Tổ chức cho học sinh tham gia tích cực, chủ động và sáng tạo

Một phần của tài liệu một số biện pháp phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong dạy học bài tác gia nam cao ở chương trình sách giáo khoa ngữ văn 11 (Trang 71 - 100)

6. Giả thuyết khoa học

2.2.5.Tổ chức cho học sinh tham gia tích cực, chủ động và sáng tạo

phổ thông. Đây chính là cái đích đến của phương pháp dạy học mới. Học sinh chủ động, sáng tạo, học ở nhà, học trên lớp.

2.2.5. Tổ chức cho học sinh tham gia tích cực, chủ động và sáng tạo trong giờ học tác gia Nam Cao giờ học tác gia Nam Cao

Toàn bộ hoạt động của giáo viên và học sinh trên lớp đều nhằm mục đích cuối cùng là phát huy tính tích cực học tập của học sinh và tổ chức, định hướng đưa hoạt động tự nhận thức bên trong của học sinh vào cảm thụ và tiếp nhận tác gia văn học và tác phẩm văn chương. Từ mục đích đó, trong dạy học tác gia Nam Cao giáo viên có thể vận dụng linh hoạt nhiều biện pháp khác nhau, kể cả những biện pháp truyền thống, quen thuộc xưa nay. Nếu giáo viên sử dụng các biện pháp một cách linh hoạt, đúng lúc, đúng chỗ thì hiệu quả của bài dạy về tác gia Nam Cao sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Từ thực tế đó, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số biện pháp tổ chức, hướng dẫn học sinh phát huy tính tích cực trong học tập của chủ thể học sinh trong giờ dạy học tác gia Nam Cao ở trường trung học phổ thông.

Các thao tác học bài tác gia Nam Cao của học sinh trung học phổ thông có thể quy về các dạng cụ thể như sau: đọc và theo dõi sách giáo khoa, nghe giáo viên đọc, bạn đọc, nghe giáo viên, nghe bạn phát biểu, suy nghĩ để phát biểu, ghi chép …

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Học sinh phải biết kết hợp sử dụng các thao tác trong giờ học tác gia Nam Cao một cách có logic và hài hòa, phải vận dụng thành thạo, có hiệu quả các thao tác trên như những kỹ năng thì khả năng độc lập làm việc trong giờ học tác gia Nam Cao mới được phát huy.

Khả năng đọc chính xác, đọc diễn cảm và nghe đọc của học sinh về bài học tác gia Nam Cao là một khâu rất quan trọng và cần thiết của việc dạy và học tác gia Nam Cao. Đọc sẽ biết được cuộc đời và sự nghiệp của tác gia Nam Cao. Chỉ khi nào nắm được cuộc đời và sự nghiệp, phong cách nghệ thuật của tác gia Nam Cao thì học sinh mới có thể thâm nhập vào các tác phẩm của ông một cách sâu sắc. Nếu học sinh chỉ đọc hời hợt, nghe loáng thoáng về bài học tác gia Nam Cao học sinh không thể tự mình tiếp nhận tác gia và cảm thụ tác phẩm Nam Cao, đồng thời các em không có đủ dữ kiện để tìm hiểu và tham gia đối thoại trong giờ học tác gia Nam Cao. Kỹ năng đọc chính xác, đọc diễn cảm và khả năng nghe đọc của học sinh về bài học tác gia Nam Cao cần được giáo viên hướng dẫn, chỉ bảo để học sinh phải biết tự mình làm việc với bài học, tự mình tìm hiểu tác gia Nam Cao và tác phẩm của ông.

Một thao tác chủ đạo của học sinh được đưa ra liên tục trong giờ học tác gia Nam Cao là mối quan hệ thống nhất giữa suy nghĩ bên trong và cách phát biểu, diễn đạt thành lời ở bên ngoài của học sinh về tác gia Nam Cao. Thực chất đây là quá trình nhận thức và quá trình tâm lý phức tạp, nhiều học sinh có khả năng suy nghĩ và nắm bắt rất tốt về bài học tác gia Nam Cao nhưng lại ngại phát biểu, ngại tranh luận. Ngược lại có học sinh thích phát biểu nhưng lại suy nghĩ hời hợt thiếu chính xác về tác gia Nam Cao. Vì vậy, giáo viên luôn luôn phải biết phương pháp tạo ra tình huống có vấn đề để kích thích học sinh tìm hiểu bài học tác gia Nam Cao. Giáo viên cần tổ chức cho học sinh tranh luận, phát biểu một cách công khai, dân chủ ý kiến của mình về bài học tác gia Nam Cao trước tập thể lớp. Nếu học sinh còn rụt rè ngại phát biểu thì

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

giáo viên phải có biện pháp khích lệ, động viên để học sinh tự tin trình bày ý kiến của mình về bài học. Làm thế nào để học sinh thực sự tự giác phát biểu ý kiến bất cứ lúc nào trong giờ học.

