L ỜI MỞ ĐẦU
5. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu càphê của côngty
2.4. Biện pháp 4: Đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu
Đa dạng hóa sản phẩm là quá trình mở rộng hợp lý danh mục sản phẩm nhằm tạo nên cơ cấu sản phẩm có hiệu quả. Trong điều kiện hiện nay đa dạng hóa các mặt hàng đã trở thành xu thế khách quan trong sự phát triển và tồn tại của các các doanh nghiệp.
Hiện nay Công ty chỉ chủ yếu xuất khẩu cà phê Robusta dạng nhân sống chưa qua chế biến do đó giá trị xuất khẩu còn thấp. Công ty phải tăng thêm tỷ trọng cà phê Arabica và các mặt hàng cà phê đã qua chế biến như rang xay, hòa tan trong danh mục hàng xuất khẩu.
Điều này là cần thiết vì:
· Xét về giá trị cà phê Robusta lại không bằng cà phê Arabica và giá cả cũng biến động nhiều hơn. Giá cà phê Arabica cao hơn cà phê Robusta từ 2 đến 2,5 lần và sự chênh lệch này ngày càng cao:
- Năm 1995, giá cà phê Arabica là 3.240 USD/tấn thì cà phê Robusta là 2820, giá cà phê Arabica gấp 1,15 lần giá cà phê Robusta.
- Năm 1999, giá cà phê tương ứng là 1628 USD/tấn và 624 USD/tấn, gấp 2,61 lần.
- Đến tháng 7/2005 là 2.681 USD/tấn và 1.112 USD/tấn, gấp 2,41 lần
Vì vậy việc tăng tỷ trọng cà phê Arabica xuất khẩu sẽ giúp Công ty thu được khoản lợi nhuận cao hơn.
· Xét theo giá trị gia tăng thì trong các loại cà phê, sản phẩm có giá trị thấp nhất là cà phê nhân, tiếp là cà phê rang xay và cà phê hoà tan.
Năm 2001, giá xuất khẩu cà phê nhân là 437 USD tấn thì giá xuất khẩu cà phê hòa tan là 3.461 USD gấp 8 lần trong đó giá thành cà phê hòa tan là 1.331 USD chỉ gấp 2,61 lần (1 hòa tan = 2,61 nhân). Còn giá cà phê rang xay gấp 4,38 lần so với cà phê nhân trong khi tỷ lệ qui đổi rất thấp: 1 rang xay = 1,19 nhân.
Các nhà nghiên cứu cũng cho biết trong khi giá cà phê nhân liên tục giảm thì giá bán lẻ cà phê rang xay ở các nước nhập khẩu cà phê không ngừng tăng lên ( từ
năm 2001 đên 2004, giá cà phê rang xay tại Bỉ tăng 49,2%; tại Thụy Sỹ tăng 10,95%; tại Đan Mach tăng 10,86%...)
Việc các công ty chỉ chủ yếu dừng ở xuất khẩu cà phê thô chưa qua chế biến với giá rẻ đã tạo cơ hội cho các nước nhập khẩu trung gian nhập khẩu cà phê thô của Việt Nam về chế biến rồi tái xuất với giá cao hơn rất nhiều. Điều này làm cho các doanh nghiệp đã bỏ qua một khoản lợi nhuận đáng kể.
Nội dung biện pháp:
- Tìm kiếm thêm các nguồn hàng có thể cung cấp loại cà phê Arabica và các chủng loại cà phê đã qua chế biến. Nên có sự hợp tác, đầu tư với các doanh nghiệp khác để tìm kiếm nguồn hàng.
- Cần thay thế dần những mặt hàng sơ chế bằng tinh chế, tiếp tục xúc tiến xây dựng nhà máy chế biến cà phê, đầu tư vốn vào các dây chuyền công nghệ để
chuyển từ việc chủ yếu xuất khẩu cà phê nhân sang xuất khẩu cà phê rang xay và tiếp tới là cà phê hoà tan. Điều này không chỉ làm tăng giá trị hàng bán mà còn giúp Công ty tìm kiếm, ký kết hợp đồng với các đại lý tiêu thụ lớn trên thế giới, bán sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng, giảm bớt các khâu trung gian lợi nhuận sẽ
cao hơn.
2.5. Biện pháp 5: Tạo nguồn vốn cho xuất khẩu cà phê
Để đạt mục tiêu là tăng cường hoạt động xuất khẩu cà phê trước hết công ty phải có nguồn vốn đáp ứng đủ nhu cầu kinh doanh của mình. Nguồn vốn kinh doanh của Công ty hiện nay chủ yếu được hình thành từ nguồn vốn vay. Điều này sẽ làm Công ty thiếu sự chủ động về vốn. Bên cạnh đó, nhiều khi Công ty cần vốn
để thực hiện các thương vụ lớn với thời gian vay dài thì phần lãi phải trả sẽ tăng. Hiện nay, công ty đang thực thiện việc cổ phần hoá doanh nghiệp. Điều này cũng có lợi cho hoạt động tạo nguồn vốn của công ty thông qua việc phát hành cổ
phiếu.
