Phối hợp, lồng ghép công tác giáo dục vệ sinh môi trường vào trong các chương trình phát

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội môi trường của dự án xây dựng nhà vệ sinh nông thôn tại xã cẩm hưng – huyện cẩm xuyên tỉnh hà tĩnh (Trang 94 - 112)

c Về khía ạnh môi trường

4.3.2 Phối hợp, lồng ghép công tác giáo dục vệ sinh môi trường vào trong các chương trình phát

trường vào trong các chương trình phát triển kinh tế- xã hội, y tế, giáo dục, KHHGĐ của xã

Trong các trường học, tổ chức cho học sinh tham gia tổng vệ sinh , lồng ghép chương trình giáo dục về vệ sinh môi trường vào trong chương trình giáo dục về môi trường.

• Công tác thông tin- giáo dục- truyền thông về vệ sinh môi trường phải

được tăng cường và tiến hành thường xuyên, liên tục hơn nữa bằng nhiều hình thức khác nhau như : truyền thông trực tiếp, truyền thông xã hội, tiếp thị

xã hội... nhằm nâng cao nhận thức của người dân về việc sử dụng hố xí hợp vệ sinh, những ảnh hưởng tiêu cực của thói quen đi vệ sinh bừa bãi.

Đồng thời mở các lớp, chương trình tập huấn, hướng dẫn người dân về các hành vi vệ sinh cá nhân hằng ngày nhằm nâng cao nhận thức của người dân về hành vi vệ sinh cá nhân sạch sẽ để giảm các nguy cơ về các bệnh truyền nhiễm. Ví dụ, việc rửa tay bằng xà phòng có thể giúp giảm gần một nửa các ca bệnh tiêu chảy và giảm nguy cơ mắc nhiểm khuẩn đường hô hấp. Thế nhưng, thực tế là chỉ khoảng 12% người dân nông thôn Việt Nam có thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và 16% rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh.

4.3.3 Về mặt nguồn vốn đầu tư

Ngoài việc nhận được nguồn vốn viện trợ của chính phủ Phần Lan, đồng thời chính quyền địa phương cũng nên kêu gọi sự đóng góp của các cơ quan ,tổ chức, cá nhân liên quan trong vấn đề vệ sinh môi trường nông thôn đặc biệt là kêu gọi hợp tác trong lĩnh vực hợp tác quốc tế , cũng như sự đóng góp của nhân dân để nhân rộng mô hình xây dựng nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn vệ sinh.

Tiếp tục hỗ trợ kinh phí của ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương để triển khai mạnh mẽ, sâu rộng chủ trương xây dựng nhà vệ sinh nông thôn. Hỗ trợ cho nông dân sản xuất nông nghiệp chủ động khắc phục và bù đắp lại thiệt hại tài chính do hậu quả của thiên tai, dịch bệnh gây ra, góp phần đảm bảo ổn định an sinh xã hội nông thôn, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển.

4.3.4 Chính sách

Tiếp tục có chính sách ưu đãi, khuyến khích, tạo cơ chế, động lực thu hút các thành phần kinh tế đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nhân rộng phổ biến mô hình xã hội hóa đầu tư, mô hình các công trình hạ tầng có hiệu quả , bền vững cho các vùng nông thôn.

Có cơ chế đẩy mạnh xã hội hóa, huy động nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. Tạo điều kiện để địa phương chủ động kêu gọi triển khai các hình thức đầu tư.

Có chính sách để địa phương chủ động bố trí cân đối ngân sách địa phương cho phát triển nông thôn, trong đó ưu tiên đầu tư cở sở hạ tầng thủy lợi, giao thông nông thôn, vệ sinh nông thôn.

4.3.3

PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường trên địa bàn xã Cẩm Hưng – huyện Cẩm Xuyên – tỉnh Hà Tĩnh.Cụ thể là điều tra 60 hộ nông dân tham gia dự án và nằm ngoài dự án.Kết quả đề tài đã đạt được như sau:

Đề tài đã nghiên cứu cơ sở lý luận về đánh giá hiệu kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường và đưa ra nguyên tắc để đánh giá dự án một có hiệu quả.Đồng thời đưa ra kinh nghiệm đánh giá của các nước trên thế giới cũng như một số đánh giá tại Việt Nam.

