Bài học kinh nghiệmcho đánh giá dựán xây dựng NVS tại xã Cẩm Hưng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội môi trường của dự án xây dựng nhà vệ sinh nông thôn tại xã cẩm hưng – huyện cẩm xuyên tỉnh hà tĩnh (Trang 37 - 112)

Hưng

Công tác nghiên cứu khoa học ở các nước phát triển là một hoạt động sống còn, động lực để phát triển sản xuất cũng như toàn bộ đời sống kinh tế xã hội.Ngân sách quốc gia, cũng như ngân sách của các doanh nghiệp dành cho hoạt động này khá lớn. Do đó việc đánh giá hiệu quả đầu tư cũng như đánh giá hiệu quả hoạt động khoa học đòi hỏi khách quan và được tiến hành một cách có hệ thống.

Kinh nghiệm đánh giá hiệu quả của các nước trên thế giới và ở Việt Nam có thể được tổng kết như sau:

- Ở cấp quốc gia: Các tổ chức cung cấp nguồn vốn; Hội đồng nghiên cứu

- Ở cấp cơ sở: Hội đồng khoa học; Ban lãnh đạo; các đơn vị chuyên môn

Mục tiêu đánh giá

- Phân bổ vốn nghiên cứu - Xây dựng chiến lược

Các tiêu chí đánh giá

- Số lượng

- Chất lượng

- Mức độ ảnh hưởng - Tính ứng dụng

Dựa vào kết quả khảo sát có thể thấy các nước cũng như Việt Nam đưa ra các nhóm chỉ tiêu đánh giá các tổ chức nghiên cứu triển khai sau:

- Các chỉ tiêu liên quan đến mục tiêu, tầm nhìn và chiến lược phát triển - Các chỉ tiêu đầu vào, bao gồm các chỉ tiêu liên quan tới tiềm lực

- Các chỉ tiêu đầu ra là những chỉ tiêu phản ánh các kết quả hoạt động của nghiên cứu và triển khai

Đối với đề tài, tôi đã đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường dựa vào các số liệu có sẵn cũng như số liệu điều tra tại cơ sở cùng với sự khảo sát tại thực tế.

Trước tiên căn cứ vào mục đích đánh giá để từ đó đưa ra định hướng. Đánh giá hiệu quả kinh tế và xã hội tôi dựa vào số liệu về dân số của xã...., các báo cáo tổng hợp của trạm y tế xã cùng với sự khảo sát tại địa phương để từ đó đánh giá tiêu chí, kèm theo đó là dựa vào các báo cáo về kết quả đã có sẵn.

Đánh giá dựa trên cơ sở những tiêu chí mà dự án đạt được so với trước khi có dự án.Từ đó đánh giá được dự án thực hiện có khả thi hay không, có đạt được mục tiêu kì vọng hay không. Đánh giá tác động sẽ được tiến hành ở hai cấp độ: cấp độ Mục đích và cấp độ Mục tiêu phát triển của dự án.

Tác động ở cấp độ Mục đích

Mục đích của dự án là tăng thu nhập và nâng dần mức sống của hộ nông thôn tại xã Cẩm Hưng. Những vấn đề về việc đánh giá hiệu quả của dự án tới thu nhập và nâng dần mức sống sẽ không được đề cập tới. Tuy nhiên việc đánh dự án sẽ sử dụng những dữ liệu từ các báo cáo của UBND xã, trạm y tế và các tài liệu liên quan . Nguồn dữ liệu này có thể cung cấp những thông tin về các xu hướng của các chỉ số về nghèo đói, y tế và giáo dục trong vùng dự án, ngay cả khi không thể quy trực tiếp cho tác động của dự án.

Với sự hỗ trợ của UBND xã sẽ chịu trách nhiệm xem xét chất lượng và khả năng tiếp cận những dữ liệu này trong năm đầu tiên của dự án.

Tác động phát triển của dự án

Trọng tâm chính của việc đánh giá tác động nằm ở cấp độ Mục tiêu phát triển của dự án.Các lần đánh giá tác động sẽ được thực hiện các vào các thời điểm đầu kỳ và giữa kỳ.

Việc đánh giá tác động sẽ được tiến hành mẫu tại 3 thôn. Những thôn này sẽ được chọn sao cho có thể đại diện chung cho những điều kiện kinh tế- xã hội trong vùng dự án. Điều này đảm bảo rằng các chỉ số liên quan tới kinh tế xã hội giữa các hộ sẽ được xem xét.

