Các chỉ tiêu phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội môi trường của dự án xây dựng nhà vệ sinh nông thôn tại xã cẩm hưng – huyện cẩm xuyên tỉnh hà tĩnh (Trang 58 - 64)

* Giá trị hiện tại ròng (NPV- Net PresentValue)

∑ = + − = n i i i i r C B NPV 0 (1 ) Hoặc ∑ ∑ = = + + + = n i i i n i i i r C r B NPV 0 0 (1 ) (1 ) i

B : Lợi ích thu được trong năm thứ i của dự án

i

C : Chi phí bỏ ra trong năm thứ I của dự án

n : số năm hoạt động của dự án

r : tỷ lệ chiết khấu

Tùy theo nguồn vốn tài trợ cho dự án mà r có thể được xác định căn cứ vào tỷ lệ lãi tối thiểu, vào chi phí cơ hội, chi phí vốn hay lãi suất trên thị trường vốn có liên quan.

Người ta có thể dùng NPV để đánh giá xem dự án có hiệu quả hay không

0 <

NPV dự án bị lỗ hay không hiệu quả

0 =

NPV dự án hòa vốn

0 >

NPV dự án có lãi hay có hiệu quả

NPV là một chỉ tiêu ưu việt hỗ trợ cho việc ra quyết định đầu tư hay lựa chọn phương án tối ưu. Vì NPV có tính giá trị thời gian của tiền, có tính toán

đến sự trượt giá thông qua sự điều chính Bi, Ci và mức tỷ suất chiết khấu

r.Ngoài ra, so với các chỉ tiêu khác, việc tính toán NPV tương đối đơn giản hơn .

Tuy nhiên NPV phụ thuộc rất nhiều vào tỷ suất chiết khấu r, Bi, Ci.do

đó, cần phải xác định tỷ suất r tương đối chính xác trước khi tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính.

Tỷ suất lợi ích – chi phí (BCR)

Tỷ suất lợi ích –chi phí là tỷ lệ của tổng giá trị hiện tại của lợi ích so với tổng giá trị hiện tại của chi phí.

∑ ∑ = = + + = n i i i n i i i r C r B C B 0 0 ) 1 ( ) 1 ( /

Tỷ suất này so sánh lợi ích và chi phí đã được chiết khấu. Để đánh giá xem dự án có hiệu quả hay không người ta so sánh tỷ suất lợi ích- chi phí với 1 :

1 /C<

B dự án không có lãi hay không hiệu quả

1 /C=

1 /C>

B dự án có lãi hay hiệu quả.

Tỷ lệ nội hoàn vốn IRR ( Internal rate of return) :

Chỉ tiêu này còn được gọi là tỉ suất nội hoàn hay suất thu hồi nội bộ : đó là tỷ lệ sinh lợi của lợi ích so với chi phí (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ lệ hoàn vốn nội tại là mức lãi suất cao nhất mà tại đó NPV của dự án bằng 0. Nó phản ánh mức độ hấp dẫn của dự án. Việc ra quyết định đầu tư dựa trên cơ sở sự so sánh giữa IRR với r giới hạn ( r giới hạn chính là tỷ suất “r” của dự án đã xác định : có thể là lãi suất đi vay nếu dự án vay vốn đầu tư, có thể là mức lãi bình quân nếu từ các nguồn vốn huy động nếu dự án huy động từ nhiều nguồn, có thể là chi phí cơ hội nếu dự án tự sử dụng vốn tự có để đầu tư…) ( Trần Võ Hùng Sơn, 2001).

+ IRR >= r giới hạn => NPV >= 0 dự án được xem là đạt hiệu quả + IRR< r giới hạn => NPV<0 dự án được xem là không đạt hiệu quả.

- Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế và xã hội của dự ánxây dựng nhà vệ sinh tại xã Cẩm Hưng

+ Lựa chọn thông số để tính toán.

Chọn biến thời gian thích hợp: Phân tích kinh tế các dự án phải được kéo dài trong khoảng thời gian vừa đủ để có thể bao hàm hết các chi phí và lợi ích của dự án.

- Thời gian tồn tại ( sống) hữu ích dự kiến của dự án để tạo ra các sản phẩm đầu ra và các lợi ích kinh tế cơ sở mà dựa vào đó dự án được thiết kế. Ở đây, thời gian xây dựng của dự án là năm 2007, dự kiến ngay từ năm 2008 thì dự án đã mang lại hiệu quả.

Tất cả các chỉ tiêu tính toán thường được đưa về thời điểm bắt đầu thực hiện dự án để so sánh là năm 2007

- Tỷ lệ chiết khấu : giúp ta có thể so sánh các chi phí và lợi ích ở các thời điểm khác nhau trên trục thời gian. Chiết khấu có một vai trò hết sức quan trọng , bởi lẽ một sự thay đổi nhỏ của tỷ lệ chiết khấu sẽ làm thay đổi giá trị hiện tại ròng và như vậy sử dụng tỷ lệ chiết khấu sai sẽ cho giá trị sai. Quan trọng hơn nữa là sự thay đổi về tỷ lệ chiết khấu sẽ có thể làm thay đổi lợi ích ròng xã hội của một phương án cho biết từ dương sang âm( hay ngược lại) , hay làm thay đổi thứ tự của nhiều phương án lựa chọn. Trong việc sử dụng chiết khấu, cần đảm bảo 2 điều kiện tiên quyết là :

Một biến số đưa vào tính toán chiết khấu ( ví dụ: chi phí tài nguyên, lợi ích đầu ra…) phải được quy về cùng một hệ đơn vị tiền tệ.