Trong thời gian tới, Công ty cần phải có các biện pháp để khai thác và tạo nguồn vốn cho xuất khẩu từ nhiều nguồn khác nhau đểđảm bảo cho hoạt động kinh doanh được diễn ra thuận lợi
Nội dung biện pháp:
- Tận dụng triệt để nguồn vốn lưu động hiện có, khai thác và phát huy hợp lý các nguồn vốn nhàn rỗi của các chi nhánh.
- Tạo mối quan hệ tốt đẹp với các nhà cung cấp tín dụng
Hiện tại, Công ty có mối quan hệ với các ngân hàng như: ngân hàng ngoại thương Vietcombank, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng thương mại và cổ phần quân đội, ngân hàng Techcombank... Hàng năm các ngân
hàng này dựa trên sựđề nghị vay vốn của Công ty và dựa trên tình hình hoạt động, các báo cáo tài chính và doanh thu của Công ty đểđề ra hạn mức cho vay. Hạn mức cho vay hàng năm của một số ngân hàng như sau: Ngân hàng Vietcombank là 100 tỷ, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn là 60 tỷ, ngân hàng thương mại cổ phần quân đội là 45 tỷ, ngân hàng techcombank là 40 tỷ...
Để giữ vững và tăng hạn mức vay và ưu tiên cho vay trước công ty cần tạo mối quan hệ tốt đẹp với ngân hàng, vay và trả nợđúng hạn để tạo niềm tin nơi ngân hàn
- Tiếp tục triển khai quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp mà công ty đang thực hiện để có thể huy động nguồn vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu.
2.6.Biện pháp 6: Tham gia vào thị trường cà phê kỳ hạn
Đây là phương thức giao dịch theo thông lệ quốc tế rất phổ biến ở nhiều nước. Đến nay, sau gần hai năm Chính phủ cho phép Techcombank làm chiếc cầu nối cho các nhà xuất khẩu cà phê tham gia giao dịch với thị trường kỳ hạn London, theo Hiệp hội Cà phê và Ca cao Việt Nam (Vicofa), cả nước có 33 doanh nghiệp
đăng ký với Techcombank tham gia giao dịch cà phê qua thị trường LIFFE.
Khi tham gia vào thị trường kỳ hạn doanh nghiệp phải mở tài khoản ngoại tệ
tại ngân hàng Techcombank và ký quĩ 8-10% giá trị hàng thật tại thời điểm giao dịch.
Sơđồ 2: Sơđồ giao dịch với sàn giao dịch càphê Luân Đôn
Giao dịch
Ký quỹ
Việc các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu tham gia giao dịch hợp đồng kỳ
hạn sẽ rất quan trọng trong bảo vệ, phòng chống rủi ro khi giá cà-phê biến động mạnh.
Các doanh nghiệp VN Ngân hàng Techcombank
Bên cạnh đó ta còn thấy rằng khi chưa trực tiếp giao dịch tại thị trường kỳ
hạn Lon don, doanh nghiệp xuất khẩu cà phê phải chịu rất nhiều thua thiệt. Thông thường, chênh lệch giữa giá chào bán cà phê Việt Nam với giá giao dịch trên thị
trường kỳ hạn London khá lớn, luôn ở mức trên 100USD/tấn. Ví dụ như, trong khi hồi đầu tháng 9 năm ngoái, giá cà phê chào bán trung bình của các công ty Việt Nam là 540-550USD/tấn (khách mua cũng chỉ trả 520USD/tấn), thì giá giao dịch trên thị trường London giao tháng 11/2004 là 660USD/tấn; chưa kể nhiều thời
điểm, mức giá còn lên đến trên 700USD/tấn.
Nay thì, nhờ giao dịch trực tiếp trên thị trường kỳ hạn London, DN không còn bị thua thiệt về chênh lệch giá như đã nói trên, thay vào đó DN chỉ phải chịu một khoản phí không đáng kể cho nhà môi giới (Techcombank). Khoản phí này là 10 USD/tấn cho mỗi giao dịch dưới 200 lot (lot là đơn vị tính cho mỗi hợp đồng 5 tấn cà phê nhân) và trên 1000 lot phí giảm còn 2 USD/tấn.
Như vậy khi tham gia vào thị trường kỳ hạn, Công ty Intimex sẽ nâng được cao được giá chào bán của mình và có các công cụ để phòng tránh rủi ro trong hoat
động xuất khẩu cà phê.
Nội dung biện pháp:
Hiện nay, Công ty chưa trực tiếp tham gia vào thị trường cà phê kỳ hạn nên bước bắt đầu không tránh khỏi nhiều khó khăn nên:
- Công ty cần tạo điều kiện, khuyến khích các bộ phận kinh doanh tham gia vào thị trường kỳ hạn.
- Mở các lớp hoặc cử cán bộ đi học hỏi ở các diễn đàn phổ biến cách thức hoạt động của sàn giao dịch, cách sử dụng các công cụ phòng tránh rủi ro.
- Tuyển chọn, đào tạo và nâng cao trình độ, hiểu biết của các cán bộ kinh doanh xuất khẩu cà phê trong viêc giao dịch trên thị trường kỳ hạn.
