Tạo tâm thế cho học sinh trong việc học tác gia Nam Cao

Một phần của tài liệu một số biện pháp phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong dạy học bài tác gia nam cao ở chương trình sách giáo khoa ngữ văn 11 (Trang 60 - 100)

6. Giả thuyết khoa học

2.2.2. Tạo tâm thế cho học sinh trong việc học tác gia Nam Cao

Việc tạo tâm thế cho học sinh trong giờ học là rất quan trọng. Giáo viên có thể dùng mọi biện pháp để kích thích học sinh có hứng thú với việc học tác gia Nam Cao trước, trong và sau giờ học tác gia Nam Cao. Bởi bài học tác gia Nam Cao chỉ đạt được hiệu quả tốt nhất khi học sinh thực sự có hứng thú và tự nguyện với bài học chứ không phải là sự miễn cưỡng và ép buộc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Có thể nói, công việc chuẩn bị bài học tác gia Nam Cao của học sinh ở nhà đã được giáo viên chú ý nhưng chưa thực sự phát huy hiệu quả vì các em lo học bài cũ hơn là chuẩn bị bài mới với lý do nội dung kiểm tra bài cũ nặng về hình thức, học sinh phải học thuộc cả cách diễn đạt. Mặt khác, yêu cầu chuẩn bị bài soạn về tác gia Nam Cao ở nhà của giáo viên còn sơ lược, chung chung vẫn nặng về hình thức, phụ thuộc chủ yếu vào hướng dẫn của sách giáo khoa chưa tạo ra động lực thôi thúc từ bên trong nhận thức của học sinh. Hoạt động dạy học bài tác gia Nam Cao của giáo viên trên lớp phần lớn thời gian là do giáo viên giảng, giáo viên phân tích, giáo viên cảm thụ nên việc chuẩn bị bài của học sinh không có ý nghĩa trong giờ học. Từ đó các em cảm thấy chán nản và có suy nghĩ không nhất thiết phải soạn bài trước khi đến lớp.

Từ thực trạng dạy và học tác gia Nam Cao ở trường trung học phổ thông, chúng ta nên đánh giá cao việc chuẩn bị bài của học sinh về tác gia Nam Cao trước khi vào giờ học trên lớp là một công đoạn quan trọng trong hoạt động dạy học tác gia Nam Cao.

Ý thức được vai trò quan trọng của việc chuẩn bị bài trước khi lên lớp, học sinh bắt buộc phải tiếp xúc với bài học tác gia Nam Cao thông qua sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo. Điều quan trọng ở đây là học sinh đọc bài học về tác gia Nam Cao như thế nào? Giáo viên phải hướng dẫn cách đọc cho học sinh như: đọc chính xác, đọc diễn cảm, đọc có suy nghĩ… Qua việc đọc học sinh phải biết lưu lại, ghi lại nhưng ấn tượng chủ quan, ban đầu qua cảm thụ và tiếp nhận của mình về tác gia Nam Cao và các tác phẩm của ông. Bước đầu học sinh xác định vị trí của tác gia Nam Cao trong giai đoạn văn học Việt Nam hiện đại, trong mối tương quan với các tác gia văn học khác. Học sinh sơ bộ nắm được những luận điểm chính về cuộc đời và quá trình sáng tác của ông. Học sinh tự cảm nhận và suy nghĩ về con người và những đóng góp của Nam Cao cho nền văn học Việt Nam hiện đại. Bên cạnh đó, giáo viên cần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

định hướng với những yêu cầu cụ thể và hướng dẫn học sinh đọc thêm những tư liệu tham khảo, phục vụ cho việc học bài học tác gia Nam Cao.

Cách thức soạn bài của học sinh về bài học tác gia Nam Cao cần có nhiều hình thức phong phú, có thể là trả lời câu hỏi theo hướng dẫn học bài của sách giáo khoa, hay theo sự gợi ý của giáo viên. Sách giáo khoa cũng như sách giáo viên không có hướng dẫn hay đáp án của các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài về tác gia Nam Cao, vì vậy giáo viên cần gợi ý, định hướng nội dung trả lời từng câu hỏi cho học sinh chuẩn bị. Cũng có thể giáo viên cho học sinh soạn bài học về tác gia Nam Cao theo kiểu viết thu hoạch về những vấn đề trọng tâm của bài học.