Phương pháp luận

Do có rất nhiều chỉ số khác nhau cần được đo nên việc đánh giá tác động sẽ sử dụng hỗn hợp các phương pháp định tính và định lượng. Những phương pháp này gồm: Phân tích chi phi – lợi ích (CBA), phương pháp đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 3.1.1 Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Cẩm Xuyên là một huyện cực nằm về phía đông của Tỉnh Hà Tĩnh. Toàn huyện có 25 xã và 2 thị trấn. Diện tích tự nhiên 63.554,37 ha.Cẩm Hưng là xã nằm phía Đông của huyện Cẩm Xuyên. Cách trung tâm huyện 2 km, phía Đông Bắc giáp xã Cẩm Thăng và bị ngăn cách bở song Hội, phía Đông Nam giáp xã Cẩm Thịnh, phía Tây Nam giáp xã Cẩm Quan. Cẩm Xuyên hội tụ đồng thời cả ba vùng sinh thái: vùng biển và ven biển; vùng đồng bằng; vùng trung du, miền núi. Đây chính là điều kiện thuận lợi để huyện Cẩm Xuyên phát triển đa dạng các thành phần kinh tế khác nhau.

b. Thời tiết khí hậu

Chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều. Chia ra làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 11; mùa khô kéo dài 5 tháng từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ không khí

- Tổng nhiệt độ năm 8.500 – 8.600 độ C

- Nhiệt độ không khí trung bình năm 23,1 độ C - Biên độ nhiệt độ trong năm 12 – 13 độ C

- Nhiệt độ tối cao trung bình các tháng từ 28,3 độ C – 40,9 độ C, tối thấp trung bình các tháng từ 14,6 độ C – 26,2 độ C

- Biên độ nhiệt độ bình quân các tháng 4,0 – 7,2 độ C

- Nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm vào tháng 1 khoảng 16,5 độC

• Lượng mưa

Trong vùng thường có mưa rào trong thời gian ngắn, với lượng mưa nhiều có khi vượt quá 200mm/ngày.

- Tổng lượng mưa trung bình năm: 1.874mm;

- Lượng mưa trung bình cao nhất: 495mm vào tháng 9 hàng năm; - Lượng mưa trung bình thấp nhất: 33mm vào tháng 12 hàng năm; - Số ngày mưa trong năm cộng dồn 127,0 ngày;

- Mùa mưa thường gây xói lở bờ biển, xói mòn đất và gây lũ lụt.

- Mùa khô hanh từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chiếm 11,6% cả năm, mùa này thường có nguy cơ cháy rừng.

• Độ ẩm không khí

- Độ ẩm trung bình cả năm trong phạm vi 85 – 87% - Độ ẩm trung bình cao nhất 93% vào tháng 3. - Độ ẩm trung bình thấp nhất 79% vào tháng 7.

Đặc biệt vào những tháng có Tây Nam khô nóng (tháng 4 – 7), độ ẩm không khí tối thấp tuyệt đối xuống rất thấp (61% tháng 7); Đồng thời trong thời gian gió Tây Nam phát triển mạnh lượng bốc hơi nước rất nhanh (98,3- 138,2mm vào tháng 5;6;7). Đây là yếu tố cực đoan đối với cây trồng vật nuôi vủa vùng, trong quá trình sản xuất nông, lâm nghiệp cần quan tâm tới thời điểm này làm cơ sở để xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp nhất.

• Hướng gió

- Gió mùa Đông Bắc thổi vào mùa đông, thổi theo đợt, mỗi đợt kéo dài 3 – 4 ngày, tốc độ gió trung bình cấp 3, cấp 4. Vào mùa đỉnh điểm (tháng 12;1;2) tốc độ gió cao nhất có thể lên đến cấp 6; 7. Gió mùa Đông Bắc có thời gian hoạt động từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Đặc điểm thời tiết khi có gió mùa Đông Bắc thường kéo theo mưa phùn, đây là điều kiện thuận lợi cho cây trồng.

- Gió Tây Nam thổi vào mùa hè theo từng đợt 2 – 3 ngày có khi kéo dài vài tuần lễ. Gió Tây Nam khô, nóng thổi từ tháng 5 đến tháng 7.Khi có gió Tây Nam nhiệt độ không khí thường lên cao, khô và nóng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng, vật nuôi. [15]

• Bão biển, thiên tai

Chủ yếu là gió bão và gió mùa Đông Bắc gây ra những đợt rét đậm kéo dài, sương muối, sương giá thường xuất hiện.

