Ánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Côngty

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê tại công ty xnk intimex (Trang 59 - 105)

L ỜI MỞ ĐẦU

A. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨ U

3.3 ánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Côngty

3.3.1.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Mục đích cuối cùng của bất kỳ một công ty, doanh nghiệp nào khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường là thu được lợi nhuận, đạt được hiệu quả cao nhất. Các công ty phải làm sao để phát triển mở rộng được qui mô sản xuất kinh doanh, tức là kết quả năm sau phải cao hơn năm trước.

Thông qua việc đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty sẽ cho thấy hiệu quả hoạt động trong kỳđồng thời giúp cho các nhà quản trị có cái nhìn tổng quát về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh bỏ ra trong kỳ. Từ đó đề ra chiến lược kinh doanh nhằm phát huy những kết quảđạt được và khắc phục những tồn tại đưa công ty ngày càng phát triển hơn.

- 5

2 -

Bng 9: Đánh giá kết qu sn xut kinh doanh ca Công ty Intimex

ĐVT: VND So sánh 2004/2003 So sánh 2005/2004 Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Giá trị % Giá trị % DT bán hàng và cung cấp dịch vụ 3.772.248.596.254 3.899.149.265.350 3.931.331.805.436 126.900.669.096 3,36 32.182.540.086 0,83 Các khoản giảm trừ 5.235.856.878 9.471.524.456 1.456.969.546 4.235.667.578 80,90 -8.014.554.910 -84,62 DT thuần 3.767.012.739.376 3.889.677.740.894 3.929.874.835.890 122.665.001.518 3,26 40.197.094.996 1,03 Giá vốn hàng bán 3.679.452.842.118 3.796.426.411.806 3.812.308.304.609 116.973.569.688 3,18 15.881.892.803 0,42 LN gộp 87.559.897.258 93.251.329.088 117.566.531.281 5.691.431.830 6,50 24.315.202.193 26,07 DT hoạt động tài chính 6.041.022.995 9.834.131.719 17.215.693.776 3.793.108.724 62,79 7.381.562.057 75,06 CP tài chính 15.981.032.499 29.456.022.079 41.216.916.091 13.474.989.580 84,32 11.760.894.012 39,93 CP bán hàng 55.375.211.630 51.595.359.201 71.854.114.606 -3.779.852.429 -6,83 20.258.755.405 39,26 CP quản lý doanh nghiệp 21.962.241.160 21.658.367.891 21.537.901.405 -303.873.269 -1,38 -120.466.486 -0,56 LN thuần từ hoạt động kinh doanh 282.434.964 375.711.636 173.292.955 93.276.672 33,03 -202.418.681 -53,88 Thu nhập khác 2.685.142.735 9.033.351.539 3.140.128.608 6.348.208.804 236,42 -5.893.222.931 -65,24 CP khác 1.095.155.854 6.478.156.314 1.998.077.279 5.383.000.460 491,53 -4.480.079.035 -69,16 LN Khác 1.589.986.881 2.555.195.225 1.142.051.329 965.208.344 60,71 -1.413.143.896 -55,30 Tổng lợi nhuận trước thuế 1.872.421.845 2.930.906.861 1.315.344.284 1.058.485.016 56,53 -1.615.562.577 -55,12 Thuế TNDN (28%) 524.278.117 820.653.921 368.296.400 296.375.804 56,53 -452.357.522 -55,12 LN sau thuế 1.348.143.728 2.110.252.940 947.047.884 762.109.212 56,53 -1.163.205.055 -55,12

Qua bảng đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của công ty, ta thấy: - Về doanh thu:

+ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty liên tục tăng qua các năm cho thấy mức tiêu thụ hàng hoá được tăng lên. Cụ thể năm 2003 đạt 3.772.248.596.254 đồng, năm 2004 đạt 3.899.149.265.350 đồng tăng 126.900.669.096 đồng tương đương với tăng 3,36% so với năm 2003. Năm 2005

đạt 3.931.331.805.436 đồng, tăng 32.182.540.086 đồng hay tăng 0,83% so với năm 2004. Nguyên nhân là do kim ngạch xuất khẩu tăng mặc dù kim ngạch nhập khẩu và tiêu thụ trong nước có giảm. Điều đó chứng tỏ Công ty luôn quan tâm và cố

gắng thúc đẩy hoạt hoạt động kinh doanh của mình.

