Đối với doanh nghiệp: Tất cả các doanh nghiệp khi quan hệ với Vietbank đều được xếp hạng tín dụng dù là khách hàng mới hay khách hàng cũ Quy trình chấm điểm tín dụng

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín chi nhánh Hồ Chí Minh (Trang 28 - 32)

hạng tín dụng dù là khách hàng mới hay khách hàng cũ. Quy trình chấm điểm tín dụng trải qua 6 bước:

Bước 1: Xác định ngành kinh tế.

Bước 2: Xác định quy mô. Bao gồm: Vốn chủ sở hữu, số lượng lao động bình

quân, doanh thu thuần, tổng tài sản.

Bước 3: Xác định loại hình sở hữu của Doanh nghiệp. Bao gồm: doanh nghiệp nhà

nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp khác.

Bước 4: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính. Bao gồm: Nhóm chỉ tiêu thanh khoản,

nhóm chỉ tiêu hoạt động, nhóm chỉ tiêu cân nợ, nhóm chỉ tiêu thu nhập.

Bước 5: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính. Bao gồm: Khả năng trả nợ của

doanh nghiệp, trình độ quản lý và môi trường nội bộ, quan hệ với ngân hàng, các nhân tố ảnh hưởng đến ngành, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.

Bước 6: Tổng hợp điểm và xếp hạng tín dụng.

Điểm của KH = Điểm các chỉ tiêu tài chính * Trọng số phần tài chính

+ Điểm các chỉ tiêu phi tài chính * Trọng số phần phi tài chính

Báo cáo tài chính được kiểm toán, ý kiến chấp nhận toàn phần

Báo cáo tài chính không được kiểm toán hoặc được kiếm toán nhưng không có ý kiến chấp nhận toàn phần

Các chỉ tiêu tài chính 35% 30%

Các chỉ tiêu phi tài chính 65% 65%

Số điểm cho mỗi chỉ tiêu được đánh giá từ 20 đến 100 điểm và tỷ trọng cho từng chỉ tiêu thay đổi tuỳ thuộc vào ngành nghề và quy mô doanh nghiệp của khách hàng.

Tổng điểm kết hợp của hai yếu tố định tính và định lượng sẽ giúp xác định mức phân loại của khoản cho vay theo bảng tại Phụ lục 3

Hàng quý ngân hàng lại thực hiện chấm điểm tín dụng đối với các doanh nghiệp để phân loại nợ. Mỗi nhóm tiêu chí dùng để chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng lại 28

Báo cáo thực tập

Báo cáo thực tập 29 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Diễm Hiền GVHD: ThS. Nguyễn Thị Diễm Hiền Báo cáo thực tập

Báo cáo thực tập 29 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Diễm Hiền GVHD: ThS. Nguyễn Thị Diễm Hiền Báo cáo thực tập

Báo cáo thực tập 29 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Diễm Hiền GVHD: ThS. Nguyễn Thị Diễm Hiền

được chia thành rất nhiều tiêu chí cụ thể phản ánh đầy đủ tính chất ngành nghề, quy mô doanh nghiệp cũng như tình hình tài chính, phi tài chính của doanh nghiệp xếp hạng từ đó xác định đúng nhóm nợ và tình hình rủi ro tín dụng. Tuy rất nhiều tiêu chí được đưa ra để xem xét nhưng việc chấm điểm tín dụng được thực hiện hoàn toàn trên máy tính nên rất nhanh gọn và chính xác. Công tác nhận dạng và kiểm soát rủi ro tín dụng của ngân hàng tương đối tốt.

Tuy nhiên công tác chấm điểm vẫn còn một số hạn chế: Khi tiến hành chấm điểm sau lần chấm điểm đầu tiên nhân viên tín dụng không thẩm định lại một số yếu tố có thể thay đổi, dẫn đến điểm của khách hàng chưa phản ánh đúng thực tế tại thời điểm chấm điểm. Chấm điểm chỉ thực hiện sau khi cho vay do đó có thể ngân hàng sẽ có quyết định sai lầm khi cho vay.

2.4.1.5. Bảo đảm tín dụng

Phương án kinh doanh khả thi, hiệu quả là tiêu chí quyết định trong việc xem xét cho vay. Tuy nhiên những rủi ro tín dụng rất đa dạng và có những rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát của con người mà thẩm định tín dụng không thể lường hết được. Đồng thời việc áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay sẽ nâng cao tính chịu trách nhiệm và chia sẻ rủi ro của khách hàng với ngân hàng. Do đó VIETBANK cũng rất chú trọng tăng cường áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay, đa dạng về hình thức: thế chấp, cầm cố tài sản, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay...