Đề tài tìm hiểu thực trạng hoạt động triển khai và kết quả của dự án xây dựng nhà vệ sinh tại xã Cẩm Hưng – huyện Cẩm Xuyên – tỉnh Hà Tĩnh mang lại Dự án xây dựng nhà vệ sinh đã đóng góp phần nào cải thiện tình hình kinh tế xã hội và môi trường tại địa phương.Cụ thể như:

- Về mặt kinh tế dự án xây dựng nhà vệ sinh đa phần nào làm tăng sản

lượng nông nghiệp, sản lượng lúa gia tăng hằng năm và góp phần làm chothu

nhập của người dân trong xã tăng lên qua các năm sau khi tiến hành xây dựng nhà vệ sinh. Xây dựng nhà vệ sinh còn giảm thiểu các chi phí cho người dân trong lĩnh vực nông nghiệp, nó góp phần giảm thiểu khối lượng phân bón như đạm, lân, kali từ đó giảm nhẹ gánh nặng cho người nông dân tại xã.

- Tỷ lệ số hộ nghèo trong xã có xu hướng giảm so với trước. Trước năm 2007, số hộ nghèo trong xã chiếm gần 15% . Nhưng từ sau khi thực hiện dự án số hộ nghèo trong xã giảm đi còn 13% năm 2009, và cho đến nay, số hộ nghèo trong xã còn 10% (2013).

- Về mặt y tế dự án xây dựng nhà vệ sinh góp phần cải thiên điều kiện sức khỏe cho người dân. Các bệnh liên quan đến vệ sinh môi trường ở trong xã giảm một cách đáng kể như bệnh tiêu chảy, giun sán, tả, kiết lỵ, bệnh đau mắt hột, các bệnh về da... Sau khi dự án xây dựng nhà vệ sinh được thực hiện xong, mỗi năm tỷ lệ số người mắc các bệnh này trong xã giảm từ 0,5- 3%.Từ đó tiết kiệm chi phí bệnh tật và giảm thiểu số ngày nghỉ do các bệnh tiêu chảy, giun sán...gây ra.Đồng thời làm tăng thêm khối lượng công việc sẽ giúp cho kết quả kinh tế đạt cao hơn

- Về mặt giáo dục: Trước khi có dự án xây dựng nhà vệ sinh nông thôn tại xã, thì dân trí ở đây khá thấp, người dân chủ yếu đi vệ sinh một cách bừa bãi, chưa có ý thức về vấn đề vệ sinh. Tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm cao. Số lượng trẻ em đi học còn ít. Nhưng từ khi dự án đi vào thực hiện năm 2007, thì tỷ lệ số học sinh đến trường cao hơn trước, 100% số trẻ em trong độ tuổi ở xã được đến trường

- Về mặt môi trường dự án xây dựng nhà vệ sinh tại xã Cẩm Hưng góp phần cải thiện điều kiện môi trường nơi đây, tình trạng ô nhiễm đất, ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí giảm một cách đáng kể so với trước khi thực hiện dự án.

Tóm lai xây dựng nhà vệ sinh đúng tiêu chuẩn, hợp vệ sinh là một yêu cầu cấp bách, đặc biệt là ở những vùng miền núi, nông thôn, những nơi có điều kiện vệ sinh còn rất hạn chế, và là nơi có tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm cao. Nó sẽ cải thiện điều kiện sức khỏe của người dân ở đó , và giảm phần lớn các loại bệnh tật liên quan đến vệ sinh môi trường. Do đó, việc xây dựng nhà vệ sinh nông thôn cần được nhân rộng ra các vùng nông thôn, miền núi, hải đảo, để cuộc sống của người dân nông thôn ngày càng được cải thiện.

5.2. Kiến nghị

Những lợi ích của việc xây dựng nhà vệ sinh tại tại xã Cẩm Hưng- huyện Cẩm Xuyên– tỉnh Hà Tĩnh mang lại có một ý nghĩa hết sức to lớn về mặt kinh tế, xã hội, môi trường ở nơi đây, đặc biệt là những lợi ích trong việc cải thiện điều kiện sức khỏe của người dân trong xã. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả của việc xây dựng nhà vệ sinh và nhân rộng mô hình xây dựng nhà vệ sinh ra toàn xã và các xã lân cận khác , tôi xin đề xuất một số các kiến nghị sau:

5.2.1 Chính quyền địa phương

- Chính quyền địa phương cần tổ chức các lớp nâng cao nhận thức cho

các hộ dân và thông qua đó tuyên truyền và hướng dẫn người dân xây dựng các công trình phụ, các công trình nhằm mục đích giảm thiểu chi phí cho người dân như biogas.