+ Doanh thu tài chính cũng tăng dần qua các năm. Năm 2004 tăng 3.793.108.724 đồng tương ứng tăng 62,79% so với năm 2003. Năm 2005 tăng 7.381.562.057 hay tăng 75,06% so với năm 2004.

- Về chi phí: ta thấy mọi khoản chi phí có sự biến động qua các năm. Cụ thể: + Các khoản giảm trừ năm 2003 là 5.235.856.878 đồng, sang năm 2004 là 9.471.524.456 đồng tăng 80,90 % so với năm 2003 nhưng năm 2005 còn 1.456.969.546 đồng giảm 84,62% so với năm 2004.

+ Chi phí bán hàng cũng dao động qua các năm. Năm 2004 chi phí bán hàng giảm giảm 6,83% so với năm 2004 thì năm 2005 lại tăng 39,26% so với năm 2004.

+ Chi phí tài chính thì tăng dần qua các năm từ 15.981.032.499 đồng (năm 2003) đến 41.216.916.091đồng (năm 2005).

+ Riêng chi phí quản lý doanh nghiệp lại có xu hướng giảm từ

21.962.241.160 đồng (năm 2003) xuống 21.537.901.405 đồng (năm 2005).

Có thể thấy trong 3 năm gần đây, năm 2005 là năm có mức tăng chi phí nhanh hơn so với tăng doanh thu, làm cho lợi nhuận thuần của năm đó là thấp nhất. Công ty cần có những biện pháp để cải thiện vấn đề này.

- Về lợi nhuận: lợi nhuận sau thuế của Công ty có sự biến động trong 3 năm gần đây. Năm 2003 là 1.348.143.728 đồng. Năm 2004 là 2.110.252.940 đồng tăng hơn 56,53 % so với năm 2003. nhưng sang năm 2005 chỉ còn 947.047.884 đồng giảm 55,12% so với năm 2004. Nguyên nhân là do lợi nhuận thuần từ hoạt động sản

xuất kinh doanh năm 2005giảm hơn nhiều so với năm 2003, 2004 và lợi nhuận khác cũng thấp nhất trong 3 năm nên lợi nhuận sau thuế cũng bị giảm

Từ đó ta thấy Công ty cần tìm cách nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh hơn nữa.

3.3.2.Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của Công ty

Để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh chúng ta cần được biết các chỉ số

liên quan đến doanh thu và lợi nhuận.

Bảng 10: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty

ĐVT: VNĐ

So sánh 2005/2004 Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005

+/- %

Doanh thu thuần 3.899.149.265.350 3.931.331.805.436 32.182.540.086 0,83 LN sau thuế 2.110.252.940 947.047.884 -1.163.205.056 -55,12 VKD bình quân 850.748.707.024 880.651.317.965 29.902.610.941 3,51 Vốn CSH bình quân 45.543.923.258 46.560.679.691 1.016.756.434 2,23 Doanh lợi tổng vốn 0,0025 0,0011 -0,0014 -56,65 Doanh lợi vốn CSH 0,0463 0,0203 -0,0260 -56,10 Doanh lợi doanh thu 0,0005 0,0002 -0,0003 -55,49

§ T sut li nhun trên vn kinh doanh:

Doanh lợi tổng vốn =

Năm 2004 cứ 1 đồng vốn công ty bỏ vào sản xuất kinh doanh thì thu được 0,0025 đồng lợi nhuận, năm 2005 cứ 1 đồng vốn công ty bỏ vào kinh doanh thì thu

được 0,0011 đồng. Tỷ suất này giảm 0,0014 tương đương giảm 56,65% vào năm 2005. Điều này cho thấy năm 2005, Công ty làm ăn không hiệu quả bằng năm 2004.

