Kinh nghiệm đánh giá của các nước trên thế giới

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội môi trường của dự án xây dựng nhà vệ sinh nông thôn tại xã cẩm hưng – huyện cẩm xuyên tỉnh hà tĩnh (Trang 31 - 37)

Công tác nghiên cứu đánh giá của các nước phát triển là một hoạt động sống còn, là động lực để phát triển sản xuất cũng như toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội.Ngân sách quốc gia, cũng như ngân sách của các doanh nghiệp dành cho hoạt động này khá lớn. Do đó việc đánh giá hiệu quả đòi hỏi khách quan và được tiến hành một cách có hệ thống.

2.2.1.1 Kinh nghiệm đánh giá của Hoa Kỳ

- Phải bắt đầu bằng những khẳng định rõ ràng về mục tiêu của chương trình - Xây dựng các tiêu chuẩn nhằm duy trì và tăng cường tính xuất sắc, tính trách nhiệm của hệ thống nghiên cứu.

- Thiết lập các chỉ tiêu kết quả hoạt động có ích đối với các nhà quản lý và khuyến khích tinh thần giám mạo hiểm

- Tránh những đánh giá quá nặng nề, quá tốn kém, hoặc khuyến khích những năng suất có tính giả tạo.

- Tổng quan những thành tích hợp tác và đánh giá đồng nghiệp về thành tích hoạt động của chương trình.

- Sử dụng nhiều nguồn và nhiều loại bằng chứng, chẳng hạn phối hợp các tiêu chí định tính và định lượng và cả những lời tường thuật

- Thí nghiệm nhằm phát triển một tập hợp các công cụ đánh giá hữu hiệu. - Đưa ra được những báo cáo phục vụ cho việc phát triển chính sách trong tương lai và cải tiến, điều chỉnh các kế hoạch thực hiện chương trình.

- Công bố các kết quả cho công chúng và các cử tri đại diện.

Một số chỉ tiêu liên quan tới kết quả hoạt động, chẳng hạn về: số lượng, chất lượng, thời gian, chi phí, sản phẩm và kết quả đạt được. Các chỉ tiêu này bao gồm:

- Các chỉ tiêu đầu vào phản ánh năng lực, mức độ sẵn sàng của cơ quan để thực hiện chương trình hoặc các hoạt động để tạo ra các kết quả và sản phẩm. Chúng bao gồm: nhân lực, tài trợ, thiết bị hoặc phương tiện, hàng hóa hay dịch vụ nhận được, các quy trình hay quy tắc làm việc.

- Các chỉ tiêu đầu ra là những bảng biểu, tính toán, những ghi nhận các hoạt động, những nỗ lực và có thể diễn tả dưới dạng định tính hoặc định lượng.

- Các chỉ tiêu và kết quả đạt được – là các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động sơ vứi mục đích đã định.

- Các chỉ tiêu đánh giá tác động là các số đo về hiệu quả trực tiếp hay gián tiếp hoặc những hệ quả tạo ra từ việc thực hiện các hoạt động của các chương trình. Việc đánh giá tác động có thể tiến hành trên cơ sở so sánh kết

quả hoạt động của chương trình với tình trạng trước đó, chất lượng dịch vụ của cơ quan khoa học và công nghệ này với cơ quan khác. Đo đạc tác động thường được làm dưới dạng những nghiên cứu so sánh đặc biệt.

2.2.1.2 Kinh nghiệm nghiên cứu đánh giá của Thụy Điển

Thụy Điển là một nước công nghiệp phát triển có trình độ khoa học công nghệ cao. Công tác đánh giá chất lượng, hiệu quả nghiên cứu và triển khai được qua tâm với những chỉ tiêu đầu tiên đối với đánh giá cơ bản là:

- Nguyên bản - Chất lượng

- Tiềm năng khoa học của kết quả nghiên cứu: đồng thời phải tính đến năng lực của người thực hiện và phương tiện nghiên cứu.

Đánh giá nghiên cứu và triển khai theo nhiệm vụ, mục tiêu, phạm vi, những phạm vi khác ngoài phạm vi chất lượng thực hiện đều là quan trọng. Phạm vi này đều gồm các lĩnh vực liên quan tới mục tiêu, nhiệm vụ, tiềm năng sử dụng những kết quả đánh giá mức mạo hiểm và hiệu quả quản lý. Đánh giá cuối cùng sẽ gồm việc đánh giá những ứng dụng cụ thể của kết quả nghiên cứu.

