dở sống, dở chết của những nhà văn nghèo.

=> Miêu tả bi kịch tâm hồn người trí thức nhằm mục đích tố cáo xã hội trà đạp lên ước mơ con người.

b/ Người nông dân nghèo

- Tác phẩm tiêu biểu: Chí phèo, Một bữa no, Tư cách mõ, Lang Rận, Lão Hạc, Dì Hảo, Nửa đêm, Mua danh, Trẻ con không biết ăn thịt chó…

- Nội dung

+ Bức tranh chân thực về nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám

+ Kết án đanh thép xã hội bất công tàn bạo. Quan tâm đến số phận hẩm hiu, bị ức hiếp, bị xô đẩy vào con đường cùng của tội lỗi. Ông lên tiếng bênh vực quyền sống, và nhân phẩm của họ (Chí phèo, Lang rận, Lão Hạc, Dì Hảo…)

+ Chỉ ra những thói hư tật xấu của người nông dân, một phần do môi trường sống, một phần do chính họ gây ra (Trẻ con không đợc ăn thịt chó, Rửa hờn…)

+ Phát hiện và khẳng định được nhân phẩm và bản chất lương thiện của ngời nông dân, cho dù bị xã hội vùi dập, bị cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính.(Chí Phèo.)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Sau cách mạng ngòi bút Nam Cao có gì khác với trước cách mạng?

- Nêu đặc điểm chính trong phong cách nghệ thuật của Nam Cao? + HS trình bày. + GV nhận xét và chốt kiến thức. - HS đọc phần ghi nhớ SGK T142 2.2. Sau cách mạng:

- Cây bút tiêu biểu của văn học giai đoạn kháng chiến.

- Ông lao mình vào kháng chiến, tự nguyện làm anh tuyên truyền vô danh cho cách mạng. Tác phẩm của ông luôn là kim chỉ nam cho các văn nghệ sỹ cùng thời.

3. Phong cách nghệ thuật

+ Quan tâm đời sống tinh thần của con người.

+ Biệt tài phát hiện, miêu tả, phân tích tâm lí.

+ Thành công trong ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm.

+ Kết cấu truyện thường theo mạch tâm lí linh hoạt, nhất quán và chặt chẽ.

+ Sử dụng ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm.

+ Cốt truyện đơn giản, đời thường nhưng lại đặt ra vấn đề quan trọng sâu xa, có ý nghĩa triết lí về cuộc sống và con ngời xã hội.

=> Nam Cao được đánh giá là nhà văn hàng đầu trong nền Văn học Việt Nam thế kỷ XX.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3. Củng cố, luyện tập:

- GV tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm. Chia lớp làm 4 nhóm. - Thời gian: 3 phút.

- Nhiệm vụ trả lời câu hỏi sau:

+ Xây dựng bản đồ tư duy về cuộc đời con người và sự nghiệp văn học của tác gia Nam Cao

- HS tiến hành thảo luận.

+ Các nhóm trình bày trên bảng phụ. - GV trình chiếu bản đồ và nhận xét.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4. Hƣớng dẫn HS tự học ở nhà:

- Nắm nội dung bài học. - Trả lời câu hỏi luyện tập.

- Soạn bài "Phong cách ngôn ngữ báo chí".

3.4. Đánh giá kết quả thể nghiệm

3.4.1. Mục đích, nội dung đánh giá

So sánh tác dụng, kết quả của lớp sử dụng giáo án thể nghiệm với lớp đối chứng. Qua đó, thấy được hiệu quả của việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong dạy học bài tác gia Nam Cao chương trình SGK ngữ văn 11.

3.4.2. Phƣơng pháp đánh giá

Chúng tôi đánh giá dựa trên những căn cứ về kết quả tổng hợp của giờ dạy thể nghiệm: Giáo viên hoàn thành bài giảng đúng giờ, đúng giáo án, học sinh hiểu bài, hăng hái học tập... Hiệu quả của giáo án thể nghiệm thể hiện trong nhận thức và kỹ năng của học sinh thông qua bài kiểm trắc nghiệm khách quan. Sau khi kiểm tra, chúng tôi thống kê, đối chiếu kết quả thể nghiệm của các lớp trong cùng trường và của hai trường với nhau. Đó là những cơ sở để đánh giá một cách khách quan, chính xác kết quả của quá trình thể nghiệm.

3.4.3. Thống kê kết quả thực nghiệm

BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM

Trƣờng THPT Nguyễn Văn Huyên

Kết quả Thực nghiệm (11A3 / 43) Đối chứng (11A2 / 45) Giỏi 5 (11,6%) 2 (4,5%) Khá 21 (48.4%) 16 (35,7%) Trung bình 15 (35.4%) 23(51%) Yếu 2 (4.6%) 4 (8.8%)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Trƣờng THPT Chuyên Kết quả Thực nghiệm (11 Lý / 38) Đối chứng (11A / 40) Giỏi 5 (13,7%) 3 (7,5%) Khá 19 (50%) 16 (40%) Trung bình 14 (36,3%) 19 (47,5%) Yếu 2 (5%) BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM

Kết quả Thực nghiệm (81) Đối chứng (85)

Giỏi 10 (12,4%) 5 (5,9%) Khá 40 (49,4%) 32 (37,6%) Trung bình 29 (35,7%) 42 (49,4%) Yếu 2 (2,5%) 6 (7,1%) 12,4 49,4 35,7 2,5 5,9 37,6 49,4 7,1 0 10 20 30 40 50 Thực nghiệm (81) Đối chứng (85) Giỏi Khá Trung bình Yếu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.5. Nhận xét, đánh giá kết quả thể nghiệm

Một phần của tài liệu một số biện pháp phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong dạy học bài tác gia nam cao ở chương trình sách giáo khoa ngữ văn 11 (Trang 80 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)