Các loài Metacercaria nhiễm trên cá Trê lai VAC

Một phần của tài liệu điều tra kỹ thuật nuôi thương phẩm và tình hình nhiễm ấu trùng metacercaria trên cá trê lai (đực c. gariepinus x cái c. macrocephalus) tại ô môn - cần thơ và chợ gạo – tiền giang (Trang 50 - 65)

2. Tình hình nhiễm ấu trùng Metacercaria

2.2.3.Các loài Metacercaria nhiễm trên cá Trê lai VAC

Hình dạnh và kích thước của Metacercaria khi quan sát dưới kính hiển vi:

Ở vật kính 4x Ở vật kính 10x

Hình 3: Kích thước Metacercaria dưới kính hiển vi.

Loài Metacercaria tìm thấy nhiều trên cá Trê lai là Haplorchis pumilo (42 con). Giống Haplorchis chỉ có 1 tinh hoàn, phức hệ giác hút và tuyến sinh dục bụng trang bị bởi các gai kitin và Gonotyl [27]. H. pumilo được tìm thấy đầu tiên trên cơ thể của chim và động vật có vú ở Ai Cập [27]. Gai kitin của H. pumilo

xếp xung quanh giác miệng có dạng hình răng cưa có thể quan sát được dưới kính hiển vi. Kết quả nghiên cứu ở Philippine, Metacercaria của loài H. pumilo tìm thấy xuất hiện trên cá Lóc và một số loài cá khác ở Philippine nhưng không có trên cá Trê [22]. Kí chủ trung gian đầu tiên là các loài: Melina tuberculata, Assiminae lutea, Alocinma longicornis, Gilaulus chinensis, Parafossarulus.

Ngoài ra, có nhiều Metacercaria (57 con) không xác định được tên giống và loài nên được bảo quản trong dung dịch cồn 99,5o (70% cồn) để chuyển mẫu sang Đan Mạch phân tích sinh học phân tử và định danh loài.

Trong quá trình nghiên cứu, ban đầu đa số các loài Metacercaria tìm thấy được bị chết, nguyên nhân là do giữ cá trong ngăn đá của tủ lạnh 1 - 3 ngày mới tiến hành phân tích. Khi thử giữ cá bằng cách ướp nước đá từ 0 – 4oC trong 1 - 4 ngày thu được 40 - 70% Metacercaria còn sống nhưng khả năng hoạt động trong bào nang không mạnh như Metacercaria tìm thấy khi phân tích trên cá còn sống.

Vì vậy, một phương pháp đơn giản và dễ thực hiện để bất hoạt ấu trùng Metacercaria là giữ thực phẩm đông cứng vài ngày trong ngăn đá tủ lạnh. Làm như vậy thì nguồn thực phẩm sẽ không còn tươi ngon khi sử dụng nhưng lại có thể an toàn cho sức khoẻ.

PHẦN V: KẾT LUẬN VAØ ĐỀ XUẤT 1. KẾT LUẬN

1.1. Kỹ thuật nuôi

* Mô hình nuôi thâm canh

- Ao nuôi: Diện tích ao 250 – 900 m2, độ sâu 2 - 3 m

- Cải tạo ao: bón vôi 10 – 50 kg/100 m2, phơi đáy 3 – 7 ngày, cấp nước 1,5 – 2,5 m.

- Thả giống: Nguồn giống ở địa phương, cỡ giống 200 – 250 con/kg, mật độ thả trung bình 69 ± 40,1 con/m2.

- Cho ăn: giai đoạn cá nhỏ cho ăn cá tạp 3 lần/ngày, từ tháng thứ 2 cho ăn đầu cá Tra 2 lần/ngày, giảm còn 1 lần/ngày lúc gần thu hoạch. Tỉ lệ phĩai trộn cá : cám : bột gòn là 10 : 1 : 0,5. Hệ số chuyển đổi thức ăn 2,7 ± 0,4.

- Chăm sóc và quản lý: Thay nước 1 lần/ngày từ tháng thứ 2, lượng nước thay 50%. Ít dùng hoá chất xử lý môi trường.

