Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Techcombank Hải Phòng (Trang 34 - 38)

2.2.3.1 Nguyên nhân khách quan

a. Môi trường pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân

hàng chưa hoàn thiện

hành trong một môi trường pháp lý chặt chẽ. Tuy nhiên cho đến nay, ở Việt Nam vẫn chưa có văn bản pháp luật nào quy định, hướng dẫn giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu cũng như điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia hoạt động thanh toán quốc tế. Bên cạnh đó, nhiều nghị định về thanh toán quốc tế ban hành lại thiếu tính đồng bộ và nhiều khi lại mâu thuẫn nhau, thiếu sự linh hoạt cần thiết trước tính chất đa dạng và phức tạp của các giao dịch thực tiễn.

b. Cơ chế quản lý xuất nhập khẩu chưa được ổn định

Việc áp dụng các rào cản thương mại nhằm điều tiết nền kinh tế là một việc làm rất quan trọng đối với bất kỳ một quốc gia nào. Tuy nhiên, nếu các rào cản thương mại này lại luôn biến động sẽ gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Thực tế, trong thời gian qua, chính phủ và các bộ ban ngành thường xuyên có những sự thay đổi về cơ chế chính sách trong quản lý hoạt động ngoại thương. Có những mặt hàng đầu năm cho phép nhập khẩu nhưng đến cuối năm lại không cho phép hay việc thay đổi mức thuế quan đối với các mặt hàng một cách nhanh chóng làm cho các doanh nghiệp đã ký kết hợp đồng ngoại thương với nước ngoài rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nam. Tất cả những bất ổn đó đã gián tiếp ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng như việc khách hàng thấy mình lỗ nặng từ thương vụ kinh doanh đã chậm thanh toán hoặc không thanh toán phí dịch vụ cho ngân hàng.

c. Sự cạnh tranh trong hoạt động thanh toán quốc tế giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt

Hiện nay, Techcombank Hải Phòng đang phải cạnh tranh với rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Cho đến hết năm 2011, tại Hải Phòng có sự hiện diện của các chi nhánh, phòng giao dịch của 6 ngân hàng thương mại nhà nước, 37 ngân hàng thương mại cổ phần, 31 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 6 ngân hàng liên doanh và 46 văn phòng đại diện của các ngân hàng nước ngoài. Có thể nói, cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng đang diễn ra gay gắt hơn bao giờ hết. Theo đó, hoạt động TTQT của Techcombank Hải Phòng gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ của các ngân hàng khác do đây là lĩnh vực có rất nhiều triển vọng. Các đối thủ cạnh tranh của ngân hàng có nhiều ưu điểm nổi bật như: có tiềm lực về vốn ngoại tệ; đưa ra nhiều dịch vụ đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng,… Chính vì thế hoạt động TTQT của Techcombank Hải Phòng vẫn chưa thu hút được đông đảo khách hàng tham gia.

Không chỉ riêng với Techcombank Hải Phòng, bất kì một ngân hàng nào cũng coi thanh toán quốc tế là hoạt động quan trọng, có tính trọng tâm cần phát triển. Các ngân hàng luôn tìm cách áp dụng nhiều biện pháp khác nhau nhằm giành giật khách hàng, gia tăng thị phần cho mình. Nhất là khi Việt Nam đã gia nhập WTO, và kể từ năm 2012 này, thị trường ngân hàng-tài chính chính

thức được mở cửa, rất nhiều các ngân hàng nước ngoài với ưu thế về vốn, công nghệ, nguồn nhân lực sẽ xâm nhập vào thị trường Việt Nam và sẽ là những đối thủ rất lớn đối với các ngân hàng nội địa nói chung và với Techcombank Hải Phòng nói riêng. Sự cạnh tranh này sẽ ảnh hưởng lớn đến mục tiêu phát triển hoạt động thanh toán quốc tế như thị phần khách hàng sẽ bị hạn chế hơn hay doanh thu mà chi nhánh đạt được sẽ bị suy giảm,…

d. Sự biến động của môi trường kinh tế trong và ngoài nước

Trong 4 năm trở lại đây, nền kinh tế nước ta cũng như nền kinh tế thế giới đã trải qua những khoảng thời gian thật khó khăn. Những tác động tiêu cực từ tình hình lạm phát trong nước cũng như cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã khiến cho hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp và hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn. Chẳng hạn, khi lạm phát tăng cao, ngân hàng buộc phải thực hiện việc thắt chặt tiền tệ, việc cấp tín dụng sẽ bị hạn chế hơn hay mức ký quỹ bắt buộc đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ phải nâng lên. Khi khủng hoảng tài chính thế giới diễn ra, hoạt động ngoại thương của Việt Nam cũng bị giảm sút đáng kể. Tất cả những điều trên đã làm giảm lượng khách hàng đến giao dịch thanh toán quốc tế tại chi nhánh. Thời gian sắp tới, nền kinh tế trong nước cũng như thế giới vẫn còn nhiều biến động, đó sẽ là những rủi ro tiềm ẩn ảnh hưởng rất lớn đến nỗ lực tăng cường hoạt động thanh toán quốc tế tại Techcombank Hải Phòng.