Toàn bộ các thao tác cần thiết phục vụ cho công việc chuẩn bị bài học về tác gia Nam Cao của học sinh phải được giáo viên chuận bị kỹ lưỡng như: khả năng đọc, khả năng tự làm việc với tài liệu, thói quen sưu tầm tài liệu, thói quen thưởng thức văn học nghệ thuật …

Qua kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh về bài học tác gia Nam Cao giáo viên sẽ nắm được ý thức cũng như khả năng cảm thụ và tiếp nhận của học sinh về bài học tác gia Nam Cao, từ đó giáo viên có thể đưa ra những phương pháp, biện pháp giúp cho học sinh thấy sự cần thiết phải chuẩn bị bài, phải soạn bài, phải có ý kiến riêng của mình về nội dung bài học.

Có thể nói, công việc chuẩn bị bài của học sinh về tác gia Nam Cao là hết sức cần thiết, do đó học sinh phải nhận thức được tầm quan trọng của việc chuẩn bị để từ đó có ý thức thực sự trong việc chuẩn bị bài học về tác gia Nam Cao một cách chu đáo và cụ thể.

Để tạo tâm thế cho học sinh trong giờ học tác gia Nam Cao, giáo viên có thể đưa ra nhiều hình thức khác nhau như kiểm tra bài soạn ở nhà của học sinh về bài học tác gia Nam Cao, hay giới thiệu nội dung bài học về tác gia Nam Cao ngay, hoặc là cho học sinh đọc và tóm tắt những luận điểm chính

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đối với bài khái quát về tác gia Nam Cao hoặc tạo hứng thú bằng cách cho học sinh xem ảnh tác gia Nam Cao hoặc một đoạn phim được xây dựng từ các tác phẩm của Nam Cao . . . Tùy theo từng đối tượng học sinh cụ thể mà giáo viên lựa chọn và vận dụng sao cho hợp lý nhất.

Mục đích của biện pháp tạo tâm thế cho học sinh về bài học tác gia Nam Cao phải đạt được là cả giáo viên và học sinh phải nhanh chóng gạt bỏ những ưu phiền trong cuộc sống để nhập cuộc một cách thỏa mái nhất. Giáo viên phải làm thức dậy ở học sinh những nỗi niềm, băn khoăn, những suy nghĩ chủ quan về tác gia Nam Cao, hứng thú khi tìm hiểu tác gia Nam Cao qua việc chuẩn bị ở nhà cũng như giờ học trên lớp.

2.2.3. Hƣớng dẫn học sinh đọc tài liệu tham khảo để mở rộng kiến thức về tác gia Nam Cao

Dạy học tác gia Nam Cao, ngoài sách giáo khoa và sách giáo viên là tài liệu chính thức cần có, giáo viên và học sinh trung học phổ thông còn có rất nhiều tài liệu tham khảo về tác gia Nam Cao và các tác phẩm của ông. Đây là một điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh có thêm nhiều kiến thức và những đánh giá về tác gia Nam Cao cũng như các tác phẩm của ông, từ đó có thể lựa chọn được những dẫn chứng tiêu biểu cho việc dạy và học tác gia Nam Cao, đồng thời đưa ra những đánh giá khách quan và những nhận định khái quát về tác gia Nam Cao. Bên cạnh những thuận lợi, giáo viên và học sinh còn gặp những khó khăn đó là: giáo viên và học sinh có thể tìm đọc được nhiều tài liệu tham khảo về tác gia Nam Cao mỗi tài liệu đưa ra là một đánh giá, nhận định khác nhau về tác gia Nam Cao nhưng cái khó là phải biết chọn lọc những tư liệu có giá trị về nội dung và nghệ thuật để từ đó đưa ra những đánh giá khách quan và những nhận định chính xác đồng thời mở rộng những hiểu biết về tác gia Nam Cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Tiểu sử

Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri, Sinh năm 1915. Quê Nam Cao ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân), tỉnh Hà Nam. Đây là vùng đồng chiêm trũng, dân đông, hơn nữa lại bị bọn cường hào bóc lột trắng trợn, nặng nề, người dân quanh năm phải chịu cảnh nghèo đói, tha phương cầu thực khắp nơi. Làng quê này xuất hiện trong nhiều sáng tác của Nam Cao với cái tên là Vũ Đại.

Bút danh Nam Cao là ghép từ hai chữ đầu của huyện (Nam Sang) và tên tổng (Cao Đà) mà thành.