- Phòng và trị bệnh: Thường xuyên phòng bệnh bằng vôi và muối nhất là những khi trời mưa, định kỳ bổ sung Vitamin C, men tiêu hoá và Premix trong mỗi lần cho ăn. Phần lớn hộ nuôi trị bệnh bằng thuốc thú y (40%)

* Mô hình nuôi VAC

- Ao nuôi: Diện tích 50 – 2.200 m2, độ sâu 1,5 – 2,5 m.

- Cải tạo ao: bón vôi 3 – 40 kg/100m2, không chú trọng phơi đáy ao, cấp nước 1,5 – 2,0 m.

- Thả giống: Nguồn giống địa phương, cỡ giống 200 – 250 con/kg, mật độ thả 31 ± 48,5 con/m2.

- Cho ăn: phân của vật nuôi (100%), thức ăn viên (40%), cám (20%) và rau xanh (13,3%). Số lần cho ăn và lượng thức ăn sử dụng không ổn định.

- Chăm sóc và quản lý: Rất ít thay nước, không xử lý môi trường, không phòng bệnh.

1.2. Tình hình nhiễm Metacercaria ở cá Trê lai

- Cá Trê lai nuôi thâm canh tại Ô Môn – Cần Thơ không bị nhiễm ấu trùng Metacercaria của sán lá song chủ nhưng cá nuôi trong mô hình nuôi VAC bị nhiễm với tỉ lệ rất thấp (10%). Tỉ lệ nhiễm tập trung ở cá nhỏ (dưới 100 g/con), cường độ nhiễm 0,03 – 0,70 Metacercaria/g.

- Loài Metacercaria gây nhiễm xác định được là Haplorchis pumilo xuất hiện 42/99 cá thể thu được. Các loài không định danh được cố định trong cồn.

2. ĐỀ XUẤT

- Có những nghiên cứu tiếp theo trên cá Trê lai, nhưng tiến hành mở rộng vùng nghiên cứu và thời điểm nghiên cứu để có những kết luận thuyết phục hơn về tình hình nhiễm ấu trùng Metacercaria ở cá Trê lai.

- Nên nghiên cứu tổng quát trên nhiều phương diện để nhân rộng mô hình nuôi sạch nhằm tạo nguồn thực an toàn cho người sử dụng.

- Cần nghiên cứu trên nhiều đối tượng nuôi, cũng như các đối tượng là nguồn thực phẩm thủy sản ưa thích của người dân, được như vậy thì vấn đề an toàn thực phẩm và Y tế cộng đồng được đảm bảo.

- Kết hợp nghiên cứu riêng biệt từng cơ quan nhằm xác định được nơi cư trú ưa thích của Metacercaria trên cá Trê cũng như các loài cá khác.

- Mong rằng sẽ có những nghiên cứu về các giải pháp loại trừ ấu trùng Metacercaria và chữa trị sán lá trưởng thành ký sinh vừa ít tốn kém, vừa đạt hiệu quả cao lại có thể áp dụng rộng rãi.

PHẦN VI: TAØI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:

1. Nguyễn Gia Ban và ctv, 1985. Sinh sản nhân tạo cá Trê phi Clarias lazera

C&P. Báo cáo khoa học, Viện Nghiên cứu NTTS II.

2. Phạm Báu, 1998. Tập bài giảng NTTS nước ngọt và kỹ thuật khuyến ngư. Viện NTTS I, Bộ Thủy sản, 1998. 151tr.

3. Nguyễn Văn Đề và Lê Khánh Thuận, 2004. Sán lá Gan. NXB Y học, Hà Nội, 2004. 149tr.

4. Nguyễn Văn Hảo, 2003. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ NTTS bền vững ở các tỉnh phía Nam. Trích: Tuyển tập nghề cá sông Cửu Long (biên soạn bởi TS. Nguyễn Văn Hảo). NXB nông nghiệp, TP. Hồ Chí Minh. Trang 15-24.

5. Đỗ Thị Hòa, Bùi Quang Tề, Nguyễn Hữu Dũng, Nguyễn Thị Muội, 2004.

Bệnh học thủy sản. NXB nông nghiệp Tp. Hồ Chí Minh, 2004. 423tr. 6. Phạm Văn Khánh, 2004. Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá

Trê vàng. Trung tâm NTTS ĐBSCL, CAB International’s Compendium Programme, 2005. 6tr.

