Kết quả định danh 16s các chủng vi khuẩn được tuyển chọn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ sinh học thực nghiệm: Nghiên cứu chủng vi khuẩn cố định đạm nội sinh trong rễ cây ngô (Trang 52 - 56)

N (mg%) = {1,42 * (V1-V2)*100/a}*2

3.8.Kết quả định danh 16s các chủng vi khuẩn được tuyển chọn

Kết quả định danh chủng C31

Kết quả giải trình tự gen 16S

GATCCTGGCTCAGATTGAACGCTGGCGGCAGGCCTAACACATGCAAGTCGAGCGGA TGACGGGAGCTTGCTCCTTGATTCAGCGGCGGACGGGTGAGTAATGCCTAGGAATCT GCCTGGTAGTGGGGGACAACGTTTCGAAAGGAACGCTAATACCGCATACGTCCTAC GGGAGAAAGCAGGGGACCTTCGGGCCTTGCGCTATCAGATGAGCCTAGGTCGGATT AGCTAGTTGGTGGGGTAATGGCTCACCAAGGCGACGATCCGTAACTGGTCTGAGAG GATGATCAGTCACACTGGAACTGAGACACGGTCCAGACTCCTACGGGAGGCAGCAG TGGGGAATATTGGACAATGGGCGAAAGCCTGATCCAGCCATGCCGCGTGTGTGAAG AAGGTCTTCGGATTGTAAAGCACTTTAAGTTGGGAGGAAGGGCAGTAAGTTAATAC CTTGCTGTTTTGACGTTACCGACAGAATAAGCACCGGCTAACTCTGTGCCAGC

KẾT LUẬN Pseudomonas entomophila

Kết quả định danh chủng C14

Kết quả giải trình tự gen 16S

CTGGCACGAAGTTAGCCGGTGCTTATTCTGTTGGTAACGTCAAAACAGCAAGGTATT AGCTTACTGCCCTTCCTCCCAACTTAAAGTGCTTTACAATCCGAAGACCTTCTTCACA CACGCGGCATGGCTGGATCAGGCTTTCGCCCATTGTCCAATATTCCCCACTGCTGCC TCCCGTAGGAGTCTGGACCGTGTCTCAGTTCCAGTGTGACTGATCATCCTCTCAGAC CAGTTACGGATCGTCGCCTTGGTAGGCCTTTACCCCACCAACTAGCTAATCCGACCT AGGCTCATCTGATAGCGCAAGGCCCGAAGGTCCCCTGCTTTCTCCCGTAGGACGTAT GCGGTATTAGCGTTCCTTTCGAAACGTTGTCCCCCACTACCAGGCAGATTCCTAGGC ATTACTCACCCGTCCGCCGCTGAATCATGGAGCAAGCTCCACTCATCCGCTCGACTT GCATGTGTTAGGCCTGCCGCCAGCGTTCAATCTGAGCCAGGATCA

Kết quả tra cứu trên BLAST SEARCH

KẾT LUẬN Pseudomonas nitroreducens

Kết quả định danh chủng C23

Kết quả giải trình tự gen 16S

GATCCTGGCTCAGATTGAACGCTGGCGGCATGCCTTACACATGCAAGTCGAACGGC AGCACGGGTGCTTGCACCTGGTGGCGAGTGGCGAACGGGTGAGTAATACATCGGAA CATGTCCTGTAGTGGGGGATAGCCCGGCGAAAGCCGGATTAATACCGCATACGATC TACGGATGAAAGCGGGGGACCTTCGGGCCTCGCGCTATAGGGTTGGCCGATGGCTG

ATTAGCTAGTTGGTGGGGTAAAGGCCTACCAAGGCGACGATCAGTAGCTGGTCTGA GAGGACGACCAGCCACACTGGGACTGAGACACGGCCCAGACTCCTACGGGAGGCA GCAGTGGGGAATTTTGGACAATGGGCGAAAGCCTGATCCAGCAATGCCGCGTGTGT GAAGAAGGCCTTCGGGTTGTAAAGCACTTTTGTCCGGAAAGAAATCCTTGGCTCTAA TACAGTCGGGGGATGACGGTACCGGAAGAATAAGCACCGGCTAACTACGTGCCAG

Kết quả tra cứu trên BLAST SEARCH

KẾTLUẬN Burkholderia cenocepacia

Kết quả định danh cho thấy chủng C14, C23, C31 rất phù phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