Xuất thân trong một gia đình đông con, nghèo khó, ông là người con duy nhất trong gia đình được ăn học tử tế. Học hết bậc Thành chung (cấp THCS), năm 1935 Nam Cao theo người cậu vào Sài Gòn kiếm sống. Sau khoảng hơn ba năm, do ốm đau, ông phải trở về quê. Một thời gian sau, ông lên Hà Nội dạy học ở trường tư thục. Năm 1940, khi Nhật vào Đông Dương, trường học phải đóng cửa, ông lại sống lay lắt bằng nghề gia sư và viết văn.

Nam Cao viết văn từ những năm 1936, lúc đầu không chỉ viết truyện mà còn làm thơ, soạn kịch. Từ năm 1941, với Chí Phèo, nhà văn mới thật sự chứng tỏ tài năng độc đáo và xác định chắc chắn con đường nghệ thuật của mình. Nam Cao tham gia Hội Văn hóa cứu quốc từ tháng 4 - 1943- khi hội vừa được thành lập. Từ đó cho đến lúc hy sinh ( 1951 ) ông một lòng phục vụ cách mạng và kháng chiến. Năm 1946, Nam Cao có mặt trong đoàn quân Nam tiến vào đến Nam Trung Bộ. Năm 1947, ông lên Việt Bắc làm công tác tuyên truyền phục vụ kháng chiến và được kết nạp vào Đảng tại Bắc Cạn. Năm 1950, tham gia chiến dịch Biên giới, vừa lăn lộn trong kháng chiến, vừa viết văn. Năm 1951 trên đường đi công tác tại vùng địch hậu Liên khu III, Nam Cao bị giặc phục kích và bắn chết. Nam Cao hy sinh trong khi còn ấp ủ cuốn tiểu thuyết về tinh thần làm cách mạng trong kháng chiến ở làng quê ông.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sau cách mạng tháng Tám, Nam Cao hăng hái đem ngòi bút của mình phục vụ cách mạng và kháng chiến, chân thành đặt lợi ích cách mạng lên trên hết nhưng ông đã sớm hy sinh khi sức sáng tạo đang đầy hứa hẹn. Ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ chí Minh về văn học và nghệ thuật năm 1996. Năm 1998, hài cốt của Nam cao được chuyển về quê hương.

* Con người

Nam Cao bề ngoài vụng về, ít nói, có vẻ lạnh lùng, nhưng đời sống nội tâm phong phú. Ông luôn nghiêm khắc đấu tranh với bản thân để thoát khỏi lối sống tầm thường nhỏ hẹp, vươn tới cuộc sống cao đẹp xứng đáng với danh hiệu con Người. Ông thường lấy làm xấu hổ về những tư tưởng mà ông tự thấy là tầm thường, thấp kém của mình.

Trong tâm hồn Nam Cao thường xuyên diễn ra cuộc xung đột âm thầm mà gay gắt giữa lòng nhân đạo và thói ích kỉ, giữa tinh thần dũng cảm và thái độ hèn nhát, giữa tính chân thực và sự giả dối, giữa những khát vọng tinh thần cao cả và những dục vọng phàm tục. Điều đó thể hiện rất rõ trong những tác phẩm viết về người trí thức nghèo như tác phẩm Đời thừa, Trăng sáng . . . .

Nam Cao có tấm lòng đôn hậu, chan chứa tình yêu thương, đặc biệt có sự gắn bó sâu nặng với quê hương và những người nông dân nghèo khổ, bị áp bức, khinh miệt trong xã hội cũ. Theo Nam Cao, không có tình thương với đồng loại thì không đáng gọi là người. Mỗi tác phẩm của ông viết về người nghèo (chủ yếu là người nông dân) là một thiên trữ tình đầy xót thương với những kiếp sống lầm than. Ông luôn suy tư về bản thân, cuộc sống, đồng loại, để rút ra những nhận xét có tầm triết lý sâu sắc và mới mẻ.

Có thể nói, những đặc điểm trong sáng tác của Nam Cao phản ánh khá đúng con người nhà văn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Quan điểm nghệ thuật

Với tư cách là nhà văn, Nam Cao rất có ý thức về quan điểm nghệ thuật của mình. Trong các sáng tác ông đã thể hiện quan điểm nghệ thuật khá hệ thống, nhất quán và tiến bộ so với các nhà văn cùng thời, đạt trình độ cao của tư duy nghệ thuật hiện thực.