Để học sinh có thể suy nghĩ và phát biểu tốt về bài học tác gia Nam Cao, giáo viên cần chú ý bồi dưỡng đồng thời hai mặt của một quá trình tư duy và ngôn ngữ. Tức là học sinh phải biết xây dựng vấn đề từ những luận điểm khác nhau về bài học đồng thời phải biết cách bảo vệ quan điểm của mình về bài học tác gia Nam Cao.

Trong giờ học tác gia Nam Cao giáo viên phải quan sát, làm chủ lớp học để bằng kinh nghiệm nghề nghiệp của mình có thể đoán nhận cùng học sinh có rung cảm và suy nghĩ với những vấn đề mà bài học tác gia Nam Cao đặt ra hay không? Và mức độ suy nghĩ, khả năng tiếp nhận của từng học sinh và bài học tác gia Nam Cao như thế nào? Để làm được việc đó, giáo viên phải có những hiểu biết về tâm lý sư phạm, khả năng nhận thức và tâm lý của từng học sinh đối với bài học tác gia Nam Cao của chính giáo viên.

Tác động của bài học tác gia Nam Cao đến với học sinh bao giờ cũng phải từ trái tim đến khối óc, hay nói khác đi bài học tác gia phải làm rung động tình cảm của học sinh, khơi dậy sự đồng điệu về tâm hồn của tác gia Nam Cao với học sinh. Điều này được biểu hiện tập trung ở thái độ vui, buồn, hào hứng, hờ hững… của học sinh về bài học. Chính những rung động ban đầu này là tiền đề để học sinh cùng suy ngẫm, cùng chiêm nghiệm những vấn đề mà bài học tác gia Nam Cao đặt ra cho học sinh và cuộc sống hôm nay. Toàn bộ quá trình xúc cảm, suy nghĩ này ở học sinh dù tinh tế như thế nào vẫn được bộc lộ ra bên ngoài bằng cử chỉ, nét mặt, điệu bộ, ánh mắt… Rõ ràng nếu học sinh ngơ ngác, vẻ mặt lãnh đạm, làm việc riêng thì chắc chắn những vấn đề trong bài học chưa trở thành vấn đề trong nhận thức của học sinh. Nếu tập thể lớp còn ngơ ngác, nhìn nhau thăm dò, nhìn giáo viên để cầu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cứu, gợi ý thì vấn đề giáo viên đặt ra trong bài dạy là quá sức đối với học sinh lúc ấy giáo viên cần có gợi ý cụ thể hơn.

Mục đích của việc quan sát, quan tâm đến từng học sinh trong giờ học tác gia Nam Cao một cách liên tục là tìm những điều kiện để giáo viên tổ chức, dẫn dắt học sinh từng bước tìm hiểu bài học tác gia Nam Cao. Đồng thời quan sát giúp giáo viên điểu chỉnh nhịp hoạt động giữa giáo viên và học sinh trong giờ học và điểu chỉnh từng biện pháp dạy học sao cho hợp lý để hoạt động dạy và học tác gia Nam Cao của giáo viên và học sinh sẽ diễn ra nhịp nhàng, sôi nổi; những phút căng thẳng, im lặng, sợ sệt của học sinh sẽ dần mất đi trong giờ học.

Khác với phương pháp dạy học truyền thống, Phương pháp dạy học Văn theo quan điểm hiện đại chỉ rõ giờ dạy và học Văn trên lớp phải là một giờ hoạt động sáng tạo thể hiện mối quan hệ tương tác, hoạt động song phương của giáo viên và học sinh trong đó học sinh phải là chủ thể của hoạt động sáng tạo, hoạt động nhận thức và chiếm lĩnh tri thức văn học. Vì vậy giờ dạy học tác gia Nam Cao cần được xây dựng trên cơ sở đối thoại công khai, dân chủ giữa viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh.