Lợi nhuận sau thuế VKD bình quân

§ T sut li nhun trên vn ch s hu

Doanh lợi vốn chủ sở hữu =

Cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu năm 2004 công ty thu được về 0,0463 đồng lợi nhuận; năm 2005 là 0,0203 đồng lợi nhuận. Năm 2005 chỉ số này giảm 0,0260 tương đương giảm 56,10%. Như vậy, vốn chủ sở hữu năm 2005 chưa được sử dụng hiệu quả.

§ T sut li nhun trên doanh thu:

Doanh lợi doanh thu =

Năm 2004 cứ 1 đồng doanh thu Công ty thu về sẽ tạo ra 0,0005 đồng lợi nhuận, năm 2005 thì cứ 1 đồng doanh thu là 0,0002 đồng. Ta thấy tỷ suất lợi nhuân trên doanh thu năm 2005 tăng 0,0003 tương đương 55,49%.

Tóm lại, xét một cách tổng thể trong 2 năm 2004,2005 công ty đã làm ăn chưa có hiệu quả. Lợi nhuận đạt được so với doanh thu như vậy là vẫn chưa cân xứng nên làm cho tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Công ty còn thấp. Do đó trong những năm tới Công ty cần cố gắng hơn nữa để nâng cao tỷ suất này lên góp phần làm cho lợi nhuận Công ty thu được ngày càng lớn hơn.

3.4.Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước.

Công ty có nghĩa vụ nộp những loại thuế:

- Thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 28% - Thuế giá trị gia tăng phải nộp theo tỷ lệ:

+ 0% đối với hàng xuất khẩu

+ 5% đối với mặt hàng thực phẩm và đồ chơi trẻ em + 10% đối với các loại hàng hoá khác

- Các loại thuế khác theo qui định hiện hành tại Việt Nam.

Trong những năm qua, Công ty Intimex luôn chấp hành tốt về nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà nước. Năm 2003, Công ty thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách là

Lợi nhuận sau thuế

Vốn CSH bình quân

Doanh thu thuần

131,07 tỷđồng. Năm 2004 là 150 tỷđồng (đạt 229,2% kế hoạch Bộ giao và đạt 114,44% so với năm 2003). Công ty được Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng tặng bằng khen về thành tích nộp thuế nhập khẩu năm 2004. Năm 2005, Công ty đã thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách là 176 tỷđồng, tăng so với năm 2004 là 17,33%.

4.Phương hướng trong thời gian tới. 4.1.Kinh doanh xuất khẩu

- Duy trì và đảm bảo sự phát triển ổn định của lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu, nâng cao toàn diện chất lượng hoạt động xuất khẩu, đặc biệt chất lượng các nhóm hàng nông sản, thuỷ sản. Đổi mới cách thức hoạt động, cơ chếđiều hành kinh doanh cho phù hợp với tình hình nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh xuất khẩu.

- Đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu, phát triển sản xuất và chế biến nhằm đảm bảo một phần nguồn hàng cho hoạt động xuất khẩu, tăng cường xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng. Đồng thời xây dựng thêm những mặt hàng chủ lực mới.

4.2.Kinh doanh nhập khẩu

- Tiến hành tổ chức lại hoạt đông kinh doanh nhập khẩu, trong đó, nhập khẩu

đi vào chuyên môn sâu với những mặt hàng phù hợp và có thế mạnh phát triển. Gắn việc tăng trưởng của nhập khẩu với việc phát triển kinh doanh nội địa, tạo thế chủ động trong kinh doanh nhập khẩu bằng cách xây dựng hệ thống phân phối tại thị

trường nội địa.

- Duy trì hoạt động nhập khẩu tương xứng với nhập khẩu.

B.TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA CÔNG TY

1.Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cà phê của công ty Intimex

1.1.Nhân tố về nguồn nguyên liệu

Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nói riêng, nguyên liệu là nhân tố quan trọng quyết định toàn bộ hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp. Đảm bảo được nguồn nguyên liệu là đảm bảo khâu đầu vào cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.

a.Diện tích và sản lượng cà phê.

Nước ta có thế mạnh về trồng cây cà phê do diều kiện khí hậu thuận lợi và diện tích đất đỏ bazan được phân bố rộng khắp lãnh thổ trong đó tập trung nhiều ở

vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ với diện tích hàng triệu ha.