- Cần phối hợp với các trường trên địa bàn để có thể giáo dục tuyên

truyền cho học sinh biết được các tác hại cũng như lợi ích của việc dữ gìn vệ sinh trong nhà trường và trong gia đình.

- Chính quyền địa phương cần phải có những chính sách khuyến khích

đầu tư đối với việc nhân rộng mô hình nhà vệ sinh ra toàn xã .

• Những chính sách khuyến khích đầu tư đối với các dự án tài trợ cho

việc xây dựng nhà vệ sinh nói riêng và cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường nói chung.

• Những chính sách ưu đãi đối với người dân để khuyến khích xây

dựng nhà vệ sinh như : chính sách vay vốn, tín dụng dài hạn với lãi suất ưu đãi , thời gian cho vay vốn dài hạn ...Từ đó, góp phần cải thiện điều kiện sức khỏe cho người dân , và nâng cao chất lượng sống cho người dân.

- Chính quyền địa phương cần đẩy mạnh hợp tác với khu vực tư nhân để huy động khả năng chuyên môn và nguồn lực như khuyến khích khu vực tư

nhân cung cấp các giải pháp vệ sinh môi trường chi phí thấp cho các hộ gia đình nông thôn.

5.2.2 Nhà nước

- Đối với nhà nước cần quan tâm và hỗ trợ để địa phương triển khai mục tiêu xây dựng Nông thôn mới sớm được hoàn thành chỉ tiêu.Đồng thời cũng cần tiếp tục triển khai Chương trình quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường mạnh mẽ để người dân sớm được cải thiện điều kiện vật chất cũng như môi trường sống.

- Tiếp tục hoàn thiện chính sách về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

+ Đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn là cơ sở và điều kiện cần thiết để phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, tạo nề tảng KT - XH và chính trị vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

+ Tăng cường mạnh mẽ đầu tư nhà nước và xã hội, ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến cho nông nghiệp, nông thôn phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí nông dân. Đổi mới cơ chế mạnh mẽ, chính sách để huy động cao nhất các nguồn lực trong xã hội, kể cả huy động vốn ODA và FDI đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Lê Văn Căn(2003),Cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nôn thôn: Những bước đi ban đầu. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn số 2/2003.

2. PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh, Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường, Nxb Thống Kê Hà Nội,2003.

3. Phạm Ngọc Hồ, Hoàng Xuân Cơ, Đánh giá tác động môi trường, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2003.

4. Ths. Lê Anh Tuấn, Thiết kế định hình nhà vệ sinh nông thôn, Nxb Đại học Cần Thơ, 2005.

5. Trần Võ Hùng Sơn ( chủ biên), Nhập môn phân tích chi phí- lợi ích, Nxb Đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh, 2001.

6. Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn(2005).

7. Báo cáo xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ, Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn – Viện khoa học Thủy lợi Việt Nam, 2008.

Tiếng Anh :

8. Economic Impacts of Sanitation in Vietnam “A five-country study conducted in Cambodia, Indonesia, Lao PDR, the Philippines and Vietnam

under the Economics of Sanitation Initiative (ESI), Research Report February 2008.

Các trang Web :

9. http://suckhoedoisong.vn/2009112164136285p0c61/ve-sinh-moi-truong-

nong-thon-khoang-cach-giua-muc-tieu-va-thuc-te.htm( ngày truy cập

25/4/2014)

10. http://www.cerwass.org.vn/?act=baocao&lang=vi (ngày truy cập 16/3/2014)

11.

http://www.who.int/water_sanitation_health/hygiene/sanhygpromo1.pdf(

ngày truy cập 19/3/2014)

12. http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/qlg ( ngày truy cập 21/4/2014) 13. http://doisong.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/nha-tieu-moi-de-doa-doi-

PHỤ LỤC 1

MẪU BẢNG CÂU HỎI ĐIỀU TRA VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI – MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN TẠI XÁ CẨM HƯNG - HUYỆN CẨM XUYÊN

- TỈNH HÀ TĨNH Họ và tên chủ hộ: ... Địa chỉ: ... I Thông tin về chủ hộ 1. Tuổi chủ hộ:...tuổi 2. Trình độ học vấn: Cấp 1 cấp 2 cấp 3 3. Trình độ chuyên môn

Trung cấp kỹ thuật Cao đẳng Đại học

II. Thông tin tình hình kinh tế - xã hội của hộ năm 2013 1. Số khẩu:...

2 .Diện tích đất trồng lúa của hộ: ...sào 3. Tình hình tài chính của hộ:

- Tổng thu nhập/tháng:...triệu đồng. Mức chi tiêu của hộ/tháng:...trđ

- Xin hãy cho biết mức thu nhập của hộ gia đình có đủ chi tiêu cho những nhu cầu cơ bản trong cuộc sống không?