2.2.3.2 Nguyên nhân chủ quan

a.Chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế

Có thể thấy rằng đội ngũ cán bộ thanh toán quốc tế của Techcombank Hải Phòng trong thời gian gần đây đã được trẻ hóa hơn, đồng đều hơn. Tuy nhiên, để đáp ứng được quá trình phát triển hoạt động thanh toán quốc tế, nguồn nhân lực của ngân hàng vẫn còn hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng. Hiện tại, số cán bộ của phòng thanh toán quốc tế chỉ là 4 người, một con số quá ít đối với một ngân hàng muốn nâng tầm ảnh hưởng của mình trong hoạt động thanh toán quốc tế. Bản thân hoạt động này rất phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro, với lượng người ít như vậy áp lực công việc sẽ là rất lớn, và nhiều khi vì áp lực quá lớn sẽ làm cho họ gặp phải những sai sót trong việc xử lý nghiệp vụ. Về chất lượng, cán bộ phòng thanh toán quốc tế có độ tuổi rất trẻ, 2 trong 4 người mới chỉ 26 tuổi. Bên cạnh đó, tất cả các cán bộ này mới chỉ có bằng cử nhân, không ai có bằng cấp cao hơn, kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực TTQT cũng không nhiều. Như vậy, cả về số lượng và chất lượng cán bộ thanh toán viên của chi nhánh còn hạn chế và sẽ là rất khó khăn để họ có thể hoàn thành tốt mục tiêu xây dựng hình ảnh một ngân hàng có hoạt động thanh toán quốc tế phát triển và hiện đại.

b. Công tác Marketing được làm chưa tốt

Một số hoạt động của ngân hàng Techcombank Hải Phòng trong nỗ lực gia tăng thị phần khách hàng tham gia giao dịch thanh toán quốc tế tại cơ sở như việc tổ chức nghiên cứu thị trường, tổ chức hội nghị khách hàng, thực hiện các chương trình quảng cáo trên các phương tiện truyền thông (tivi, báo giấy, báo mạng…) hay các đợt khuyến mãi, ưu đãi với khách hàng còn rất hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng. Hơn thế nữa, hoạt động TTQT cũng chưa được triển khai tại các chi nhánh trực thuộc của Techcombank Hải Phòng. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến số lượng khách hàng trong hoạt động thanh toán quốc tế của Techcombank Hải Phòng còn nhiều hạn chế, dẫn tới doanh thu cũng như thị phần của ngân hàng trong hoạt động TTQT chưa được mở rộng tương xứng với mong đợi và tiềm năng sẵn có của thị trường.

c. Quy trình giải quyết L/C của hệ thống Techcombank còn nhiều bất cập

Các giao dịch TTQT bằng phương thức L/C tại các chi nhánh Techcombank trong đó có Techcombank Hải Phòng vẫn phụ thuộc rất nhiều vào Trung tâm Thanh toán và Tài trợ thương mại tại Hội sở chính. Các chi nhánh thường chỉ giải quyết các bước đơn giản trong quá trình thanh toán như các bước tiếp nhận hồ sơ khách hàng, xét duyệt hồ sơ khách hàng và hồ sơ chứng từ, thông báo cho khách hàng về tình hình giao dịch và sao lưu hồ sơ giao dịch. Còn lại, các bước chính trong quá trình giao dịch đều diễn ra tại Trung tâm Thanh toán và tài trợ thương mại. Cụ thể, Trung tâm Thanh toán và tài trợ thương mại sẽ là nơi duyệt cuối cùng xem giao dịch của khách hàng có được chấp nhận hay không, sau đó Trung tâm sẽ tiến hành phát điện SWIFT, theo dõi, kiểm tra tình hình điện đã phát và thông báo cho cơ sở nếu có sai sót về nội dung điện. Do đó, các chi nhánh không thể tự kiểm soát thời gian hoàn thành quá trình thực hiện thanh toán. Điều này ảnh hưởng khá nhiều đến thời gian xử lý giao dịch, thời điểm có thể thanh toán với khách hàng, gây ra những sự chậm trễ và kéo dài không đáng có, làm giảm sức cạnh tranh của hoạt động TTQT tại Techcombank.

Tóm lại, mặc dù còn nhiều hạn chế và khó khăn cần giải quyết nhưng không thể phủ nhận những thành tựu trong hoạt động TTQT mà Techcombank Hải Phòng đã đạt được trong suốt thời gian qua. Sau khi phân tích và đánh giá thực trạng, điểm mạnh cũng như điểm yếu của hoạt động TTQT tại Techcombank Hải Phòng, chương tiếp theo sẽ đưa ra những định hướng và giải pháp nhằm tăng cường hoạt động TTQT tại Techcombank Hải Phòng trong những năm tiếp theo.

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI

TECHCOMBANK HẢI PHÒNG

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Techcombank Hải Phòng (Trang 34 - 38)