Cách đây hơn một phần tư thế kỷ, vấn đề phát triển cây cà phê được đặt ra với những bước khởi đầu rầm rộ, chủ yếu là tại địa bàn hai tỉnh Đăklăk và Gia lai Kontum ở Tây nguyên. Vào thời gian này cả nước mới chỉ có không đầy 20 ngàn hécta phát triển kém, năng suất thấp, với sản lượng chỉ khoảng 4.000-5.000 tấn. Diện tích cà phê ở Việt Nam bắt đầu tăng nhanh vào nửa cuối thập kỷ 80 của thế kỷ

20. Đến năm 1992 giá cà phê thế giới tụt xuống ở mức thấp nhất do các nước sản xuất cà phê trên thế giới tung lượng cà phê tồn kho từ những năm trước, do Tổ chức cà phê quốc tế còn áp dụng chếđộ hạn ngạch xuất nhập khẩu. Nhưng sau năm 1992 giá cà phê lại hồi phục và dần dần đạt tới đỉnh cao vào năm 1994, 1995. Lúc này mọi người từ nông dân, gia đình cán bộ công nhân viên ở Tây nguyên và cả những người ở thành phố từ Nha Trang đến thành phố Hồ Chí Minh xô đi tìm đất, mua vườn làm cà phê, dẫn đến sự tăng nhanh sản lượng cà phê qua từng năm. Từ niên vụ

1992/93 đến niên vụ 2000/01 diện tích cà phê tăng 3,57 lần và sản lượng tăng 6,4 lần.

Nhưng sau đó, bắt đầu từ cuối năm 2000, cà phê lại lâm vào cuộc khủng hoảng thừa trên toàn thế giới. Giá cà phê rớt thảm hại. Tình trạng đó khiến người sản xuất, kinh doanh cà phê điêu đứng, không có cách gì chống đỡ nên buộc phải thu hẹp sản xuất khi giá cả thị trường đã thấp hơn chi phí sản xuất. Nhiều người dân

đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng bằng cách chặt cây cà phê sang trồng các lạo nông sản khác như sắn mỳ. Diện tích cây cà phê trên cả nước lại bắt đầu giảm.

Tuy nhiên đến cuối năm 2004 giá cà phê bắt đầu phục hồi trở lại, hoạt động sản xuất cà phê bắt đầu dần ổn định lại. Hiện nay, diện tích trồng cà phê của Việt Nam ước tính đạt 503 nghìn ha và sản lượng khoảng 750 nghìn tấn.

Bảng 11: Diễn biến diện tích và sản lượng và phê Việt Nam Năm Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) 1994/95 140.000 211.920 1995/96 150.000 236.280 1996/97 215.000 342.300 1997/98 295.000 413.580 1998/99 350.000 404.205 1999/00 410.000 700.000 2000/01 460.000 900.000 2001/02 520.000 761.000 2002/03 500.000 699.500 2003/04 468.000 790.000 2004/05 503.200 750.000 (Nguồn: VICOFA)

Nhận xét: Sản lượng cà phê của Việt Nam lại không ổn định qua các năm. Nguyên nhân sản lượng cà phê không ổn định là do nhiều yếu tố. Trước hết là bởi sự biến động của diện tích trồng cà phê do yếu tố cung cầu cà phê trên thị trường. Khi cầu tăng thì người nông dân Việt Nam đổ xô đi trồng cà phê làm tăng diện tích và sản lượng. Còn khi cung quá lớn làm giá bán hạ thì lại chặt bỏđi trồng các loại cây khác. Thứ hai là yếu tố thời tiết bất lợi như hạn hán hay những cơn mưa trái mùa cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác trồng và thu hoạch cà phê làm sản lượng giảm.

Sự biến động này đã gây ảnh hưởng không nhỏđến hoạt động xuất khẩu của ngành cà phê nói chung và của Công ty nói riêng. Có những lúc đểđủ số lượng cà phê xuất khẩu Công ty phải tiến hành gom hàng ở nhiều nơi, công tác thu mua gặp nhiều khó khăn hơn.

b.Vị trí địa lý.

