Đổi mới phương pháp và phương tiện bồi dưỡng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đảng cho bí thư chi bộ và cấp ủy viên cơ sở trong đảng bộ khối cơ quan trung ương (Trang 47 - 56)

3.3.2.1. Đổi mới về chu trình giảng dạy

Giảng dạy cho đội ngũ bí thư chi bộ và cấp ủy viên cơ sở trong Đảng bộ Khối các cơ quan là một q trình bồi dưỡng có thể được xem như là một chu trình liên tục. Chu trình này gồm sáu bước, bước nọ nối tiếp và tác động tới bước kia một cách logic. Sáu bước đó là:

- Phân tích nhu cầu bồi dưỡng - Thiết kế chương trình bồi dưỡng - Chuẩn bị tài liệu bồi dưỡng - Tiến hành bồi dưỡng

- Đánh giá

Chu trình bồi dưỡng có thể được biểu diễn thành sơ đồ như sau:

Chu trình này bắt đầu từ xác định và phân tích nhu cầu bồi dưỡng. Cần hai cấp phân tích nhu cầu bồi dưỡng: phân tích nhu cầu chung của các tổ chức đảng trong các cơ quan hay một nhóm cán bộ (i); phân tích nhu cầu chi tiết của nhóm học viên có cùng nhu cầu học về một chủ đề cơng tác đảng (ii). Kết thúc bước (i) ta biết trong Đảng bộ Khối, hay cơ quan ai cần bồi dưỡng về nội dung gì. Bước (ii) tiến hành khi đã có một nhóm học viên học viên có chung nhu cầu học về một chủ đề lớn như: quản lý đảng viên, phát triển đảng viên, thiết kế và lập kế hoạch công tác đảng v.v… kết thúc bước (ii) ta biết trong chủ đề lớn đó, nhóm học viên cụ thể này cần được bồi dưỡng về những nội dung chi tiết nào của công tác xây dựng Đảng.

Thiết kế chương trình bồi dưỡng cũng ở hai cấp: thiết kế khung chương

trình bồi dướng (i); thiết kế bài học (ii). Thiết kế khung chương trình bồi dưỡng nối tiếp theo bước phân tích nhu cầu bồi dưỡng chi tiết. Kết thúc bước thiết kế khung chương trình bồi dưỡng, ta có một khung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đảng được sắp xếp hợp lý về mặt thời gian, trình tự các mơn học, các bài học, mỗi bài học đều có người chịu trách nhiệm, các giảng viên thống nhất về mục tiêu mỗi bài học và những điểm chung nhất về phương pháp bồi dưỡng.

Xác định và phân tích

Hỗ trợ sau BD Thiết kế chương

Đánh giá

Thực hiện BD

Thiết kế bài học công tác đảng là một công việc tương đối độc lập của mỗi giáo viên. Kết quả của bước này là chi tiết các hoạt động dự định sẽ diễn ra trên lớp của từng bài học, trong khoảng thời gian đã quy định trong thiết kế khóa học.

Chuẩn bị tài liệu bồi dưỡng là bước kết hợp của hai bước trên để tạo ra

một bộ tài liệu dùng cho bước tiến hành bồi dưỡng công tác Đảng nhằm đạt được những mục đích học tập đề ra. Đây là bước cần nhiều thời gian nhất của quy trình, đặc biệt là khi chuẩn bị khóa học lần đầu tiên và khi sửa đổi tài liệu gốc cho phù hợp với thực tế của cơ quan đơn vị trong Đảng bộ Khối. Bước này có thể cần nhiều thời gian hơn bước tiến hành bồi dưỡng, trừ khi khóa học đã được tiến hành nhiều lần và tài liệu cũ có thể dùng lại được.

Những tài liệu và phương tiện bồi dưỡng cần chuẩn bị gồm có: - Thời gian biểu của khóa học;

- Thiết kế của từng bài học;

- Tài liệu cho học viên: sách giáo khoa, tài liệu tham khảo; - Phiếu đánh giá khóa học.

Thực hiện bồi dưỡng là bước được thực hiện khi tất cả các công việc trên

đều trôi chảy. Nếu việc thiết kế và chuẩn bị tài liệu bồi dưỡng được làm tốt thì cơ hội cho thành cơng của khóa học bồi dưỡng sẽ tăng lên.

Với xu hướng sử dụng các phương pháp bồi dưỡng chủ động, vai trò của người giáo viên trở nên lớn hơn vượt qua vài trị là người trình bày. Một số trong rất nhiều vai trò của một giáo viên là: hướng dẫn, động viên, khuyến khích, lãnh đạo, điều phối, quản lý, đánh giá bồi dưỡng.