Đánh giá không phải là một chức năng riêng biệt được thực hiện chỉ trong những chu kỳ sau hoặc sau khi nghiên cứu phát triển được thực hiện; đây là một quá trình liên tục mà cơ sở xây dựng phải được đặt ra trong giai đoạn lập kế hoạch nghiên cứu triển khai

Bản chất của đánh giá là so sánh với một số tiêu chuẩn, yêu cầu (mục tiêu), cũng như khả năng lựa chọn hoặc những nhóm kiểm soát nghiên cứu và triển khai có tính chất thống kê (trong khoa học xã hội và khoa học cuộc sống). Chỉ tiêu cần phải xác định rõ ràng ngay từ đầu.

Thông tin cơ bản (cả định tính và định lượng) cần phải có một cách đúng lúc và ở một mức độ tương ứng, ở mức độ chi tiết khuôn mẫu tương ứng đối với mỗi mức độ giám sát quản lý hay trách nhiệm.

Sự liên hệ từ trước hay tiếp tục của những người sẽ sử dụng kết quả nghiên cứu và triển khai có thể đem lại sự chuyển giao công nghệ và ứng dụng kết quả.

Sự giám sát độc lập và đánh giá cần phải được thực hiện bởi những chuyên gia có kinh nghiệm và không tham gia vào việc nghiên cứu triển khai

Ngoài ra giai đoạn lập kế hoạch rất quan trọng trong việc thiết lập giai đoạn đánh giá chương trình, cụ thể:

- Xác định nhu cầu và vấn đề của nhà tài trợ và hình thành đối tượng, chỉ báo nghiên cứu

- Xác định cơ sở để so sánh, vì so sánh là bản chất của đánh giá kết quả nghiên cứu. Cơ sở đánh giá có thể là kết quả của một nghiên cứu nào đó, có thể là kết quả đạt được của một nghiên cứu tương tự trước đó, có thể là mức độ mà những yêu cầu hay mục tiêu cụ thể đáp ứng được hoặc là tổng hợp các yếu tố trên

- Thiết kế và nhấn mạnh phương tiện phát triển thông tin và dữ liệu, cả phương pháp định lượng và các chỉ số.

Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất trong việc lập kế hoạch đó là để trả lời cho câu hỏi: điều gì sẽ xảy ra và ai sẽ liên quan đến nếu chương trình nghiên cứu và triển khai hoặc dự án thành công. Nói cách khác là:

- Bước tiếp theo hay một loạt những bước tiếp theo trong quá trình đổi mới công nghệ là gì? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ai sẽ là người liên quan đến trong việc quyết định và áp dụng những kết quả đạt được và những quyết định hay chỉ tiêu nào cần được thực hiện cũng như những khó khăn nào cần phải vượt qua để đảm bảo kết quả cuối cùng của việc cải tiến.

Thành lập một đội đánh giá độc lập nhằm mục đích vạch ra hoặc diễn giải chỉ tiêu và lựa chọn những phương án phù hợp đối với sự thành công của công tác đánh giá chương trình.

Đánh giá không nên được đề cập đến như là một chức năng riêng biệt chỉ trong những giai đoạn sau hoặc sau khi kết thúc một dự án: nó cần đề cập đến như một quá trình liên tục mà cơ sở của nó cần phải được đặt ra trong giai đoạn lập kế hoạch chương trình nghiên cứu và triển khai.

Kết quả đánh giá cần phải được ăn nhập với nhau sao cho đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng những nghiên cứu đánh giá này, trong khi việc sử dụng chúng đôi khi còn khó khăn hơn là đánh giá chúng. Có thể cho rằng chính người sử dụng đánh giá phải là người đặt ra chính những mục tiêu đánh giá đó.Một mặt, nó có thể cho phép phân loại đối tương nghiên cứu và triển khai từ giai đoạn lập kế hoạch, mặt khác nó hỗ trợ cho đánh giá bằng cách cho phép so sánh những kết quả đạt được với những gì đặt ra.

Nhu cầu thiết lập một cơ sở cho sự so sánh thông tin định tính và định lượng, những thông số khoa học và công nghệ và sự phát triển đánh giá thực thi đã định.

Cần phải quan tâm đến việc lựa chọn một đội ngũ đánh giá độc lập tách riêng với việc quản lý để đảm bảo tính toàn vẹn và tính tin cậy.