3.1.2Địa hình, thổ nhưỡng

Cẩm Hưng là xã nằm về phía Đông của huyện Cẩm Xuyên, có địa thế khá cao, được bao trùm bởi một số dãy núi chạy dài, tạo nên địa hình bán sơn địa thấp dần từ Tây sang Đông rất rõ nét, địa hình sử dụng để phát triển các ngành kinh tế đặc trưng như: Lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc, khai thác tài nguyên khoáng sản, đất đá.

3.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.3.1Đất đai

Đất đai luôn là yếu tố quan trọng không thể thiếu được trong đời sống sản xuất của con người, nó vừa là đối tượng sản xuất lại vừa là tư liệu sản xuất. Đất đai có tác động rất lớn đến sản xuất, đặc biệt là yếu tố quan trọng trong việc chọn vùng đất phù hợp để phát triển chăn nuôi và trồng trọt.

Số liệu về diện tích đất đai của xã Cẩm Hưng như sau:

• Diện tích đất tự nhiên của là 4.050. ha

- Diện tích đất nông nghiệp 2.010,3 ha. - Diện tích đất phi nông nghiệp: 846,9 ha. - Diện tích đất chưa sử dụng: 1.190,1 ha

Tài nguyên đất ở xã Cẩm Hưng là rất đa dạng và phong phú, thích nghi với nhiều loại cây trồng và vật nuôi. Tuy nhiên độ phì của đất ở một số vùng còn nghèo nàn làm cho hiệu quả kinh tế khi sử dụng chưa cao. Vì vậy, cần phải có những biện pháp cải tạo, tăng cường đầu tư theo chiều sâu và chuyển

đổi theo hướng phù hợp sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao.

3.1.3.2 Dân số - Lao động a. Về dân số

Dân số và lao động là nhân tố chủ lực điều tiết quá trình sản xuất và quyết định của quá trình sản xuất. Đặc biệt là trong nông nghiệp lao động cần một lượng khá lớn so với các ngành khác. Cẩm Hưng là một xã đông dân có nguồn lao động dồi dào, rất có tiềm năng để phát triển kinh tế.

Bảng 3.1 Dân số của xã Cẩm Hưng qua các năm từ 2007 - 2013

Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Số người trong xã

6400 6574 6783 6925 7132 7296 7379

Nguồn: UBND xã Cẩm Hưng

Theo số liệu thống kê tại xã năm 2010, tổng dân số của xã Cẩm Hưng 6.925 khẩu, tương ứng với 1.385 hộ gia đình. Năm 2011 tổng dân số là 7.132 tương ứng với 1.427 hộ tăng 2,99% so với năm 2010. Năm 2012 có tổng số dân là 7.296 tương ứng với 1.459 hộ tức là tăng 2,3% so với năm 2011, tốc độ tưng bình quân trong ba năm là 2,65%

Trong tổng số các hộ, trong 3 năm liên tiếp thì số hộ tham gia vào các ngành nghề nông lâm, thủy sản là cao nhất cụ thể là năm 2010 với tỷ trọng là 71,78%, năm 2011 là71,57%, năm 2012 là 71,26%. Nhưng theo số liệu thống kê qua 3 năm thì tỷ trọng các hộ tham gia sản xuất nông lâm, thủy sản có xu hướng giảm dần theo các năm, ngược lại các hộ tham gia vào các ngành nghề phi nông nghiệp lại có xu hướng tăng theo các năm, cụ thể là năm 2010 các hộ tham gia vào các ngành nghề phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng 14,1%, năm 2011 là 14,19, năm 2012 là 14,21%. Nguyên nhân của sự biến động này là do nhiều ngành nghề phi nông nghiệp phát triển mang lại hiệu quả kinh tế cao, mặt khác đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do phục vụ phát triển các

ngành công nghiệp và dịch vụ, mặt khác dân số ngày càng tăng mà diện tích đất đai cũng như các điều kiện khác có hạn nên người dân chuyển dần sang các ngành nghề khác.

b. Về lao động

Trong năm 2010 tổng lao động toàn xã 4737 người, năm 2011 là 4939 người, năm 2012 là 5084 người.Nguồn lao động chủ yếu của xã tập trung ở ngành nông - lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 79,8% tương ứng 3.780 lao động năm 2010, năm 2011 chiếm 79,7% tương ứng với 3.936 người, năm 2012 chiếm 79,06% tương ứng với 3.991 người.Nhìn chung, trong những năm gần đây xu hướng cơ cấu lao động ở các ngành đang dần dần thay đổi. Ngành nông lâm nghiệp, thuỷ sản đang có chiều hưóng giảm dần, song song với nó là ngành dịch vụ thương mại và công nghiệp xây dựng cũng có hướng gia tăng. Lý do của sự thay đổi này là do phù hợp với quá trình công nghiệp và dịch vụ, diện tích đất nông nghiệp giảm qua các năm, mặt khác khoa học kỹ thuật ngày càng được áp dụng rộng rãi trong nông nghiệp nên đã góp phần làm giảm lao động nông nghiệp.