7. Nguyễn Duy Khoát, 1982. Kỹ thuật nuôi cá Trê phi gia đình. NXB Hà Nội, Hà Nội, 1998. 44tr.

8. Hà Ký và Bùi Quang Tề, 2001. Ký sinh trùng cá nước ngọt Việt Nam. NXB nông nghiệp 2001. 335tr.

9. Bạch Thị Quỳnh Mai, 2003. Kỹ thuật nuôi cá Trê vàng lai, tái bản lần thứ 6. NXB nông nghiệp, Tp. Hồ Chí Minh. 42tr.

10. Phạm Duy Nghĩa, 2005. Những ưu tư đằng sau con số. Báo Tuổi trẻ, số 255, 2005.

11. Lê Xuân Sinh và ctv, 1998. Thị trường cá nước ngọt ở ĐBSCL. Trích trong: Tuyển tập báo cáo Khoa học tại Hội thảo Khoa học toàn quốc về NTTS. Viện Nghiên cứu NTTS I, Bắc Ninh, 2000. Trang 312-317.

12. Phùng Chí Sỹ, 2003. Các cách tiếp cận mới về đánh giá tác động môi trường đối với các dự án NTTS. Trích: Tuyển tập nghề cá sông Cửu Long

(biên soạn bởi TS. Nguyễn Văn Hảo). NXB nông nghiệp, TP. Hồ Chí Minh. Trang 33-41.

13. Nguyễn Văn Thành, 1998. Công tác khuyến ngư với sự phát triển NTTS bền vững. Trích trong: Tuyển tập báo cáo Khoa học tại Hội thảo Khoa học toàn quốc về NTTS. Viện Nghiên cứu NTTS I, Bắc Ninh, 2000. Trang 41- 45.

14. Nguyễn Việt Thắng, 1998. Dự án: Điều tra các yếu tố môi trường sinh thái, hiện trạng sản xuất và kinh tế xã hội để xác định quy mô và cơ cấu NTTS bền vững cho vùng Đồng bằng Nam boä. Viện nghiên cứu NTTS II, 1998. 27tr.

15. Phạm Cử Thiện, 2005. Nghiên cứu tỉ lệ nhiễm ấu trùng Metacercaria trên cá nuôi nước ngọt ở Đồng bằng sông Cửu Long. Trung tâm Nghiên cứu NTTS ĐBSCL, tài liệu nội bộ.

16. Nguyễn Diễm Thư, 2005. Nghiên cứu tỉ lệ nhiễm ấu trùng Metacercaria trên cá nuôi nước ngọt ở tỉnh An Giang. Viện nghiên cứu NTTS II, tài liệu nội bộ.

17. Tô Văn Trường và Lương Quang Xô, 2003. Qui hoạch thủy lợi phục vụ cho NTTS trên vùng chuyển đổi ở Đồng bằng sông Cửu Long. Trong:

Tuyển tập nghề cá sông Cửu Long (biên soạn bởi TS. Nguyễn Văn Hảo). NXB nông nghiệp, TP. Hồ Chí Minh. Trang 25-41

18. Tổng cục thống kê, 2001. Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản 2001. Tổng cục thống kê. NXB Thống kê, Hà Nội, 2003. 720tr.

19. Website: http://www.vasep.com.vn, 10/2005.

Tiếng Anh:

20. Abdussalam M., Kaferstei F.K. and Mott K.E., 1995. Food safety measures for the control of foodborne trematode infections. Journal of Food Control, 1995. Volume 6, number 2: 71-79.

21. Arizioo A., Chai J.Y., Nawa Y. and Takahshi, 2005. Food-borne Helminthiasis in Asia. The Federation of Asia Parasitologists. Japan, 2005. 72p.

22. Arthur J.G. and Lumanlan-Mayo S., 1997. Checklist of the parasites of fish of the Philippines. FAO, 1997. 101p.

23. De N.V., Murrell K.E., Cong L.D., Cam P.D., Chau L.V., Toan N.D. and Dalsgaard A., 2003. The Food-borne Trematode Zoonoses of Vietnam.

