6. Giả thuyết khoa học
2.2.4. Xây dựng tốt hệ thống câu hỏi cho học sinh làm việc ở nhà và
Học ở nhà và học ở trên lớp là hai nhiệm vụ quan trọng đối với người học sinh, nó đòi hỏi sự nỗ lực hết mình của các em. Đó là quá trình lao động sáng tạo, tìm tòi và khám phá. Để có một giờ học tốt, nhận thức tốt trong bất kì môn học nào thì việc đầu tiên người học sinh phải làm là chuẩn bị bài trước khi đến lớp- nghĩa là phải chuẩn bị bài ở nhà trước. Chuẩn bị bài ở nhà là một bước không thể thiếu nếu muốn đạt kết quả cao trong những giờ học trên lớp, đặc biệt là môn văn. Để công việc chuẩn bị bài ở nhà có hiệu quả, giáo viên cần chuẩn bị tốt hệ thống câu hỏi để định hướng cho các em con đường tự khám phá văn bản.
Hệ thống câu hỏi giúp học sinh chuẩn bị bài ở nhà và khám phá bài ở trên lớp trước hết phải căn cứ vào câu hỏi trong sách giáo khoa. Lấy những câu hỏi trong sách giáo khoa làm cơ sở, giáo viên căn cứ vào trình độ của học sinh để đưa ra những mức độ yêu cầu thích hợp cho từng câu hỏi. Những câu hỏi này phải đi từ đơn giản đến phức tạp. Câu hỏi đặt ra phải thúc đẩy được sự vận động về tư duy của học sinh, chỉ đường mở lối cho các em tự tìm kiếm kiến thức.
Trong thực tế giảng dạy ở nhà trường Trung học phổ thông, bài tác gia Nam Cao là một tổng thể, ở đó có sự kết hợp giữa cái chung và cái riêng, giữa tri thức khái quát và cụ thể, giữa con người và tác phẩm, nhân cách và tài năng, lý luận và thực tiễn sáng tác. Do đó những câu hỏi xây dựng cho học sinh làm việc ở nhà và trên lớp là những câu hỏi nêu vấn đề theo hướng lịch sử - chức năng và hệ thống cấu trúc là hệ thống các câu hỏi phù hợp với trình độ và nhu cầu giải quyết vấn đề thực tế của người học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Câu hỏi nêu vấn đề thường có tính chất phức tạp về nội dung. Nó gợi lên những mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết, giữa cái cũ và cái mới trong nhận thức của học sinh, mâu thuẫn giữa nhận thức của học sinh với tác giả, giữa học sinh với học sinh về một vấn đề nào đó của bài học. Cho nên tình huống có vấn đề sẽ có tác dụng lôi kéo học sinh vào quá trình tư duy. Tác gia nào cũng "có vấn đề" nhưng không phải vấn đề nào của tác gia cũng có thể tự mình trở thành tình huống có vấn đề đối với chủ thể người học. Vấn đề được đặt ra nhưng nó chỉ thực sự có ý nghĩa khi được chủ thể tiếp nhận. Ngược lại, khi được chủ thể tiếp nhận và hứng thú tìm tòi, khám phá chính là vì thực tại đã đặt ra những điều kiện cho phép để giải quyết vấn đề. Vì thế khi xây dựng câu hỏi nêu vấn đề người ta phải chú ý đến những mối liên hệ, những cấu trúc có vấn đề của tác gia. Có như thế câu hỏi mới biến thành tình huống có vấn đề. Khi ấy mỗi học sinh sẽ rơi vào tình huống có vấn đề mà mình buộc phải giải quyết. Trên cơ sở đó mà năng lực, phẩm chất, tài năng, nhân cách của trò được bộc lộ. Bài tác gia Nam Cao cung cấp những kiến thức của lịch sử văn học, về các quan điểm sáng tác, về hình thành tác gia, về nhân cách đặc biệt của người nghệ sĩ. Tác gia Nam Cao là một cá tính sáng tạo. Học sinh thường cho rằng kiến thức của bài này khó, rắc rối nên không mấy hứng thú khi tìm hiểu. Vì vậy, khi xây dựng câu hỏi nêu vấn đề giáo viên cũng phải tính đến hứng thú của học sinh. Phải đặt ra những tình huống có vấn đề để khơi gợi hứng thú tìm tòi của học sinh. Những tình huống có vấn đề được đưa ra phải phù hợp với nhận thức của học sinh, không quá khó nhưng cũng không quá dễ, tránh gây nhàm chán cho người học. Có thể đưa ra vấn đề một cách trực tiếp, cũng có thể đưa ra dưới dạng một "trò chơi" văn chương...
Ví dụ: khi tìm hiểu quan điểm nghệ thuật của tác gia Nam Cao giáo viên
có thể xây dựng câu hỏi mang tính chất nêu vấn đề để cho học sinh trao đổi thảo luận nhóm như: Nam Cao được đánh giá là nhà văn hiện thực sâu sắc,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
có quan điểm nghệ thuật tiến bộ, mới mẻ so với nhiều nhà văn đương thời. Vậy quan điểm nghệ thuật tiến bộ, mới mẻ ấy là gì? Lấy ví dụ minh họa?
Hay khi tìm hiểu về mảng đề tài người nông dân giáo viên có thể nêu câu hỏi: Ở đề tài người nông dân Nam Cao luôn day dứt, đau đớn trước tình trạng con người bị xói mòn về nhân phẩm, bị hủy diệt về nhân tính. Qua những tác phẩm đã học và đã đọc em hãy chứng minh điều đó? Nếu xây dựng được như vậy sẽ tạo ra được những câu hỏi độc đáo, sáng tạo và có khả năng