Nam Cao luôn phê phán gay gắt tính chất thoát li tiêu cực của văn học lãng mạn đương thời một cách toàn diện và sâu sắc nhất. Theo ông, đó là thứ nghệ thuật "lừa dối". Nhà văn phê phán đích đáng bệnh chạy theo thời thượng của những cây bút lãng mạn thoát li lúc bấy giờ " đua nhau tả những cuộc tình duyên của trai thành thị gái đồng quê..."( Một chuyện xú-vơ-nia )

Xuyên suốt các tác phẩm của mình, Nam Cao lên án quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật, khẳng định nghệ thuật vị nhân sinh, Nam Cao yêu cầu nghệ thuật phải gắn bó với đời sống của nhân dân lao động " nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia thoát ra từ kiếp lầm than ", nhà văn cần phải " đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời . . . " ( Giăng sáng ).

Theo Nam Cao một tác phẩm hiện thực chủ nghĩa chân chính phải có giá trị phổ quát " vượt lên trên bờ cõi và giới hạn ", đặc biệt phải thấm nhuần nội dung nhân đạo cao cả, " Chứa đựng được một cái gì vừa lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình. . . Nó làm cho người gần người hơn " ( Đời thừa ).

Trong số những nhà văn hiện thực trước cách mạng, Nam Cao là người có ý thức trách nhiệm cao về ngòi bút của mình. Theo ông nghề viết văn trước hết phải là một nghề sáng tạo. Nhà văn phải biết " khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa ai có ". Ông châm biếm sâu cay những cây bút thiếu bản lĩnh, a dua chạy theo thị hiếu tầm thường " thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào ". Để làm được điều đó thì nhà văn phải có lương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tâm nghề nghiệp, không được cẩu thả. Nhà văn phải có tinh thần nhân đạo cao cả, nhà văn muốn viết cho nhân đạo phải sống cho nhân đạo ( Đời thừa ).

Sau cách mạng, ông nêu cao lập trường, quan điểm của nhà văn: Nhà văn phải có con mắt nhìn đời, nhìn người - đặc biệt là người nông dân kháng chiến một cách đúng đắn ( Đôi mắt ).

Có thể nói, Nam Cao xứng đáng là một nhà văn hiện thực sâu sắc, có quan điểm nghệ thuật tiến bộ, mới mẻ so với nhiều nhà văn đương thời.

* Sự nghiệp văn học

- Trước cách mạng: Tập trung vào hai mảng đề tài:

Về Người trí thức nghèo: Những tác phẩm tiêu biểu: Sống mòn, Đời thừa, Những chuyện không muốn viết, Giăng sáng, Quên điều độ, Nước mắt ....

Nội dung phản ánh tấn bi kịch tinh thần của những người trí thức tài năng, có hoài bão và nhân phẩm, nhưng lại bị gánh nặng cơm áo ghì sát đất, phải sống mòn như một kẻ vô tích sự, một đời thừa.... Đồng thời thể hiện Cuộc đấu tranh kiên trì của những người trí thức nghèo trước sự cám dỗ của lối sống ích kỉ để thực hiện lý tưởng sống, vươn tới cuộc sống cao đẹp.

Bên cạnh đó, những tác phẩm của ông còn diễn tả chân thực tình cảnh nghèo khổ, sống dở, chết dở của những nhà văn nghèo ông đi sâu vào những bi kịch tâm hồn của họ để từ đó tố cáo xã hội trà đạp lên ước mơ con người.

Về Người nông dân: với những tác phẩm tiêu biểu: Chí phèo, Một bữa no, Tư cách mõ, Lang rận, Lão Hạc, Dì Hảo, Mua danh, Trẻ con không được ăn thịt chó....

Nội dung chính thể hiện trong các sáng tác này là phản ánh sinh động về bức tranh chân thực về nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám: nghèo đói, xơ xác, bần cùng. Lên án đanh thép xã hội bất công tàn bạo đã khiến cho một bộ phận nông dân nghèo đói bần cùng, lưu manh hóa. Quan tâm đến số phận hẩm hiu bị ức hiếp, bị xô đẩy vào con đường cùng tội lỗi.

Một phần của tài liệu một số biện pháp phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong dạy học bài tác gia nam cao ở chương trình sách giáo khoa ngữ văn 11 (Trang 60 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)