Chỉ có thông qua đối thoại những ý kiến thầm kín, riêng tư cả từng học sinh mới được bộc lộ công khai ra ngoài. Mặt khác cũng qua đối thoại, quá trình điều chỉnh, bổ sung nhận thức của từng học sinh về bài học tác gia Nam Cao được diễn ra một cách tự nhiên nhưng không kém phần sâu sắc. Đối thoại trong giờ học cũng là một quá trình tìm hiểu và tiếp cận tác gia Nam Cao, từ nhiều góc độ khác nhau, từ nông đến sâu, từ cụ thể đến khái quát.

Muốn duy trì khả năng đối thoại giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh, thì giáo viên cần xây dựng một hệ thống câu hỏi thực sự khoa học và hợp lý trong giờ học. Trình độ học sinh hiện nay đòi hỏi giáo viên phải xây dựng một hệ thống câu hỏi phong phú về nội dung, đa dạng về

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hình thức. Trong câu hỏi giáo viên luôn luôn phải chú ý đến khả năng tư duy sáng tạo của học sinh và quan điểm phát triển trong dạy học tác gia Nam Cao. Trong quá trình xây dựng câu hỏi, vận dụng câu hỏi trong đối thoại giáo viên cần phải luôn luôn chú ý đến quá trình lôgic mối quan hệ biện chứng giữa nội dung khách quan của bài dạy tác gia Nam Cao với trình độ tiếp nhận, cảm thụ chủ quan của học sinh. Nếu lôgic trên bị phá vỡ, không được nghiên cứu kỹ thì lập tức quá trình đối thoại trong giờ dạy học tác gia Nam Cao không còn tính chất công khai dân chủ nữa. Chính vì vậy trong giờ dạy học tác gia Nam Cao ngoài việc sử dụng câu hỏi nêu vấn đề, giáo viên cần phải có câu hỏi gợi mở, câu hỏi tái hiện, câu hỏi phát hiện…

Biện pháp đối thoại qua hệ thống câu hỏi trong giờ dạy học tác gia Nam Cao cần phải được bổ sung các biện pháp khác như đọc diễn cảm, thuyết trình, kể chuyện … sự bổ sung này cần được đặt trong mối quan hệ nhân quả. Đối thoại trong giờ dạy học tác gia Nam Cao là kết quả, các biện pháp là tiền đề, là tác nhân quan trọng trong việc phát huy tính tích cực trong giờ học.

Hoạt động đối thoại của giáo viên và học sinh là hoạt động chủ đạo trong giờ dạy học tác gia Nam Cao, nhưng không vì thế mà vài trò diễn giảng của giáo viên lại hoàn toàn bị thủ tiêu mà ngược lại biện pháp diễn giảng của giáo viên đước sử dụng hợp lý, đúng lúc, đúng chỗ lại càng tăng thêm sự lôi cuốn, sức hấp dẫn quá trình suy nghĩ chủ quan của học sinh với bài học.

Thực tế dạy học đã chứng minh, muốn hoạt động đối thoại được khởi động thì giáo viên cần phải có khẳ năng diễn giảng tốt từ tóm tắt, gợi mở, đối chiếu, so sánh… nhìn nhận vấn đề bài dạy tác gia Nam Cao được đặt ra từ nhiều góc độ khác nhau để tạo tình huống có vấn đề trong nhận thức của học sinh về tác gia Nam Cao. Quá trình chuyển ý, chuyển đoạn tạo ra nhịp cầu nối từ vấn đề này sang vấn đề khác một cách hài hòa, lôgic trong giờ dạy học tác gia Nam Cao chỉ có biện pháp đối thoại mới phát huy hiệu quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tiếp nhận và cảm thụ bài học tác gia Nam Cao không bao giờ có giới hạn ở chủ thể học sinh. Cảm nhận chủ quan của học sinh về bài học tác gia Nam Cao dù có sâu sắc đến đâu cũng mới chỉ là một cách tiếp cận, giáo viên không nên lộ ra, chỉ ra đáp số cuối cùng của quá trình tiếp nhận, cảm thụ và chiếm lĩnh bài học mà phải luôn luôn gợi ra cho học sinh hướng tới bài học tác gia Nam Cao ở tầm nhận thức mới trong quan hệ đa chiều, trong sự phát triển của lịch sử văn học dân tộc và ý nghĩa trong cuộc sống hôm nay.