Quy trình tài sản bảo đảm:

Việc định giá tài sản đảm bảo là bất động sản, động sản, giá trị doanh nghiệp tại VIETBANK do Công ty địa ốc Á châu thực hiện như vậy tất cả các tài sản được định giá sát với giá thị trường tránh được tình trạng nhân viên tín dụng phải làm quá nhiều công việc dẫn đến sai sót trong định giá. Mặt khác, nhân viên tại VIETBANK hầu hết là nhân viên trẻ còn thiếu kinh nghiệm nên việc định giá tài sản đảm bảo được giao cho đơn vị có kinh nghiệm và chuyên nghiệp như Công ty địa ốc Á châu sẽ giúp VIETBANK đưa 29 Xử lý TSBĐ Cho vay Yêu cầu thực hiện bảo lãnh Định giá TSBĐ và mức cho vay so với giá trị Thẩm định TSBĐ, bên bảo Hồ sơ bảo đảm tiền 29

Báo cáo thực tập (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Báo cáo thực tập 30 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Diễm Hiền GVHD: ThS. Nguyễn Thị Diễm Hiền Báo cáo thực tập

Báo cáo thực tập 30 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Diễm Hiền GVHD: ThS. Nguyễn Thị Diễm Hiền Báo cáo thực tập

Báo cáo thực tập 30 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Diễm Hiền GVHD: ThS. Nguyễn Thị Diễm Hiền

ra những quyết định chính xác khi cho vay cũng như phòng ngừa được rủi ro trước khi quyết định cho vay.

Một vấn đề liên quan đến rủi ro tín dụng nữa là tính thanh khoản của các tài sản đảm bảo. Nếu tính thanh khoản của tài sản thấp thì khả năng thu hồi nợ sẽ thấp hơn. Do đó, khi xử lý tài sản bảo đảm trên thực tế rất phức tạp, cả về mặt pháp lý cũng như khả năng chuyển nhượng tài sản, mất rất nhiều thời gian và công sức. Tuy nhiên, tại VIETBANK vấn đề này được kiểm soát chặt chẽ giảm thiểu rủi ro rất nhiều, đặc biệt đối với bất động sản hiện nay VIETBANK quy định phải là đất thổ cư, có sổ đỏ tại thành phố thì mới được chấp nhận xem xét cho vay còn đất nông nghiệp hoặc đất tỉnh giá trị thấp và tính thanh khoản kém hơn thì không thể chấp nhận làm tài sản đẩm bảo cho món vay.

Trên tinh thần chính sách tín dụng thắt chặt, VIETBANK có những quy định chặt chẽ và quản lý rất tốt về mặt tài sản đảm bảo. Do đó, VIETBANK đã hạn chế được rủi ro tín dụng cả trước và sau khi cho vay. Tuy nhiên, ngân hàng quá thiên về tài sản bảo đảm, coi đây là yếu tố quan trọng để xem xét quyết định cho vay đôi khi quá khắt khe, không những gây ra phiền phức cho khách hàng, mà còn đánh mất cơ hội đầu tư, nhất là đối với khách hàng có quy mô hoạt động lớn đang cần vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, khách hàng thuộc sở hữu nhà nước có lịch sử tài chính trung bình đủ điều kiện vay không có bảo đảm bằng tài sản, hoặc khách hàng có tài sản nhưng do giá trị tài sản bảo đảm thấp so với nhu cầu vốn thực hiện dự án đầu tư.

2.4.1.6. Mua bảo hiểm tín dụng

VIETBANK quy định việc mua bảo hiểm tài sản đối với khách hàng được cấp tín dụng, để thuận tiện Vietbank chia tài sản thành 3 nhóm:

- Nhóm 1: Tài sản thế chấp cầm cố để bảo đảm cho các nghĩa vụ trả nợ / bảo lãnh của khách hàng đối với VIETBANK (kể cả tài sản hình thành từ vốn vay) mà có nguy cơ cháy nổ hư hỏng sụt giảm giá trị và chất lượng trong suốt thời gian thế chấp và cầm cố.

- Nhóm 2: Tài sản đảm bảo là các tài sản hình thành trong tương lai khi cho vay theo các dự án đầu tư như: nhà xưởng, máy móc, thiết bị, ...

