Tác động của tình hình thế giớ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đảng cho bí thư chi bộ và cấp ủy viên cơ sở trong đảng bộ khối cơ quan trung ương (Trang 38)

Trong những năm sắp tới, xu hướng hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là sự vận động chủ đạo của đời sống quốc tế, ít có khả năng xảy ra chiến tranh lớn mang tính toàn cầu. Mặt khác, toàn cầu hóa kinh tế đang tạo ra nhiều cơ hội cho các nước tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất và giao lưu học hỏi lẫn nhau cùng phát triển. Cách mạng khoa học và công nghệ liên tục phát triển với trình độ ngày càng cao, tăng nhanh lực lượng sản xuất, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tế hóa nền kinh tế và đời sống xã hội.

Các quốc gia lớn, nhỏ tham gia này càng nhiều vào quá trình hợp tác và liên kết khu vực, hội nhập quốc tế về kinh tế, thương mại và nhiều lĩnh vực hoạt động khác. Hợp tác ngày càng tăng nhưng cạnh tranh cũng ngày càng gay gắt.

Các dân tộc nâng cao ý thức độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, đấu tranh chống lại sự áp đặt và can thiệp của nước ngoài, bảo vệ độc lập, chủ quyền và nền văn hóa dân tộc.

Cộng đồng thế giới đứng trước nhiều vấn đề có tính toàn cầu (bảo vệ môi trường, hạn chế sự bùng nổ về dân số, phòng ngừa và đẩy lùi những bệnh tật hiểm nghèo… ), không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết, mà cần phải có sự hợp tác đa phương.

Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á đảng trở thành khu vực phát triển năng động nhất thế giới với các trung tâm kinh tế lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản… đang góp phần quan trọng thúc đẩy các nước trong

khu vực mở rộng giao lưu, cùng hợp tác phát triển kinh tế và giữ gìn hòa bình. Trong đó, các nước ASEAN ngày càng hợp tác chặt chẽ hơn, toàn diện hơn trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh… và trở thành một hiệp hội có uy tín cao trong khu vực Châu Á và trên thế giới.

Các nước xã hội chủ nghĩa, các Đảng Cộng sản và công nhân, các lực lượng cách mạng, tiến bộ trên thế giới kiên trì đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Các nước có chế độ chính trị - xã hội khác nhau vừa hợp tác, vừa đấu tranh cùng tồn tại hòa bình.

Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đang từng bước vượt qua khó khăn khủng hoảng và dần dần được khôi phục. Phong trào cánh tả có xu hướng phát triển lên chủ nghĩa xã hội ở khu vực Châu Mỹ La tinh đang có sự phát triển đáng kể, một dấu hiệu tốt đẹp chứng minh cho xu hướng phát triển tất yếu của chủ nghĩa xã hội.

Những thuận lợi trên có ảnh hưởng tích cực đến tâm tư, tình cảm của cán bộ, đảng viên cả nước nói chung và đội ngũ bí thư chi bộ và cấp ủy viên cơ sở trong Đảng bộ Khối nói riêng. Giúp cho mọi người củng cố niềm tin vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta do Đảng và Bác Hồ đã dứt khoát lựa chọn từ đầu thế kỷ XX là hoàn toàn đúng đắn, hợp với lòng dân và hợp với quy luật phát triển của xã hội loài người.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, trên bình diện quốc tế còn diễn ra nhiều phức tạp, diễn biến khó lường. Đặc biệt là tình trạng khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu bắt đầu từ nước Mỹ diễn ra từ năm 2008 đến nay đã gây ra sự suy giảm, suy thoái nghiêm trọng nền kinh tế thế giới. Hiện tại cơn bão khủng hoảng khủng hoảng kinh tế thế giới đã qua đỉnh cao, nhưng hậu quả của nó để lại vô cùng nặng nề cho đời sống kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam.

Chiến lược “diễn biến hòa bình” do các thế lực thù địch chống lại phong trào cách mạng thế giới vẫn được tiến hành và ngày càng tinh vi, nham hiểm, phức tạp. Các nước xã hội chủ nghĩa còn lại là mục tiêu hàng đầu để chống phá của chiến lược “diễn biến hòa bình” do các thế lực thù địch gây nên, nhằm thực hiện mục tiêu xóa bỏ hoàn toàn Chủ nghĩa xã hội trên thế giới trong thế kỷ XXI.

Trong đó có Việt Nam là một trọng điểm để chống phá của các thế lực phản động trong và ngoài nước.

Những khó khăn trên, ít nhiều cũng có tác động đến tư tưởng, tình cảm của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Trong đó xuất hiện tư tưởng lo lắng, do dự, hoài nghi về Chủ nghĩa xã hội và tương lai phát triển của đất nước theo định hướng xã hội xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đảng cho bí thư chi bộ và cấp ủy viên cơ sở trong đảng bộ khối cơ quan trung ương (Trang 38)