Xã hội hóa về vệ sinh môi trường

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội môi trường của dự án xây dựng nhà vệ sinh nông thôn tại xã cẩm hưng – huyện cẩm xuyên tỉnh hà tĩnh (Trang 93 - 95)

c Về khía ạnh môi trường

4.3.1Xã hội hóa về vệ sinh môi trường

Xã hội hóa về vệ sinh môi trường cần được chú trọng và được triển khai rộng rãi hơn nữa.Khơi dậy tính tự giác trách nhiệm của người dân. Đẩy mạnh ứng dụng của công nghệ biogas : Song song với việc xây dựng hố xí 2 ngăn hợp vệ sinh , trong các hộ gia đình đặc biệt là các hộ làm kinh tế chăn nuôi với số lượng gia súc , gia cầm lớn, ổn định hay các hộ làm nghề chế biến tinh bột kết hợp với chăn nuôi... nên xây dựng các hầm biogas để tiết kiệm chi phí nhiên liệu trong gia đình. Tuy nhiên, việc xây dựng hầm biogas một cách ồ ạt , không đảm bảo kỹ thuật, không tính toán đến rò rỉ độc hại, an toàn cháy nổ sẽ gây ra những hậu quả không lường hết được. Chính vì vậy, để đẩy mạnh

việc chỉ đạo, tuyên truyền cho người dân thấy được những lợi ích của công nghệ khí sinh học, giới thiệu về các loại hầm biogas, cách sử dụng và bảo quản hầm ; sự hỗ trợ về kĩ thuật và tiền mặt cho những hộ gia đình có nhu cầu xây dựng.

Phát huy và nhân rộng các mô hình có sẵn ở địa phương như: “Bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp”, mô hình đăng ký “ không vứt rác, xác động vật gây ô nhiễm môi trường”.

Đưa việc bảo vệ môt trường vào hương ước thôn, tiêu chuẩn xếp loại gia đình, khu dân cư, thôn văn hóa.

Cẩn lập các tổ giám sát của thôn, xã hoạt động thường xuyên để kiểm tra, nhắc nhở .Chú ý các vùng giáp ranh giữa các địa phương.Kịp thời biểu dương khen thưởng các cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến trong việc bảo vệ môi trường.

Địa phương nên thành lập một đội bảo vệ môi trường dể quản lý, đôn đốc và xử lý hành vi gây ô nhiễm môi trường nông thôn, xây dựng ý thức bảo vệ môi trường.

4.3.2 Phối hợp, lồng ghép công tác giáo dục vệ sinh môitrường vào trong các chương trình phát triển kinh tế-trường vào trong các chương trình phát triển kinh tế- trường vào trong các chương trình phát triển kinh tế- xã hội, y tế, giáo dục, KHHGĐ của xã

Trong các trường học, tổ chức cho học sinh tham gia tổng vệ sinh , lồng ghép chương trình giáo dục về vệ sinh môi trường vào trong chương trình giáo dục về môi trường.

• Công tác thông tin- giáo dục- truyền thông về vệ sinh môi trường phải

được tăng cường và tiến hành thường xuyên, liên tục hơn nữa bằng nhiều hình thức khác nhau như : truyền thông trực tiếp, truyền thông xã hội, tiếp thị

xã hội... nhằm nâng cao nhận thức của người dân về việc sử dụng hố xí hợp vệ sinh, những ảnh hưởng tiêu cực của thói quen đi vệ sinh bừa bãi.

Đồng thời mở các lớp, chương trình tập huấn, hướng dẫn người dân về các hành vi vệ sinh cá nhân hằng ngày nhằm nâng cao nhận thức của người dân về hành vi vệ sinh cá nhân sạch sẽ để giảm các nguy cơ về các bệnh truyền nhiễm. Ví dụ, việc rửa tay bằng xà phòng có thể giúp giảm gần một nửa các ca bệnh tiêu chảy và giảm nguy cơ mắc nhiểm khuẩn đường hô hấp. Thế nhưng, thực tế là chỉ khoảng 12% người dân nông thôn Việt Nam có thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và 16% rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội môi trường của dự án xây dựng nhà vệ sinh nông thôn tại xã cẩm hưng – huyện cẩm xuyên tỉnh hà tĩnh (Trang 93 - 95)