Tác động của quá trình biến đổi kinh tế xã hội ở nước ta

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đảng cho bí thư chi bộ và cấp ủy viên cơ sở trong đảng bộ khối cơ quan trung ương (Trang 40 - 41)

Sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội theo đường lối từ Đại hội VI (năm 1986) của Đảng đã đạt được nhiều thành tự to lớn. Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế, xã hội; kinh tế tăng trưởng nhanh; bước đầu hình thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đời sống nhân dân được củng cố tăng cường; thế trận quốc phịng tồn dân, an ninh nhân dân được giữ vững đã góp phần quan trọng giữ gìn hịa bình và sự ổn định chính trị xã hội của đất nước. Những thành tựu to lớn đã làm cho thế và lực của cách mạng Việt Nam ngày càng vững chắc. Điều đó, đã tác động trực tiếp, tạo dựng niềm tin, niềm cảm hứng sáng tạo cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ta.

Tuy nhiên, những mặt hạn chế, thiếu sót nảy sinh trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, nghệ thuật, quốc phòng, an ninh… vẫn còn tồn tại kéo dài chậm được khắc phục. Các thế lực thù địch tiếp tục can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta, thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” với mong muốn xóa bỏ độc lập dân tộc vả chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta.

Mặt trái của cơ chế thị trường, sự phân hóa giầu nghèo, sự yếu kém về năng lực, trình độ chun mơn ở một bộ phận cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị ở nước ta cùng với những tệ nạn xã hội… là những nhân tố tác động tiêu cực đến cơng tác giáo dục lý luận chính trị và nghiệp vụ cơng tác đảng cho đội ngũ bí thư chi bộ và cấp ủy viên cơ sở trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương.

Dấu hiệu của những tác động tiêu cực trên ảnh hưởng đến công tác bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đảng trong Đảng bộ Khối là:

- Một số cán bộ, công chức chủ chốt ở cơ sở muốn chuyển công tác đến những nơi có thu nhập cao. Điển hình là các chuyên gia kinh tế, các nhà quản lý doanh nghiệp giỏi, cán bộ tư pháp giàu kinh nghiệm, cán bộ khoa học đầu ngành… đã xin nghỉ việc để làm cho các doanh nghiệp nước ngoài hưởng lương cao hơn so với các cơ quan Đảng, Nhà nước.

- Một số cấp ủy viên do bị chi phối bởi công tác chuyên môn không muốn tham gia vào các lớp học bồi dưỡng nghiệp vụ, chỉ trông chờ vào các chỉ thị hướng dẫn của các tổ chức đảng cấp trên để triển khai cơng việc, từ đó dẫn đến chủ nghĩa kinh nghiệm, hoặc làm việc cầm chừng, thiếu sự sáng tạo và lịng say mê cơng việc.

- Một số cấp ủy thiếu kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cấp ủy viên, ỷ lại vào sự lãnh đạo của thủ trưởng đơn vị, đảng đoàn, ban cán sự đảng cùng cấp làm lu mờ vai trò hạt nhân lãnh đạo của cấp ủy đảng, do đó khơng quan tâm đến kiện tồn bộ máy lãnh đạo của đảng và cơng tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cấp ủy viên trong cơ quan, đơn vị mình.

- Ở một số nơi cịn xuất hiện tình trạng chạy chức, chạy quyền, sử dụng người làm công tác đảng không đúng khả năng, sở trường, làm hạn chế năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng nơi đó. Đồng thời, gây khó khăn cho việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đảng và quy hoạch phát triển cán bộ làm công tác đảng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đảng cho bí thư chi bộ và cấp ủy viên cơ sở trong đảng bộ khối cơ quan trung ương (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w