Southeast Asia Journal of Tropical Medicine and Public Health, 2003. Volume 34, Supplement 1. 34p.

24. Fan P.C., 1998. Viability of Metacercaria of Clonorchis sinensis in frozen or salted freshwater fish. International Journal for Parasitology, 1998. Volume 28: 603-605.

25. Fumio Ohyama, 1997. Effects of acid pepsin pretreatment, bile acids and reductants on the excystation of Clonorchis sinensis (Trematoda: Opisthorchiidae) Metacercaria in vitro. Parasitology Iternetional, 1998. Volume 47: 29-39.

26. Website: http://fao.org, 11/2005.

27. Jong- Yil, Murrell K.D., Lymbery A.J., 2005. Fish-borne parasitic zoonoses: Status and issues. International Journal for Parasitology: 1-22.

28. Jong-Yil Chai, Soon-Hyung Lee, 2002. Food-borne intestinal Trematode

infections in Republic of Korea. Parasitology International, 2005. Volume 51: 129-154.

29. Keiser J. and Utzinger J., 2005. Emerging Foodborne Trematodiasis.

Journal of Emerging Infectious Diseases, 2005. Volume 11, Number 10: 1507-1514.

30. Kom Sukontason, Somsak Piangjai, Yuongyuth Muangyimpong, Kabkaew Sukontason, Rungkarn Methanitikorn and Udom Chaithong, 1999. Prevalence of Metacercaria in Cyprinoid fish of Ban Pao district, Chang Mai province, northern Thailand. Southest Asian J Trop Med Public Health,1999. Volume 24, number 2: 365-370.

31. Liu Y.S., 1999. The achievements and experience of Clonorchis control in China. Chin J Parasitol Parasitic Dis, 1999. Volume 17, number 271. 73p. 32. Lysne D.A., Hemmingsen W., Skorping A., 1995. Pepsin digestion reveal

both previous and present infections of Metacercaria in the skin of fish.

Fisheries Research, 1995. Volume 24: 173-177.

33. Murrell K.D., Jong-Yil Chai and Woon-Moksohn, 2004. Indentification of zoonotic Metacercaria from fish. Fishborne zoonotic parasites project. 30p.

34. Sithithaworn P. and Haswell-Elkins M., 2003. Epidemiology of Opisthorchis viverrini. Acta Tropica, 2003. Volume 88: 187-194.

35. Thao L.B., 1997. Vietnam the country and its geograpphical regions. The Gioi Publishers, Hanoi, 1997. Dịch bởi Nguyễn Đình Phương. 617tr

36. Verle P., Kongs A., De N. V., Thieu N. Q., Depraetere K., Kim H. T., Dorny P., 2003. Prevalence of intestinal parasitic infections in northern Vietnam. Journal of Tropical Medicine và International Health, 2003. Volume 8, Number 10: 961-964.

37. Waikagul J., 1998. Opisthorchis viverrini Metacercaria in Thai freshwater

38. Westlund L. and Wijkstrom U., 2001. Outlook of fish and Demand at Global Level and in the ASEAN Rigion. ASEAN-SEAFDEC Conference on Sustainable in the New Millennium “Fish For the People”, 2001. The Department of Fisheries, Thailand: 6-20.

39. Yu S.H., Mott K.E., 1994. Epidemiology and morbidity of food-borne intestinal trematode infections. Trop Dis. Bull , Volume 91: 125-152. 40. Zar J.H., 1999. Biostatistional analysis. Prentice Hall International. INC.

663p.

41. Zhao-Rong Jun, Gasser, De-Hua Lai, An-Xing Li, Xing-Quan Zhu and Yue-Yi Fang, 2005. Clonorchiasis; a key foodborne zoonosis in China.

PHẦN VII: PHỤ LỤC

PL1: Khóa định loại Metacercaria của Murrell và ctv (2004).