Đánh giá công tác bồi dưỡng là bước cực kỳ quan trọng trong Chu trình

bồi dưỡng. Nếu khơng có đánh giá, giáo viên sẽ khơng biết khóa học có hữu dụng với học viên hay khơng và cần làm gì tiếp theo. Việc đánh giá này gồm hai mục tiêu song song: 1) xác định mức độ đạt mục tiêu học tập của học viên, từ đó xác định nhu cầu học tiếp của học viên đó sau này để có thể đáp ứng thông qua hỗ trợ sau bồi dưỡng, hoặc bồi dưỡng tiếp tục với các chủ để khác; 2) rút ra các bài học kinh nghiệm cho giảng viên và những người tổ chức bồi dưỡng về thiết kế, chuẩn bị, tài liệu và thực hiện, để áp dụng thành cơng hơn trong các khóa bồi dưỡng khác.

Hỗ trợ sau bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng là bước tiếp theo thực

hiện bồi dưỡng, nhằm đảm bảo cho học viên có thể áp dụng hiệu quả các kiến thức, kỹ năng, phương pháp hay quy trình đã học trong lớp bồi dưỡng để vận dụng vào hoạt động cơng tác đảng cơ cơ quan, đơn vị mình. Đặc điểm của bước này là tác động đến từng cá nhân hoặc nhóm nhỏ học viên, nhằm giúp mỗi cá nhân tìm ra những biện pháp phù hợp để tự nâng cao khả năng áp dụng, đồng thời tác động đến môi trường xung quanh để họ được hỗ trợ ở mức cao nhất có thể được. Trong khi tiến hành bước này, giáo viên có thể phát hiện thêm các nhu cầu bồi dưỡng công tác Đảng của học viên hoặc những người khác có liên quan như đồng nghiệp, lãnh đạo v.v… để khơng ngừng hồn thiện bài giảng phù hợp với hoàn cảnh đặc thù của Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương.

Sáu bước trên giúp cho việc tạo nên sự thay đổi trong kỹ năng, kiến thức và thái độ làm việc của học viên. Sự thay đổi này được gọi là “học hiệu quả”, nếu khơng có sự thay đổi này thì coi như khơng có việc học hiệu quả.

3.3.2.2. Đổi mới việc thiết kế chương trình bồi dưỡng cơng tác đảng trong Đảng bộ Khối

Thiết kế chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ cho cấp ủy được coi là phần lập kế hoạch chiến lược cho lớp học. Người ta có xu hướng lướt qua việc lập kế hoạch để lao vào hành động mà quên mất rằng “Thất bại trong việc lập kế hoạch

có nghĩa là lập kế hoạch cho sự thất bại”. Việc dành thời gian để thiết kế một

lớp học thật chu đáo là cơ sở để gặt hái những thành công trong các bước tiếp theo. Chỉ có thể thiết kế bồi dưỡng tốt nhất trên cơ sở phân tích nhu cầu bồi dưỡng chi tiết, chính xác.

Thiết kế chương trình bồi dưỡng có hai bước: thiết kế khung chương trình và thiết kế bài học.

Thiết kế khung chương trình Những việc cần

làm

Xác định mục tiêu bồi dưỡng cơng tác đảng

Sau bồi dưỡng, người học sẽ

• Làm được gì? • Nhận thức thế nào? • Có kiến thức mới gì? Xác định các nội dung, các bài học về cơng tác đảng

• Đề đạt được từng mục tiêu trên, khóa cần có những nội dung nào?

• Học viên học gì thì sẽ làm được, nhận thức được, có kiến thức như nêu trong mục tiêu?

Xác định phương pháp

• Học viên học bằng cách nào là tốt nhất?

• Học viên có cần thực hành khơng? Nếu cần thì thời gian để thực hành là bao nhiêu?

• Có mục tiêu nào có thể đạt được qua áp dụng phương pháp bồi dưỡng khơng?

• Mục tiêu nào chỉ có thể đạt được bằng cách áp dụng tốt phương pháp bồi dưỡng?

• Học viên có cần sinh hoạt trong nhóm học tập cuối ngày không?

(Các phương pháp bồi dưỡng cụ thể sẽ được chọn khi thiết kế bài học).

Lên chương trình khung

• Nội dung, bài học nào nên tiến hành trước?

• Nếu khơng đủ thời gian cho tất cả các nội dung đã dự định thì bớt nội dung nào hay bớt thời gian ở phần nào?