Tóm lại, để phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong dạy học tác gia Nam Cao cần phải có sự tham gia hỗ trợ của nhiều biện pháp khác nhau. Giáo viên phải làm chủ được thế mạnh của bản thân từng biện pháp để điều khiển các biện pháp phục vụ cho mục đích, ý đồ phương pháp dạy học tác gia Nam Cao của mình. Trong điều kiện kinh tế phát triển, giáo viên và học sinh cần được trang bị những thiết bị dạy học hiện đại như phương tiện nghe nhìn, thưởng thức văn học nghệ thuật, giao lưu văn hóa … chắc chắn việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong giờ dạy học tác gia Nam Cao sẽ được bổ sung nhiều biện pháp hữu hiệu hơn, chất lượng giờ dạy và học tác gia Nam Cao sẽ tốt hơn. Vận dụng các biện pháp để phát huy chủ thể học sinh trong dạy học tác gia Nam Cao cần đặc biệt lưu ý đến tính khép kín và hệ thống của quá trình dạy học tác gia Nam Cao. Giờ dạy học tác gia Nam Cao ở trên lớp không thể tách rời giữa công việc chuẩn bị ở nhà cũng như những thao tác khác sau giờ học.

2.2.6. Hƣớng dẫn và động viên học sinh tự học thêm về tác gia Nam Cao

Những biện pháp mà chung tôi đề xuất là phương pháp dạy học từ học sinh, tôn trọng quá trình tiếp nhận và cảm thụ chủ quan của học sinh với bài học tác gia Nam Cao, cho nên tiếng nói tình cảm và phương pháp tư duy nghệ thuật của học sinh trên lớp cần phải được giáo viên tiếp tục quan tâm và lắng nghe sau giờ học tác gia Nam Cao. Bởi vì kiến thức bài học tác gia Nam Cao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đến với học sinh, được học sinh tiếp nhận không phải chỉ thông qua con đường ghi nhớ, tái hiện mà là bằng con đường tiếp nhận sáng tạo, chủ quan, tự mình chiếm lĩnh bài học tác gia Nam Cao qua định hướng. Khả năng tiếp nhận và cảm thụ bài học tác gia Nam Cao được học sinh chắt lọc bồi dưỡng cho tầm tồn, trí tuệ mình không phải đơn thuần là để biết, mà là để vận dụng, hình thành nhân cách. Giáo viên cần phải quan tâm, đánh giá kiến thức mà học sinh tiếp nhận và cảm thụ trong giờ dạy học tác gia Nam Cao qua cuộc sống, qua hoạt động giao tiếp của học sinh. Từ kết quả hoạt động thực tiễn của học sinh về bài học tác gia Nam Cao mà giáo viên đề ra cho mình biện pháp, phương pháp dạy học phù hợp để chủ thể học sinh không ngừng được trưởng thành trong học tập và nghiên cứu về tác gia Nam Cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giáo viên có thể đánh giá, điều chỉnh quá trình tiếp nhận và cảm thụ bài học tác gia Nam Cao của học sinh qua những hoạt động như: bài tập làm văn, chuẩn bị bài mới, điều tra cụ thể hoạt động giao tiếp của học sinh, đặt tình huống trong phạm vi lớp, trường và ngoài xã hội cho học sinh tự mình ứng xử …

Từ những biểu hiện qua các hoạt động liên quan đến bài học tác gia Nam Cao của học sinh mà giáo viên thu được, cần phải tổ chức, uốn nắn học sinh bằng các biện pháp cụ thể trong các giờ dạy và học tác gia Nam Cao. Bên cạnh việc nâng cao, hoàn thiện các thao tác học tập của học sinh giáo viên cần phải đặc biệt chú ý đến khả năng đọc diễn cảm, khả năng tự học sinh phát hiện, hình thành, giải quyết những điểm sáng thẩm mỹ, điểm nhìn nghệ thuật mà tác gia Nam Cao tạo dựng trong tác phẩm. Mặt khác giáo viên cũng cần phải chú ý đến vốn ngôn ngữ và việc sử dụng ngôn ngữ của học sinh, từ đó có biện pháp rèn luyện thêm hoạt động ngôn ngữ như những biện pháp bổ sung cho hoạt động dạy và học tác gia Nam Cao.

Tóm lại, toàn bộ những biện pháp đồng bộ mà giáo viên vận dụng trong

Một phần của tài liệu một số biện pháp phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong dạy học bài tác gia nam cao ở chương trình sách giáo khoa ngữ văn 11 (Trang 71 - 100)