Phương thức Tín dụng chứng từ

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Techcombank Hải Phòng (Trang 26 - 33)

2.1.3.1 Thanh toán L/C nhập khẩu

a. Quy trình thanh toán L/C nhập khẩu

Trong quy trình thực hiện thanh toán thư tín dụng NK thì vai trò của Techcombank Hải Phòng chủ yếu là trong các khâu tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và quyết định mở thư tín dụng vì nó quyết định trực tiếp đến mức độ rủi ro trong thanh toán của L/C của nhà NK. Sau khi nhận được thư yêu cầu mở L/C của khách hàng, các chuyên viên của ngân hàng phải kiểm tra bộ chứng từ có đầy đủ hay không, nội dung có chính xác hay không,… Khi thấy bộ chứng từ đầy đủ và hợp lệ, ngân hàng căn cứ vào từng đối tượng khách hàng để quyết định mức ký quỹ thích hợp. Tỷ lệ ký quỹ khi mở L/C phải được các cấp thẩm quyền xem xét và quyết định căn cứ theo năng lực tài chính, uy tín, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng và đối tượng mặt hàng NK. Thậm chí khách hàng có thể không phải ký quỹ nếu khách hàng đó có quan hệ giao dịch thường xuyên với

ngân hàng và tạo được uy tín cao. Tuy nhiên, ngân hàng chỉ được phép phát hành L/C cho khách hàng khi còn đủ số dư trong tài khoản điều chuyển vốn ngoại tệ của ngân hàng và ngoài ra, ngân hàng phải đảm bảo được khả năng thanh toán cho L/C này và các L/C khác đã mở. Sau khi tất cả các điều kiện mở L/C đã được đáp ứng, ngân hàng tiến hành mở và gửi L/C đến Ngân hàng thông báo thông qua Trung tâm Thanh toán và tài trợ thương mại ở Hội sở chính. Tóm lại, Techcombank Hải Phòng chỉ đảm nhận công việc đầu cuối trong các giao dịch thanh toán L/C NK như: mở L/C, duyệt hồ sơ khách hàng, hồ sơ chứng từ, lưu hồ sơ và liên hệ khách hàng, mọi công đoạn, thủ tục giải quyết L/C NK hầu hết thuộc trách nhiệm của Trung tâm Thanh toán và tài trợ thương mại tại Hội sở chính giải quyết.

Sơ đồ 2.1 tại trang sau sẽ mô tả quy trình thanh toán L/C nhập khẩu được áp dụng từ ngày 31/12/2008 tại Techcombank Hải Phòng:

Trình tự giải quyết Bộ phận giải quyết

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ thanh toán L/C nhập khẩu tại Techcombank Hải Phòng

Tiếp nhận yêu cầu

Kiểm tra thẩm định hồ sơ khách hàng

Phê duyệt hồ sơ

Thông báo khách hàng, mở tài khoản, bán ngoại tệ cho khách hàng

Phê duyệt bước 1

Phê duyệt bước 2

Phát điện thanh toán và lưu hồ

Kiểm tra, soạn điện, hạch toán N Y N N Y Y

Chuyên viên khách hàng

Trưởng đơn vị/

Chuyên gia phê duyệt

Chuyên viên Trung tâm Thanh toán và tài

trợ thương mại Chuyên viên TTQT

Chuyên viên khách hàng và TTQT

Chuyên viên khách hàng

Kiểm soát viên Trung tâm Thanh toán và tài

trợ thương mại

Giám đốc Trung tâm Thanh toán và tài trợ

thương mại Chuyên viên Trung tâm Thanh toán và tài

(Nguồn: Quy định về quy trình lập và giải quyết L/C tại Techcombank)

b. Doanh số thanh toán L/C nhập khẩu

Trong các phương thức thanh toán quốc tế được triển khai tại Techcombank Hải Phòng thì L/C NK là phương thức thanh toán phổ biến nhất và có doanh số lớn nhất. Điều đó được minh chứng cụ thể tại Bảng 2.6 và Biểu đồ 2.7 dưới đây:

Bảng 2.6 Doanh số thanh toán L/C nhập khẩu tại Techcombank Hải Phòng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1.Số lượng L/C 645 746 896 1130 1317 2.Doanh số L/C NK (triệu đồng) 229.576 257.125 280.266 311.095 354.648

3.Tốc độ tăng trưởng doanh số TT L/C NK

_ 12% 9% 11% 14%

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động TTQT năm 2009,2010,2011)

Biểu đồ 2.7 Doanh số thanh toán L/C NK tại Techcombank Hải Phòng

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động TTQT năm 2009,2010,2011)

Qua số liệu trên ta thấy doanh số thanh toán L/C nhập khẩu tăng đều cả về số lượng giao dịch và doanh số trong suốt khoảng thời gian từ năm 2007 đến

năm 2011. Số lượng L/C thanh toán tăng từ 645 trong năm 2007 lên đến 1317 vào năm 2011, trong khi doanh số cũng tăng tương đối nhanh từ 229.576 triệu đồng lên 354.648 triệu đồng cũng trong khoảng thời gian đó. Số các giao dịch tuy không hẳn cao vượt trội nhưng giá trị thanh toán lại vượt rất xa so với các phương thức thanh toán khác. Có thể thấy, giá trị của các giao dịch thanh toán bằng L/C NK thường khá lớn, điều này là do nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu và máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng,… với số lượng lớn, giá trị cao của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Doanh số này có xu hướng tăng tương đối nhanh và đều đặn với mức tăng khoảng 10%/năm. Nguyên nhân là do nhu cầu nhập khẩu hàng hóa, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất phát triển tại thành phố Hải Phòng và các địa phương lân cận vẫn còn rất cao. Hơn nữa, xu hướng hội nhập kinh tế của nước ta đã và đang diễn ra rất mạnh mẽ, cùng với đó, Nhà nước đã cắt giảm dần hàng rào thuế quan theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO đã góp phần khuyến khích hoạt động nhập khẩu diễn ra mạnh mẽ hơn. Ngoài ra, sự cải tiến về mặt quy trình, công nghệ thanh toán của Techcombank Hải Phòng nói riêng và hệ thống Ngân hàng Techcombank Việt Nam nói chung đối với hoạt động này khiến nâng cao sức cạnh tranh cho ngân hàng, nâng cao doanh số hoạt động và thu hút nhiều khách hàng sử dụng phương thức thanh toán này ở Techcombank Hải Phòng.

2.1.3.2 Thanh toán L/C xuất khẩu

a. Quy trình thanh toán L/C xuất khẩu

Trong hoạt động thanh toán thư tín dụng L/C cho hàng xuất khẩu thì Techcombank Hải Phòng chỉ chịu trách nhiệm thực hiện vai trò của Ngân hàng thông báo L/C. Do đó khi ngân hàng nhận được thư tín dụng từ Trung tâm thanh toán và tài trợ thương mại của Hội sở chính gửi đến, ngân hàng có trách nhiệm kiểm tra tính chính xác của thư tín dụng hoặc kiểm tra mã chữ ký nếu phù hợp sẽ gửi thư tín dụng tới cho người xuất khẩu để thông báo về việc mở thư tín dụng. Như thế trong phương thức thanh toán này, Techcombank Hải Phòng hoàn toàn không phải chịu trách nhiệm về các quy định trong thư tín dụng mà chỉ đóng vai trò trung gian thông báo vì thế ngân hàng không phải chịu rủi ro về thanh toán thư tín dụng như trong phương thức thanh toán thư tín dụng cho hàng nhập khẩu. Đây là hoạt động đem lại nguồn thu không lớn cho ngân hàng do phí thông báo L/C thường rất ít.