• Xếp các nội dung, bài học theo khung thời gian. Phân cơng giảng

viên

• Trong nhóm giảng viên, ai giảng dạy bài nào?

• Nên phân cơng để giáo viên được thử thách hay để an toàn (an tồn: quen bài nào, thích giảng dạy bài nào thì sẽ nhận giảng bài đó; thử thách: ai chưa quen/ thích bài nào thì nhận giảng dạy bài đó).

Xác định cách đánh giá bồi dưỡng

• Cần đánh giá bồi dưỡng hằng ngày hay cuối khóa mới đánh giá?

• Đánh giá bằng phương pháp nào? Phần chuẩn bị

của học viên

• Học viên cần mang đến khóa học thơng tin, tài liệu gì? • Học viên cần chuẩn bị gì liên quan đến khóa học trước

khi đến lớp?

3.3.2.3. Đổi mới việc chuẩn bị tài liệu giảng dạy

Tài liệu hỗ trợ bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đảng thường được chia thành hai nhóm chính:

Tài liệu Đọc được in hay viết trên giấy các loại, ví dụ tài liệu phát tay theo từng bài học, sách giáo khoa, sách hướng dẫn thực hành, tài liệu hướng dẫn học tập, tạp chí chuyên ngành, bài báo, bài tập, biểu mẫu, bảng hỏi.

Tài liệu Nghe - Nhìn, ví dụ tranh, ảnh, tranh quảng cáo/ tuyên truyền cổ động, băng phim (video), đĩa phim (video), phim dương bản.

Tài liệu bồi dưỡng là công cụ hỗ trợ việc chuyển tải thông tin cho học viên bên cạnh trực tiếp tham gia học tập trên lớp, và các hoạt động học tập khác.

Đối với học viên, tài liệu có thể đạt các mục đích sau:

- Giải phóng học viên khỏi việc ghi chép quá nhiều. Việc ghi chép nhiều làm ảnh hưởng tới tiến trình tiếp thu kiến thức vì khi ghi chép tâm trí, sự cố gắng của học viên dành hết cho việc nghe và ghi cho kịp, họ không thể vừa ghi chép nhanh lại vừa phân tích những điều học nghe được. Khi học viên không phải ghi

chép họ sẽ tham gia bài học thoải mái hơn, hiểu tốt hơn để có thể kết nối được hệ thống kiến thức, họ có thời gian phân tích và đóng góp được ý kiến làm giàu thêm kiến thức bài học. Khi có tài liệu, học viên chỉ ghi những gì họ thấy thật sự cần thiết cho bản thân và công việc.

- Hỗ trợ học viên ôn tập các kiến thức và kỹ năng thực hành công tác đảng. Thời gian học trên lớp thường không đủ để học viên hiểu chi tiết, cặn kẽ các kiến thức và rèn luyện đến mức thành thạo các kỹ năng. Khi áp dụng kiến thức và thực hành các kỹ năng vào thực tế công việc, học viên thường đọc tài liệu để biết chắc chắn là mình áp dụng đúng. Nếu khơng có tài liệu giúp ơn lại kiến thức và kỹ năng, học viên vẫn có thể áp dụng đúng, nhưng trong tâm lý họ có thể khơng hồn tồn tự tin về mình.

Đối với giảng viên, việc biên soạn tài liệu sẽ giúp tăng cường các khả năng sau:

- Mở rộng, cập nhật, và hệ thống hóa kiến thức về chủ đề viết. Khi viết tài liệu giáo viên cần đọc càng nhiều càng tốt những tài liệu và ý tưởng viết. Việc đọc tài liệu giúp cho giảng viên biết được hệ thống kiến thức cũ và mới, tiến trình phát triển của các kiến thức trên liên quan đến chủ đề. Điều đó giúp học trở nên hiểu biết hơn rất nhiều về chủ đề so với trước khi viết tài liệu.

- Sáng tạo ra kiến thức mới. Khi viết tài liệu, giảng viên cần phân tích các tài liệu đã có, so sánh với nhu cầu củ nhóm người đọc cụ thể, và tìm ra những nội dung và cách viết phù hợp nhất. Trong nhiều trường hợp, nhu cầu của nhóm người đọc ở ngồi tầm các tài liệu đã có, vì vậy giảng viên phải sáng tạo ra những kiến thức mới để đưa vào tài liệu phục vụ người học. Đây là một yêu cầu cao trong công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cơng tác đảng cho bí thư chi bộ và cấp ủy viên cơ sở.

