3. Ý nghĩa của đề tài
2.3.5. Phương pháp xác định khả năng cố địn hN của các chủng vi khuẩn
Đánh giá hoạt tính cố định đạm của các chủng vi khuẩn nội sinh phân lập được dựa trên N tổng số có trong lá và các chỉ tiêu sinh trưởng của cây ngô. N tổng số có trong lá và các chỉ tiêu sinh trưởng của cây ngô của các lô thực nghiệm càng cao hơn so với lô đối chứng, chứng tỏ hoạt tính cố định đạm của chủng vi khuẩn càng mạnh.
* Phương pháp thí nghiệm: Hạt ngô lai DK - 888 được khử trùng bằng H2O2 3% trong 3 phút, rửa lại 4 lần với nước cất. Sau đó, cho hạt vào đĩa petri có bông đã được khử trùng, với một ít nước và ủ cho tới khi hạt nứt mộng chuẩn bị nảy mầm. Rửa sạch hạt bằng nước cất. Vi khuẩn cố định đạm được nuôi trong ống nghiệm sau 48hh lấy dịch sinh khối tế bào cho hạt ngô vào và ngâm 15 phút. Sau đó đem gieo 1 hạt/bầu đất.
khoảng 5 kg đất. Mỗi chủng vi khuẩn 1 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức có 10 bầu đất, thí nghiệm được lặp lại 3 lần.
Nghiệm thức 1: Đối chứng không bón phân, không nhiễm vi khuẩn
Nghiệm thức 2: Không bón phân, nhiễm các chủng vi khuẩn cố định đạm phân lập được.
Các chỉ tiêu theo dõi cây ngô sau khi gieo 45 ngày: Chiều cao cây, số lá trên cây, chiều dài lá, đường kính gốc, chiều dài rễ, khối lượng tươi, khô.
Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm:
- Chiều cao cây (cm), số lá trên cây, chiều dài lá (cm), đo từ gốc sát mặt đất đến đỉnh của lá ngọn
- Đường kính gốc (mm)
- Hàm lượng diệp lục trong lá được xác định sau 45 ngày.