30

Báo cáo thực tập

Báo cáo thực tập 31 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Diễm Hiền GVHD: ThS. Nguyễn Thị Diễm Hiền Báo cáo thực tập

Báo cáo thực tập 31 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Diễm Hiền GVHD: ThS. Nguyễn Thị Diễm Hiền Báo cáo thực tập

Báo cáo thực tập 31 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Diễm Hiền GVHD: ThS. Nguyễn Thị Diễm Hiền

- Nhóm 3: Các tài sản là cơ sở sản xuất kinh doanh, nhà máy dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, ... của khách hàng, nơi tạo nguồn thu nhập vay chủ yếu cho VIETBANK.

Tùy theo các loại tài sản khách nhau mà VIETBANK quy định mua các loại bảo hiểm khác nhau như : bảo hiểm hỏa hoạn, bảo hiểm máy móc thiết bị, bảo hiểm tàu biển tàu sông, bảo hiểm vất chất, xe cơ giới, bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng lắp đặt, bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm vận chuyển nội địa, bảo hiểm giông bão, lũ lụt....

Việc mua bảo hiểm sẽ do ngân hàng hoặc khách hàng mua tùy theo những thỏa thuận cụ thể nhưng chủ yếu là ngân hàng mua. Nhân viên hỗ trợ tín dụng tại VIETBANK theo dõi rất chặt chẽ việc mua bảo hiểm, thời hạn hiệu lực và tái mua bảo hiểm đặc biệt là khi xem xét gia hạn nợ vay, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, kỳ hạn bảo lãnh do đó hạn chế được rủi ro cho ngân hàng.

Ngoài ra, ngân hàng còn quy định rõ những công ty bảo hiểm nào mà ngân hàng mua bảo hiểm cho tài sản, tùy giá trị của tài sản khác nhau mà lựa chon công ty bảo hiểm cho phù hợp, để chắc chắn được đền bù khi có rủi ro xảy ra. (Phụ lục 4)

Tuy nhiên ngân hàng mới chỉ phân loại các nhóm tài sản mà chưa quy định rõ và đầy đủ các loại tài sản cần mua bảo hiểm nên đôi khi còn nhiều khó khăn khi xác định tài sản mà khách hàng thế chấp có mua bảo hiểm không và loại bảo hiểm cần mua là gì.

2.4.1.7. Phân loại nợ và trích lập dự phòng.

Hàng tháng, trong thời hạn 10 ngày làm việc đầu tiên của tháng tiếp theo (riêng tháng 12, trong thời hạn 5 ngày làm việc đầu tiên của tháng 1 năm sau), Vietbank sẽ thực hiện phân loại nợ gốc và trích lập dự phòng rủi ro đến thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của tháng trước. Cụ thể như sau:

- Đối với khách hàng thuộc đối tượng chấm điểm tín dụng của Vietbank : dựa vào kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng để phân loại nợ. Trường hợp tháng phân loại nợ không trùng với kỳ chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ ngân hàng sẽ sử dụng kết quả chấm điểm tín dụng nội bộ của tháng gần nhất (liền kề, nhưng không quá 6 tháng tính đến ngày thực hiện phân loại nợ) để thực hiện phân loại nợ.

31

Báo cáo thực tập

Báo cáo thực tập 32 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Diễm Hiền GVHD: ThS. Nguyễn Thị Diễm Hiền Báo cáo thực tập

Báo cáo thực tập 32 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Diễm Hiền GVHD: ThS. Nguyễn Thị Diễm Hiền Báo cáo thực tập

Báo cáo thực tập 32 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Diễm Hiền GVHD: ThS. Nguyễn Thị Diễm Hiền

- Đối với khách hàng không thuộc đối tượng chấm điểm tín dụng của Vietbank: dựa vào tiêu các tiêu chí phân loại nợ như quyết định 493 và quyết định 18 để phân loại nợ.

Nhân viên trực tiếp quản lý hồ sơ khách hàng tại các đơn vị căn cứ tình hình thực tế, khả năng trả nợ của khách hàng trước ngày cuối tháng 5 ngày vào định kỳ hàng tháng nhân viên thực hiện đánh giá và phân loại của khách hàng trên cơ sở dữ liệu.Trình tự thực hiện phân loại nợ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín chi nhánh Hồ Chí Minh (Trang 28 - 32)