- Lưu trữ kiến thức. Những kiến thức được sáng tạo ra những việc làm nêu trên sẽ dần bị quên đi, hoặc không thể truyền cho nhiều người khác được nếu không được viết thành tài liệu và được lưu trữ. Một người làm việc giỏi có thể giúp cho những người khác cùng giỏi bằng cách viết những tài liệu tốt để người khác đọc và làm theo. Đó là những kinh nghiệm, sáng kiến hay quy trình hoạt động cơng tác đảng cần được nhiều đối tượng học viên tham khảo, học tập.

- Suy nghĩ mạch lạc và diễn đạt thành cơng bằng văn viết. Nhiều người có thể nói được và làm được những việc rất khó khăn. Người viết được tài liệu tốt cần có kiến thức rất sâu rộng, có khả năng tư duy hệ thống, logic để kết nối các kiến thức mình có, và có khả năng diễn đạt mạch lạc các ý tưởng bằng ngôn ngữ. Do vậy, khi tham gia viết tài liệu, giảng viên được rèn luyện những khả năng này.

Sử dụng phương pháp bồi dưỡng tích cực. Nếu khơng có tài liệu, giảng viên sẽ phải dành thời gian để học viên ghi chép, và không thể sử dụng các phương pháp Dạy - Học tích cực để học viên có thể tham gia tối đa vào bài học.

Tạo ra tài liệu đặc trưng cho từng nhóm học viên. Trên cơ sở các tài liệu cơ bản về mỗi chủ đề học tập, giảng viên có thể tạo ra tài liệu riêng cho từng nhóm học viên một cách nhanh chóng bằng cách áp dụng các kiến thức chung và những điều kiện đặc trưng của mỗi nhóm học viên.

3.3.2.4. Đổi mới trong phân tích và đánh giá chất lượng giảng dạy

Phân tích đánh giá ngay sau khi thực hiện bồi dưỡng thường bắt đầu từ đánh giá kết quả đầu ra ở 2 cấp: cảm xúc/phản ứng của học viên về khóa học; và kết quả học tập của học viên. Tác động của bồi dưỡng chỉ có thể đánh giá sau khi học viên đã áp dụng những điều đã học vào công việc. Việc đánh giá tác động của bồi dưỡng thường được tiến hành trong một khoảng thời gian nhất định sau bồi dưỡng.

Giáo viên thường dùng các câu hỏi sau đây để đánh giá kết quả đầu ra: - Học viên thích, khơng thích gì ở khóa học?

- Học viên đạt được các mục tiêu ở mức độ nào?

- Có điều gì học viên mong đợi mà chưa đạt được trong khóa học? - Có điều gì học viên khơng mong đợi mà lại đạt được?

Trong các mục tiêu, mục tiêu nào đạt cao nhất, mục tiêu nào đạt thấp nhất? Học viên cịn gặp khó khăn gì trong việc áp dụng các kiến thức và kỹ năng đã học vào thực tế cơng việc? Họ có thể khắc phục những khó khăn đó bằng cách nào?

Những câu hỏi trên giúp giảng viên nhận ra những điều khóa học đã thành công nên được phát huy và những điểm cần tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, để biết phát huy và cải tiến thế nào cần xác định nguyên nhân nằm trong các yếu tố đầu vào và các tiến trình.

Học viên đánh giá công tác bồi dưỡng

Học viên cần và có thể đánh giá vì họ là người trực tiếp nhận quy trình bồi dưỡng và trực tiếp triển khai vào thực tiễn hoạt động cơng tác đảng của mình. Tuy nhiên, cuối cùng thì việc cải tiến một khóa học hay bài học như thế nào phụ thuộc vào việc phân tích, đánh giá và quyết định thay đổi của giảng viên. Giảng viên sử dụng các ý kiến đánh giá của học viên như một trong các nguồn thơng tin để phân tích, đánh giá bồi dưỡng.

Những phương pháp hay được dùng để học viên đánh giá một khóa bồi dưỡng nghiệp vụ cơng tác Đảng là: Bảng câu hỏi, hịm thư góp ý, thảo luận và các phương pháp khác. Học viên có thể đánh giá các bài bồi dưỡng hằng ngày, hoặc đánh giá cuối khóa bồi dưỡng. Nội dung đánh giá của học viên cũng giống như nội dung đánh giá của giảng viên. Các phương pháp đánh giá khác cũng cần dựa trên một cơ sở tương tự. Trong bảng câu hỏi, chúng ta sẽ thấy học viên đánh giá về kết quả đầu ra của khóa học, các yếu tố đầu vào và các tiến trình trong

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đảng cho bí thư chi bộ và cấp ủy viên cơ sở trong đảng bộ khối cơ quan trung ương (Trang 47 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w