Pseudomonas là một chi lớn có nhiều ứng dụng trong thực tiễn sản xuất nông

nghiệp. Trong vô số các ứng dụng đó thì khả năng cố định đạm của giống Pseudomonas đã được khẳng định từ năm 1994 (Chan et al.,1994)[23]. Sự cố định đạm sinh học của

Pseudomonas trên cây lúa làm tăng đạm tổng số lên 20 - 25%(Dobereiner, 1992). So với

kết quả của chúng tôi khi nhiễm P. entomophila trong hệ rễ cây ngô làm cho tích lũy N tổng trong lá luôn cao hơn gấp 2 lần so với đối chứng, tăng 39% so với N tổng của đối chứng và cao hơn so với kết quả nghiên cứu (Dobereiner,1992) từ 14 - 19%. Điều này có thể giải thích được là do khi sống trong môi trường khắc nghiệt (đất vàng nhạt trên đá cát) đã làm tăng hoạt tính tổng hợp các phytohormon trong đó có IAA dẫn đến tăng tích lũy N tổng số. Giải thích này cũng đã được khẳng định bởi nghiên cứu của (Sandhya V

và cộng sự, 10/2010) đã phân lập được Pseudomonas entomophila trên các loại cây trồng tại các vùng đất khô cằn ở Ấn Độ qua nghiên cứu khảo nghiệm thì chủng này có khả năng sản xuất các phytohormon (IAA, GA, cytokinin), phân giải Phosphat khó tan

ngoài ra chúng còn có tiềm năng lớn trong việc nghiên cứu kiểm soát sinh học để tạo ra thuốc trừ sâu sinh học hiệu quả mà không gây ảnh hưởng đến môi trường [34].

Theo nghiên cứu của Ngô Thanh Phong và cộng sự trường đại học Cần thơ khi phối hợp giữa 2 chủng Pseudomonas sp.BT1 và Pseudomonas sp. BT2 có khả năng thay thế 50-75% N. Khi giải trình tự 16s thì chủng Pseudomonas sp.BT2 này có mức tương đồng 99% với chủng P.seudomonas nitroreducens Miraz et at 2006[24]. Đây cũng là cơ sơ khoa học quan trọng để để chúng tôi khẳng định sự cố định đạm của P. nitoreducens khi sống nội sinh trong hệ rễ của cây ngô. Và trên thực tế khảo nghiệm các cây ngô trong bầu đất có nhiễm chủng P. nitroreducens sự tích lũy N tổng số trong lá luôn cao hơn so với đối chứng 1,8 lần (28%).

Burkholderia cenocepacia là một trong 9 loài của các phức Burkholderia cepacia đã được đánh và khẳng định là một trong số những vi sinh vật đa năng trao đổi

chất trong đó phải kể đến vai trò cố định đạm của loài này.

Năm 2004, Reis đã nghiên cứu khảo sát khả năng cố định đạm của Burkholderia trên cây bắp ở Mexico và ông kết luận rằng khả năng cố định đạm của nó tốt như khi chúng nội sinh trong cây mía trồng ở Brazil và Nam Phi (Reis et al., 2004).

Ở Việt Nam đã có những nghiên cứu rất sớm về vi khuẩn cố định đạm (Trần Phước Đường et al., 1984). Đến 1995 thì mới phát hiện vi khuẩn Burkholderia

vietnamiensis sống trong rễ lúa trồng (Gillis et al.,1995) và có khả năng cố định đạm làm

tăng năng xuất lúa (Trần văn Vân et al., 2000).

Theo nghiên cứu (La Nguyễn Tường Vi, 2010) thí nghiệm ở cây lúa chủng

Burkholderia vietnamiensis sau 14 ngày chúng giúp tăng khả năng đâm chồi 33%, rễ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tăng 57% diện tích lá tăng 30%. So sánh với kết quả của chúng tôi khi nhiễm chủng B.

cenocepacia sau 45 ngày làm tăng 23% số lượng lá, 41% chiều dài rễ, khối lượng rễ

tăng 20%, sinh khối tươi tăng 49% so với đối chứng. Như vây so với B.vietnamiensis thì khả năng cố định đạm của B. cenocepacia trên cây bắp cũng tương đối tốt.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ sinh học thực nghiệm: Nghiên cứu chủng vi khuẩn cố định đạm nội sinh trong rễ cây ngô (Trang 52 - 56)