Phải thừa nhận giả định rằng, giá trị một đơn vị chi phí hoặc lợi ích hiện tại là lớn hơn một đơn vị chi phí hoặc lợi ích trong tương lai.

Ở đây, căn cứ vào các dự án đầu tư trong nước , ta chọn tỷ lệ chiết khấu

r= 10%.

+ Xác định các chi phí và lợi ích của dự án

- Chi phí của dự án:

C = C1+ C2+ C3

C1: chi phí nguyên vật liệu để xây dựng nhà vệ sinh ( như gạch, cát, thép,

cát, đá…), bệ xí, cửa

C2 : chi phí nhân công cho việc xây dựng nhà vệ sinh

Các chi phí của dự án được đánh giá thông qua phương pháp giá trị thị trường.

- Lợi ích của dự án: được đánh giá thông qua công thức sau : B = Bv+ Buv

Bv : lợi ích của dự án có thể lượng hóa được bằng tiền

Buv : lợi ích của dự án không thể lượng hóa được bằng tiền

+ Lợi ích của dự án có thể lượng hóa được bằng tiền

- Lợi ích thu được do giảm chi phí chăm sóc sức khỏe ( B2): được đánh giá thông qua phương pháp tiếp cận chi phí bệnh tật ( COI- Cost of Illness Approach). Theo phương pháp này, chi phí tế bảo vệ sức khỏe gồm toàn bộ chi phí y tế như : chi phí chăm sóc, khám chữa bệnh, thuốc men.. của người bệnh.

- Lợi ích thu được do tiết kiệm được thời gian (B3) :thời gian nghỉ việc liên quan đến bệnh tật chính là chi phí cơ hội, đó là khoảng thời gian mất đi mà trong khoảng thời gian đó người ta có thể tạo những giá trị từ hoạt động, công việc hằng ngày.Phương pháp phổ biến dùng đế xác định giá trị của thời gian mất đi là phương pháp tiếp cận thu nhập bình quân đầu người (HCA).

- Lợi ích do giảm chi phí mua phân hóa học ( B1): phân người được ủ vừa diệt giun, sán, ký sinh trùng đảm bảo vệ sinh an toàn sức khỏe cho người sử dụng , đồng thời vừa dùng trong tưới tiêu thay thế việc sử dụng phân bón hóa học, không những tiết kiệm chi phí sản xuất mà còn tăng năng suất cây trồng , mang lại hiệu quả kinh tế.

Theo báo cáo về nghiên cứu những tác động kinh tế của điều kiện vệ sinh ở nông thôn Việt Nam, năm 2008 thì một người thải ra 0,15 kg phân và 1,5 kg nước tiểu trung bình một ngày.

Phương pháp phổ biến dùng để đánh giá lợi ích này là dựa vào giá trị thị trường.

Bảng 3.6 Các phương pháp dùng để đánh giá chi phí và lợi ích có thể lượng hóa được của dự án

Phương pháp đánh giá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chi phí Chi phí nguyên vật liệu Dựa vào giá thị trường

Chi phí nhân công Dựa vào giá thị trường

Chi phí vận chuyển nguyên vật liệu

Dựa vào giá thị trường

Lợi ích Lợi ích do giảm chi phí

chăm sóc sức khỏe

Phương pháp tiếp cận chi phí bệnh tật ( COI) Lợi ích do tiết kiệm

được thời gian

Phương pháp tiếp cận thu nhập bình quân trên đầu người ( HCA)

Lợi ích do giảm chi phí mua phân bón hóa học

Dựa vào giá thị trường

Nguồn : Sự tổng hợp và xử lý của tác giả

+ Lợi ích của dự án không thể lượng hóa bằng tiền:

•Giảm sự bạc màu, cằn cỗi của đất, gia tăng độ phì nhiêu cho đất

•Giảm mức độ thiệt hại và nâng cao năng suất cho cây trồng.

•Gây ảnh hưởng đến mức thu nhập trong tương lai do chết sớm.

•Gia tăng tỷ lệ số trẻ em đến trường đặc biệt là các em bé gái.

•Gia tăng tính văn hóa, kín đáo, sạch sẽ cho cộng đồng chung, được đa

số tập thể trong cộng đồng chấp nhận và ủng hộ.

PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1Thực trạng của dự án

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội môi trường của dự án xây dựng nhà vệ sinh nông thôn tại xã cẩm hưng – huyện cẩm xuyên tỉnh hà tĩnh (Trang 58 - 64)