Nhận định chung

Một phần của tài liệu một số biện pháp phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong dạy học bài tác gia nam cao ở chương trình sách giáo khoa ngữ văn 11 (Trang 25 - 28)

6. Giả thuyết khoa học

1.3. Nhận định chung

Từ việc tìm hiểu thực trạng dạy và học tác gia Nam Cao ở trường trung học phổ thông trên các phương diện như: chương trình sách giáo khoa, tình cảm, hứng thú của giáo viên và học sinh, những thuận lợi và khó khăn trong dạy học tác gia Nam Cao, chúng tôi mạnh dạn nêu lên một vài nhận xét về thực trạng dạy và học tác gia Nam Cao ở trường trung học phổ thông hiện nay.

Chương trình sách giáo khoa và sách giáo viên chưa đưa ra được những phương pháp, biện pháp dạy học tác gia Nam Cao để phát huy tính tích cực học tập của học sinh.

Về phía giáo viên, khâu thiết kế bài soạn thực chất giáo viên chỉ soạn một đề cương nội dung bài tác gia Nam Cao mà mình cần truyền đạt, Đó là một thiết kế nội dung ứng với những họat động của thầy mà không tính đến hoạt động học của trò, nếu có cũng chỉ là chiếu lệ. Nhiều giáo viên chưa nhận thức được bài soạn là phương tiện dạy học chứ không phải là nội dung tri thức thuần tuý. Với thiết kế bài soạn như vậy, phương pháp của giáo viên sử dụng là thầy thuyết minh, trò nghe và ghi chép. Đó là lối dạy truyền thống đơn phương một chiều. Giáo viên là trung tâm của quá trình dạy, giáo viên là chủ thể còn học sinh là khách thể thụ động.

Trong các giờ dạy học bài tác gia Nam Cao mà chúng tôi dự vẫn diễn ra tình trạng giáo viên hoạt động liên tục với gần như toàn bộ thời gian trong giờ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

học bằng phương pháp thuyết trình. Giáo viên hầu như trung thành với kiến thức trong sách giáo khoa đã được tóm lược trong giáo án. Trong suốt giờ học, giáo viên độc thoại liên tục còn học sinh thụ động nghe, ghi chép thu nhận kiến thức trong sách giáo khoa qua lời giảng của giáo viên. Không khí lớp học diễn ra trầm lắng và tẻ nhạt. Học sinh hoàn toàn dựa dẫm vào giáo viên, sự tích cực, chủ động khám phá kiến thức của học sinh cũng dần bị mai một.

Trong giờ dạy bài tác gia Nam Cao, phần lớn câu hỏi giáo viên đưa ra chỉ là chiếu lệ, hình thức và mang tính chất tái hiện, rất ít câu hỏi nêu vấn đề kích thích học sinh động não suy nghĩ. Nghe giáo viên đưa ra câu hỏi nào, học sinh chỉ việc tìm những phần tương ứng với sách giáo khoa để trả lời. Có những câu hỏi vừa mới đặt ra giáo viên đã trả lời thay cho học sinh vì sợ thiếu thời gian nên giáo viên không gợi ý để học sinh trả lời. Vì thế, học sinh rất thụ động, ít phải động não. Những bài giảng kiểu đó mới chỉ hình thành ở học sinh khả năng nghe, ghi chép và tái hiện. Do vậy, học sinh không nhập tâm vào bài học, thờ ơ với bài dạy của giáo viên. Nói tóm lại, giáo án và giờ dạy của giáo viên ở trên lớp về tác gia Nam Cao còn mang tính truyền thống, nặng về thuyết trình, giảng giải nên chưa phát huy được tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh.

Về phía học sinh, qua khảo sát cho thấy bài soạn của các em vẫn mang tính chiếu lệ, đối phó, đa số các em chưa có ý thức soạn bài, chưa có ý thức tự học, tự tìm tòi để nắm bắt kiến thức. Các em chưa nhận thức được tầm quan trọng của bài tác gia Nam Cao đối với việc học tác phẩm văn học.

Trong giờ học, giáo viên liên tục thuyết trình nên công việc chính của học sinh là lắng nghe và ghi chép. Phần nào giáo viên nói, đọc chậm thì ghi chép được đầy đủ, còn những phần giáo viên thuyết trình hầu hết các em không ghi được gì vì không chắt lọc được ý cần ghi nhớ. Học sinh là khách thể bị động, hoàn toàn không phụ thuộc vào hoạt động của giáo viên trên lớp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Vì thế, học sinh không hào hứng với kiểu bài học về tác gia, không phát huy được năng lực chủ quan của bản thân. Vì thế, học sinh không hào hứng với kiểu bài học về tác gia. Số lượng kiến thức các em nắm được rất ít. Vì vậy, bài học vừa thiếu chất lượng vừa không đạt được mục tiêu giáo dục đề ra. Do đó, học sinh không thể phát triển toàn diện về năng lực cảm thụ cũng như năng lực khái quát vấn đề cần đạt được trong dạy học văn học sử nói chung và bài học về tác gia Nam Cao nói riêng.

Như vậy, qua quá trình khảo sát hoạt động học tập của học sinh, chúng tôi thấy đa số các em học sinh chưa hứng thú, say mê với môn học. Vai trò tích cực, chủ động của chủ thể học sinh chưa được phát huy hiệu quả.

Từ thực trạng dạy và học tác gia Nam Cao như đã nêu ở trên, chúng tôi nhận thấy cần phải đổi mới phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học tác gia Nam Cao. Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn đề xuất những biện pháp nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong dạy học tác gia Nam Cao ở trường trung học phổ thông.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

CHƢƠNG 2

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY VÀ HỌC TÁC GIA NAM CAO Ở

TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Một phần của tài liệu một số biện pháp phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong dạy học bài tác gia nam cao ở chương trình sách giáo khoa ngữ văn 11 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)