Hiện nay, cà phê được trồng nhiều ở các tỉnh Lâm Đồng, Gia Lai, Đồng Nai, Kon Tum, Bình Phước, Đắk Lắk… trong đó Đắc Lắc là tình có diện tích cà phê và

sản lượng lớn nhất, đồng thời cũng là địa phương có tốc độ tăng trưởng lớn nhất. Với điều kiện tự nhiên ưu đãi, Đắk Lăk là tỉnh sản xuất cà phê chính của Việt Nam,

đóng góp 50% kim ngạch xuất khẩu cà phê cả nước.

Bảng 12: Các tỉnh có diện tích và sản lượng lớn nhất Việt Nam Tỉnh Diện tích (ha) Sản lượng (Tấn) Lâm Đồng 117.918 200.000 Gia Lai 79.126 100.000 Đồng Nai 28.875 25.000 Kon Tum 12.984 15.000 Bình Phước 13.693 15.000 ĐăkLăk 237.262 360.000 (Nguồn: VICOFA)

Nhận xét: Công ty XNK Intimex đang hoạt động chủ yếu trên địa bàn Hà Nội vì thế với vị trí khá xa nguồn nguyên liệu này làm cho Công ty gặp nhiều khó khăn trong khâu thu mua. Việc trồng cà phê của Việt Nam không tập trung mà do các hộ nông dân trông nhỏ lẻ tại vườn nhà họ vì thế Công ty khó khăn trong việc nắm được tình hình thay đổi diện tích sản lượng của từng hộ nông dân, khó tạo dựng đuợc mối quan hệ trực tiếp với các người sản xuất, khó kiểm soát được chất lượng khi thu mua…Để khắc phục tình trạng này, Công ty đã chọn cho mình hình thức thu mua thông qua đại lý. Các đại lý này sẽ đến từng hộ nông dân thu mua đủ

số lượng theo yêu cầu trong hợp đồng nội được ký kết giữa họ và Công ty.

c.Tính mùa vụ.

Có 3 giống cà phê: cà phê chè (Coffee Arabica), cà phê vối (Coffee Robusta), cà phê mít (Coffee Excelsa). Thời gian sinh trưởng phát triển thu hoạch của rừng giống cà phê khác nhau cũng khác nhau.

Mùa vụ của cà phê:

- Cà phê Arabica (cà phê chè): tháng 10, 11, 12, và tháng 1. - Cà phê Robusta (cà phê vối); tháng 11, 12 và tháng 1, 2, 3.

- Cà phê mít: tháng 6, 7, 8,9.

Nhận xét: tính mùa vụ của cà phê cũng ảnh hưởng đến công tác thu mua của Công ty. Khi vào vụ Công ty thường có nguồn cung ứng dồi dào nhưng khi hết vụ

thì việc thu mua trở nên khó khăn hơn.

1.2.Nhân tố giá cả

Nhân tố giá cả là nhân tốảnh hưởng rât lớn đến kết quả hoạt động xuất khẩu và hiệu quả kinh doanh của Công ty. Giá bao gồm giá đầu vào và giá đầu ra. Nếu giá đầu vào thấp và giá đầu ra cao thì doanh nghiệp có lợi nhuận cao và ngược lại.

Để có được mức giá mua và giá bán phù hợp đảm bảo hiệu quả cao là vấn đề các doanh nghiệp quan tâm.

Có thể thấy rằng sự dao động lớn của giá cả mặt hàng cà phê là nét đặc trưng lớn nhất của thị trường cà phê trong những năm vừa qua. Giá cà phê thường không ổn

định, lên xuống thất thường. Trong lúc đó người sản xuất lại mù quáng chạy theo thị trường với một hệ thống thông tin thị trường không đối xứng. Một sự tăng giá cà phê tạm thời có thể làm cho người sản xuất đổ xô vào sản xuất, kết quả là làm cho cung cà phê ở những năm sau tăng nhanh. Hậu quả là cà phê bị rớt giá và quay trở

lại tác động vào hoạt động sản xuất.

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê tại công ty xnk intimex (Trang 59 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)