Lao động của xã chủ yếu là chưa qua đào tạo,chất lượng lao động còn yếu kém, năm 2010 số lao động chưa qua đào tạo chiếm 88,14%, năm 2011 chiếm 87,58%, năm 2012 chiếm 87,08%;lao động có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp và qua đào tạo còn tương đối ít, nhưng nhìn chung qua ba năm đã có sự thay đổi tích cực, lao động có trình độ ngày càng có xu hướng tăng dần.

3.1.3.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của xã

- Hiện trạng cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật

Cơ sở hạ tầng có vai trò rất quan trọng, nó là điều kiện rất cần thiết để phát triển sản xuất nông nghiệp cũng như các ngành nghề khác, là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả của nền nông nghiệp nói riêng và các

ngành kinh tế nói chung, có cơ sở hạ tầng tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới để chuyển dịch cơ cấu sản xuất, giảm bớt được những ảnh hưởng của thiên tai, sản xuất sẽ hiệu quả hơn. Nắm bắt được vai trò quan trọng của cơ sở hạ tầng, trong những năm gần đây, xã đã chú trọng vào việc đầu tư xây dựng và cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ sản xuất và đời sồng cho người dân nông thôn.

- Hệ thống đường giao thông

Bảng 3.2Hiện trạng hệ thống giao thông xã Cẩm Hưng

ĐVT : Đường: km; Tỷ lệ %. STT Hạng mục Hiện trạng 2013 Tỷ lệ cứnghóa(%) Tổng (km) Nhựa (km) Bê tông (km) Đất (km) Hệ thống giao thông 85,06 11,40 41,90 31,76 13,40 1 Đường trục xã, liên xã 13,60 11,40 2,20 0,00 83,8

2 Đường trục thôn, liên thôn 48,06 0,00 39,06 9,00 0,00

3 Đường trục nội đồng 23,40 0,00 0,64 22,76 0,00

Nguồn: Số liệu tổng hợp xã Cẩm Hưng, năm 2013.

Tổng đường giao thông trên địa bàn xã hiện có là 85,06 km, trong đó đã cứng hóa 11,40km, số còn lại là đường đất và đường bê tông. Tỷ lệ cứng hóa 13,40% chưa đạt tiêu chí.

- Đường trục xã, liên xã:Tổng chiều dài là 13,60 km, đã cứng hóa 11,40 km; tỷ lệ đường trục xã đã cứng hoá là 83,80%, chư đạt tiêu chí nông thôn mới. (tiêu chí nông thôn mới áp dụng cho khu vực Bắc Trung Bộ là 100%).

- Đường trục thôn, liên xóm: Tổng chiều dài là 48,06 km, hiện nay 18,70% là đường đất và 81,30 km là đường bê tông, so với tiêu chí nông thôn mới đã đạt (tiêu chí nông thôn mới áp dụng cho khu vực Bắc Trung Bộ là 70,%).

- Đường trục nội đồng: Trên địa bàn toàn xã có chiều dài 23,40 km, hiện nay toàn bộ là đường đất; tỷ lệ đường nội đồng cứng hoá là 0%, chưa

đạt so với tiêu chí nông thôn mới áp dụng cho khu vực Bắc Trung Bộ là 70%.

- Hệ thống điệnvà thông tin liên lạc

Hệ thống điện nông thôn hiện nay toàn xã có 4 trạm biến áp với tổng dung lượng chiếm 405 KVA. Hiện tại 100% số hộ của xã được sử dụng điện của mạng lưới điện Quốc gia.Toàn xã có 30 km đường dây hạ thế xuyên suốt các thôn trong xã.

Hiện nay xã có hệ thống bưu điện khá tốt, số máy bàn, điện thoại di động về cơ bản đã đáp ứng được thông tin liên lạc (Số hộ sử dụng điện thoại cố định 50%. Số người sử dụng máy điện thoại di dộng khoảng 80%). Hệ thống internet được kết nối với nhiều điểm hòa mạng và truy cập. Hệ thống

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội môi trường của dự án xây dựng nhà vệ sinh nông thôn tại xã cẩm hưng – huyện cẩm xuyên tỉnh hà tĩnh (Trang 37 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w