- Công ty hiện đang là thành viên của Hiệp hội cà phê ca cao nên cần tìm thêm sự trợ giúp, hỗ trợ kinh nghiêm của các thành viên khác trong hiệp hội.
3.Một số kiến nghị với Nhà nước
Đểđẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cà phê sang thị trường nước ngoài, tăng kim ngạch của Công ty nói riêng và của lĩnh vực xuất khẩu cà phê nói chung Nhà nước cần có những chính sách cụ thể tập trung vào những vấn đề sau:
- Hoàn thiện bổ sung tiêu chuẩn cà phê phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, nâng cao chất lượng giám định cà phê xuất khẩu.
Chúng ta thấy rằng chất lượng cà phê xuất khẩu là vấn đề sống còn của ngành cà phê trong xu thế thương mại hoá quốc tế. Do đó, ngoài việc nâng cao chất lượng bằng các biện pháp canh tác và công nghệ chế biến thì cần rà soát, sửa đổi bổ
sung và sớm hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn cà phê Việt Nam phù hợp với các tiêu chuẩn cà phê thế giới. Đồng thời tăng cường công tác quản lý và tuyên truyền phổ
cập rộng rãi đến tận người sản xuất, người thu mua tạo cho mọi người có ý thức và trách nhiệm trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo uy tín của cà phê nước ta trên thị trường thê giới.
- Bên cạnh đó, nhà nước cần xây dựng hệ thống giám định chất lượng cà phê trước khi XK, tăng cường các biện pháp kiểm tra chặt chẽ trước khi giao hàng để
không còn tình trạng cà phê kém chất lượng xuất khẩu dẫn đến giảm giá cà phê và uy tín của cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế.
- Nhà nước cần có chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào sản xuất, khuyến khích việc liên doanh liên kết với nước ngoài để mở rộng qui mô sản xuất và chế biến.
- Nhà nước cần tiếp tục triển khai công tác qui hoạch diện tích trồng cà phê: Giữ diện tích trồng cà phê ổn định như hiện nay nhưng tăng diện tích trồng cà phê Arbica lên.
- Hỗ trợđầu tư máy móc thiết bị và hướng dẫn, cung cấp các kinh nghiệm về
trồng và thu hoạch cà phê cũng như các thông tin về thị trường cho người sản xuất. - Tiếp tục triển khai hoàn thiện chợ cà phê Buôn Mê Thuột gắn với sàn giao dịch quốc tế.
- Xây dựng hoàn thiện hệ thống văn bản pháp qui về hoạt động xuất khẩu, hạn chế sự thay đổi đột ngột gây khó khăn cho người xuất khẩu.
KẾT LUẬN
Cà phê đang là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Thực tế đã chứng minh qua những thành tựu mà lĩnh vực xuất khẩu cà phê của nước đã đạt được: cà phê của ta đang đứng thứ hai về kim ngạch xuất khẩu sau mặt hàng gạo và đã xuất sang rất nhiều nước trên thế giới.
Hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu cà phê, Công ty XNK Intimex cũng đã góp phần trong việc đưa mặt hàng cà phê của Việt Nam đến với nhiều bạn hàng trên thế giới. Tuy nhiên trước xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu diễn ra ngày càng mạnh mẽ, cũng như các doanh nghiệp khác Công ty sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài.
Với đề tài “ một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê của công ty XNK Intimex”, em mong muốn tìm hiểu, phân tích và đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty dựa trên những kiến thức đã học và suy nghĩ của mình để sao cho trong thời gian tới công ty hoạt động có hiệu quả hơn. Em tin rằng, với những gì đã đạt được trong thời gian vừa qua, cùng đội ngũ cán bộ
công nhân viên trong công ty nhiệt tình, năng động, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ khá cao và luôn phấn đấu hoàn thiện mình để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt
động xuất nhập khẩu đặc biệt là hoạt động xuất khẩu cà phê, Công ty sẽ phát huy
được các lợi thế của mình, khắc phục được những mặt còn tồn tại để ngày càng phát triển vững mạnh
Hà Nội, tháng 11 năm 2006
Sinh viên thực hiện Dương Thu Phương
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.GS.TS Bùi Xuân Lưu, (2002), “Giáo trình kinh tế ngoại thương”, Nhà xuất bản giáo dục.
2.PGS.TS Đặng Đình Hảo_ PGS.TS Hoàng Đức Thân, “Giáo trình kinh tế thương mại”, trường đại học kinh tế quốc dân.
3.Võ Văn Cần, (2003), “Tài chính doanh nghiệp”. Đại học Thủy sản
4.Huỳnh Đức Lộng, (1997), “Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp”, Nhà xuất bản ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh.
5.TH.S Nguyễn Thị Thanh Vinh, (2002), “Bài giảng nghiệp vụ ngọai thương”, Đại học Thủy Sản.
6.Tạp chí thương mại 7.Tạp chí kinh tế phát triển 8.Tạp chí thị trường và giá cả. 9.Tạp chí kinh tế và dự báo.
10.Các trang web: www.hanoitrade.com.vn www.trade.hochiminh,gov.vn www.vietnamnet.com