Để đạt được tính sâu sắc của đánh giá, cần phải có một cam kết nghiêm túc với một đánh giá, những người có trách nhiệm đối với quá trình đánh giá cần phải được cung cấp đầy đủ các nguồn lực để thực hiện.

2.2.1.3 Đánh giá nghiên cứu đại học tại Thái Lan

Trong hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo đại học ở Thái Lan, nghiên cứu khoa học là một đánh giá quan trọng. Các hoạt động đánh giá khoa học được đánh giá theo các mặt sau:

- Chính sách, công tác lập kế hoạch và hỗ trợ hệ thống nghiên cứu - Các ấn phẩm nghiên cứu khoa học

- Các nguồn lực nghiên cứu: nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất

Như vậy đối với toàn trường đại học, công tác nghiên cứu được đánh giá toàn diện trên nhiều mặt đặc biệt là kết quả nghiên cứu được công bố trên các tạp chí trong nước và quốc tế, các chứng nhận quyền tác giả, bản quyền của các công trình khoa học.

Từ năm 2002 Thái Lan đã có cải tổ lớn về cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước về giáo dục với sự thành lập của Bộ Giáo dục, văn hóa và tôn giáo trong đó có Ủy ban giáo dục đại học. Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục đại học trong công tác kiểm định đã thay đổi với sự thành lập một cơ quan mới là Cơ quan tiêu chuẩn giáo dục quốc gia và đánh giá chất lượng

(The Office for National Education Standars and Quality Asseessment) có vị trí và vai trò độc lập không trực thuộc trực tiếp Bộ Giáo dục, văn hóa và tôn giáo. Cơ quan này có trách nhiệm đánh giá bên ngoài và các chức năng chủ yếu sau:

- Phát triển hệ thống đánh giá bên ngoài, hoạch định cơ chế, định hướng và các phương pháp đánh giá bên ngoài có hiệu quả trong hệ thống đảm bảo chất lượng

- Phát triển các chuẩn mực, các tiêu chí đánh giá bên ngoài.

- Giám sát và đặt ra các tiêu chí cấp chứng chỉ của các chuyên gia đánh giá bên ngoài, hỗ trợ các nghiên cứu phát triển hệ thống đánh giá bên ngoài.

- Phát triển và đào tạo đội ngũ chuyên gia đánh giá bên ngoài; xây dựng các chương trình và tổ chức các khóa đào tạo, khuyến khích các cơ quan, tổ chức tư nhân, nghề nghiệp tham gia có hiệu quả vào việc đào tạo chuyên gia đánh giá bên ngoài

- Đệ trình báo cáo hàng năm về đánh giá chất lượng và các chuẩn mực giáo dục lên Chính phủ và Bộ Giáo dục, văn hóa và tôn giáo, Cơ quan ngân sách để xem xét và hoạch định chính sách giáo dục và phân bổ ngân sách giáo dục hàng năm cũng như thông tin cho các cơ quan hữu quan và công chúng

Vai trò của Bộ Giáo dục, văn hóa và tôn giáo (Ủy ban giáo dục đại học) tập trung vào công tác chỉ đạo, hỗ trợ xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng của các trường trực thuộc và thực hiện đánh giá bên trong. Thực hiện các hoạt động thông tin và hợp tác khu vực và quốc tế trong lĩnh vực đảm bảo chất lượng đào tạo, làm cầu nối giữa cơ quan tiêu chuẩn giáo dục với các cơ sở đào tạo

2.2.1.4 Các tiêu chí đánh giá nghiên cứu ở Nhật Bản

Chất lượng các công tác nghiên cứu của một tổ chức khoa học được đánh giá ở các tiêu chí sau:

- Mục đích và các mục tiêu nghiên cứu

- Cơ cấu các hoạt động nghiên cứu, các hệ thống hỗ trợ - Sản phẩm nghiên cứu và mức độ nghiên cứu

- Sự đóng góp của các hoạt động nghiên cứu vào phát triển kinh tế, văn hóa xã hội

- Tổ chức nghiên cứu

- Quản lý và nâng cao chất lượng nghiên cứu

Như vậy, các đánh giá về nghiên cứu của Nhật Bản đối với các tổ chức nghiên cứu khoa học rất quan tâm đến mục tiêu nghiên cứu, các sản phẩm và sự đóng góp của các nghiên cứu đối với công cuộc phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội môi trường của dự án xây dựng nhà vệ sinh nông thôn tại xã cẩm hưng – huyện cẩm xuyên tỉnh hà tĩnh (Trang 31 - 37)