+ Không đủ, thiếu nhiều so với mức chi tiêu để đáp ứng nhu cầu cơ bản... + Chỉ đủ chi tiêu cho lương thực, thực phẩm....

+ Đủ chi tiêu cho gia đình (với cuộc sống khá no đủ)... + Đủ chi tiêu và có một phần tiết kiệm....

II. Đánh giá hiệu quả kinh tế

1. Theo ông bà việc xây dựng nhà vệ sinh đúng cách, hợp vệ sinh có thể giúp tăng thu nhập, giảm chi phí sản xuất như các hộ gia đình ở nông thôn hay không?

Có Không

2. Theo ông bà xây dựng nhà vệ sinh có tận dụng nguồn chất thải của con người dùng làm thức ăn để nuôi cá, nuôi trùn cho gà, vịt…. hay làm phân compost dùng cho bón cây thay thế cho phân bón hóa học độc hại hay không?

Có Có Không

3. Theo ông bà gia đình ông bà có tiết kiệm chi phí trong trồng trọt và chăn nuôi khi xây dựng nhà vệ sinh hay không?

Có Có Không

4. Các chất thải của con người tại hộ gia đình ông bà sau khi được thu gom, ông bà xử lí bằng phương pháp nào?

Ủ Phương án khác

5. Ông bà cho biết lượng phân bón hóa học trước và sau khi sử dụng phân bón hữu cơ.

Lượng phân bón hóa học sử dụng

(kg)

Không sử dụng

phân hữu cơ

Sử dụng phân hữu cơ

Khối lượng phân bón hóa học giảm

1 sào 1 sào 1 sào

Đạm Kali Lân NPK

6. Theo ông bà có thể tận dụng chất thải của con người, xây dựng hầm biogas tạo ra khí đốt phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất trong các hộ gia đình hay không?

Có Có Không

7. Trước khi có dự án gia đình ông bà đã xây dựng hầm biogas hay chưa?

Đã xây dựng Chưa xây dựng

8. Sau khi có dự ángia đình ông bà đã xây dựng hầm biogas hay chưa?

Đã xây dựng Sẽ xây dựng Không xây dựng

9. Ông bà cho biết việc xây dựng nhà vệ sinh sẽ giúp cho môi trường cảnh quan sạch đẹp hơn, tạo điều kiện để thu hút khách du lịch hơn hay

không?

Có Có Không

10.Ông bà cho biết xây dựng nhà vệ sinh có ảnh hưởng tới tạo ra công ăn việc làm cho người dân địa phương

Có Không

II. Đánh giá hiệu quả xã hội

1. Theo ông bà xây dựng nhà vệ sinh giảm các khó khăn cho người dân hay không? Và đó là những khó khăn gì?

Có Không

……… ……… ………

……… ………

2. Theo ông bà xây dựng nhà vệ sinh có giúp cải thiện điều kiện sức khỏe,cải thiện môi trường làm việc, phát triển giáo dục cho người dân hay không?

Có Không

3. Ông bà cho biết các bệnh do uống nước bị nhiễm phân do nước thải ở nhà vệ sinh không được xử lí?

Bệnh dịch tả

Bệnh kiết lị do que khuẩn Bệnh tiêu chảy

Bệnh thương hàn Tất cả

4. Đánh giá của ông bà về tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng và tử vong ở đia phương khi chưa có dự án xây dựng nhà vệ sinh so với hiện tại như thế nào?

Tăng lên Giảm đi

Không thay đổi

5. Theo ông bà tỉ lệ trẻ em đến trường hiện nay so với những năm trước đây như thế nào?

Thấp hơn

6. Ông bà cho biết tình trạng đi vệ sinh không đúng nơi đúng chỗ khi chua có dự án xảy ra như thế nào?

Nhiều Ít

7. So với hiện tại khi xây dựng nhà vệ sinh tình trạng ô nhiễm mất vệ sinh do ý thức người dân thay đổi như thế nào?

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội môi trường của dự án xây dựng nhà vệ sinh nông thôn tại xã cẩm hưng – huyện cẩm xuyên tỉnh hà tĩnh (Trang 94 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w