Sơ đồ 2.2 dưới đây mô tả cụ thể hơn quy trình thực hiện thanh toán L/C XK tại Techcombank Hải Phòng:

(7) (3) (2) (9) (8) (6) (4) (1) (8) (5)

Sơ đồ 2.2 Sơ đồ thực hiện thanh toán L/C XK tại Techcombank Hải Phòng

(Nguồn: Quy định về quy trình lập và giải quyết L/C tại Techcombank)

Các bước thực hiện:

(1) Nhà NK yêu cầu ngân hàng của mình mở thư tín dụng

(2) Ngân hàng phục vụ nhà NK phát hành thư tín dụng và gửi tới Trung tâm thanh toán và tài trợ thương mại của Techcombank

(3) Trung tâm gửi thông L/C đến Techcombak Hải Phòng (4) Techcombank Hải Phòng gửi thông báo L/C cho nhà XK (5) Nhà XK giao hàng hoá cho nhà NK

(6) Nhà XK xuất trình bộ chứng từ thanh toán cho Techcombank Hải Phòng

(7) Techcombank Hải Phòng gửi bộ chứng từ L/C thu tiền cho Ngân hàng phục vụ nhà NK

(8)Ngân hàng phục vụ nhà NK sau khi kiểm tra bộ chứng từ tiến hành thanh toán qua Trung tâm Thanh toán và tài trợ thương mại đồng thời tiến hành đòi tiền nhà NK

(9) Trung tâm Thanh toán và tài trợ thương mại tiến hành thanh toán cho Techcombank Hải Phòng

Nhà NK Trung tâm Thanh

toán và tài trợ thương mại Techcombank

Ngân hàng phục vụ người mua

Nhà XK Chi nhánh Techcombank Hải

b. Doanh số thanh toán L/C xuất khẩu

Hiện nay, L/C XK tại Techcombank Hải Phòng có mức doanh số tương đối lớn và mức tăng trưởng khá nhanh. Tuy nhiên, mức doanh số của L/C XK thấp hơn rất nhiều doanh số của L/C NK đã phân tích ở trên. Bảng 2.7 và biểu đồ 2.8 dưới đây là minh chứng cụ thể:

Bảng 2.7 Doanh số thanh toán L/C xuất khẩu tại Techcombank Hải Phòng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1. Doanh số (triệu đồng) 18.456 21.225 24.833 30.544 34.290 2.Mức tăng trưởng _ 15% 17% 23% 12% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động TTQT năm 2009,2010,2011)

Biểu đồ 2.8 Doanh số thanh toán L/C XK tại Techcombank Hải Phòng

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động TTQTnăm 2009,2010,2011)

Qua bảng trên ta thấy doanh số thanh toán L/C xuất khẩu của Ngân hàng là tương đối ít so với các phương thức thanh toán khác, điều này cũng phù hợp chung với xu thế ở các NHTM ở nước ta. Mặc dù thế hoạt động này vẫn đạt được mức tăng trưởng khá: khoảng hơn 15%/năm. Doanh số L/C XK tại Techcombank Hải Phòng đã tăng từ 18.456 triệu đồng vào năm 2007 lên mức

34.290 triệu đồng vào năm 2011. Xuất phát từ thực trạng chung của nền kinh tế nước ta là hoạt động xuất khẩu hàng hoá có giá trị thường không cao, chất lượng hàng hoá trong nước chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và trên thế giới; hoạt động xuất khẩu hàng hóa với giá trị cao trên địa bàn thành phố cũng không nhiều, chủ yếu là các mặt hàng thủ công, mỹ nghệ, hàng gia công,… những sản phẩm này có giá trị không lớn nên doanh số thanh toán còn ít nhưng vẫn có xu hướng gia tăng là do những chính sách khuyến khích hoạt động ngoại thương của nhà nước và các chính sách mở rộng và nâng cao chất

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Techcombank Hải Phòng (Trang 26 - 33)