1a. Metacercaria gần như trong suốt. Thành mỏng hoặc dày, giác bụng lồi, gần bằng giác miệng, không có răng hay móc; không có vòi sinh dục và Gonotyl, cơ thể

không có gai bao quanh trừ giác miệng bao quanh bởi răng lớn………..……7

1b. Thành nang dày; giác bụng bằng hoặc nhỏ hơn giác miệng; giác bụng có thể biến đổi hoặc phát triển thành những móc lồi (gai hoặc que) trên gờ giác bụng; luôn có ống sinh dục dưới bụng, đôi khi ống sinh dục phát triển yếu; Có Gonotyl hoặêc có thể không, thường được bảo vệ với các móc răng; có thể thấy mầm tinh hoàn 1 hoặc 2 mầm; cơ thể có các gai xếp dày đặc………2

2a. Giác bụng biến đổi, có các móc lồi hoặc gai trên gờ; ống sinh dục ở giữa cơ thể; có Gonotyl hoăc không; ruột kéo dài đến sau giác bụng; 1 hoặc 2 tinh hoàn………3

2b. Giác miệng có các móc răng khỏe hoặc có thể không; có Gonotyl và thường đi cùng với các móc; 2 tinh hoàn testis………5

3a. Giác bụng không tương đồng với giác miệng và được bảo vệ bởi các móc; không có Gonotyl; tinh hoàn đơn……….Haplorchis spp. H. taichui……… 11 – 16 móc trên giác bụng.

H. pumilo………...……….. 36 – 42 móc trên giác bụng. H. yokogawa……… 70 – 74 móc trên giác bụng.

4a. Giác miệng không có răng; có Gonotyl và móc, 1 tinh hoàn ……… Procerovum spp.

4b. Giác bụng với nhiều răng nhỏ được sắp xếp thành 2 nhóm bên trên bờ của nó; .. của nó quấn sang phải giác bụng; Gonotyl không có móc hay răng; 2 tinh hoàn ……… Stellantchasmus falcatus.

5a. Giác bụng bằng hoặc lớn hơn giác miệng, tách biệt từ giác sinh dục; giác sin dục và Gonotyl luôn ở phía trước giác bụng; Gonotyl có gai hoặc móc; tuyến bài tiết hình chữ T ……… Heterophyes.

5b. Giác miệng lớn hơn giác bụng; giác miệng bao quanh bơi 2 hàng răng lớn hoặc không răng; vòi sinh dục liền kề với phía trước bờ của giác bụng; tuyến bài tiết hình chữ X hoặc ………..………6

6a. Giác miệng bao quanh bởi hai hàng răng lớn; túi sinh dục bụng phía trước giác bụng; Gonotyl không được ngụy trang; 2 đôi tinh hoàn, tuyến bài tiết hình chữ X ……….……… Centrocestus.

6b. Không có gai bụng hoặc móc; giác bụng chệch hướng đường bên từ giữa cơ thể; ruột kéo dài đến ngang tinh hoàn; tinh hoàn chéo và liền kề với tuyến bài tiết hình chữ Y hoặc O; túi sinh dục bụng hình chữ U và được hình thành yếu ớt nhưng có nhiều gai nhỏ……….……… Metagonimus.

7a. Giác miệng bao quanh bởi vòng răng nhô lên; có 2 hàng hạt ở tuyến bài tiết xếp theo con số từ 4 – 30 trên ống; cơ thể có răng khỏe ………Echinostomatidae.

7b. Giác miệng không có vòng răng, chất nền màu nâu nằm rải rác khắp cơ thể; tuyến bài tiết hình chữ O chiếm phần lớn phía sau cơ thể; không có răng ……… Opisthorchiidae (Clonorchis, Opisthorchis).

PL2: BẢNG CÂU HỎI ĐIỀU TRA:

Số nông hộ:………

Họ và tên người phỏng vấn ………Nam……… Nữ……… Ngụ ấp……….. xã ………Huyện……… Số lượng ao nuôi……… cái. Tổng diện tích……… m2 Diện tích nghiên cứu……… m2.

Cỡ giống……… con/kg. Mật độ thả………con/ao, ………con/kg Tắm cá trước khi thả………(Mã hóa: 0. Không có, 1.Có). Loại thuốc tắm……… Liều lượng……… Thời gian thả………. Dự kiến thu hoạch……… Chuẩn bị ao nuôi:

Bơm cạn Vét bùn

Bón vôi Liều lượng

Phơi đáy Ngày

Hóa chất xử lý khác:Loại……… Liều lượng……….……… Có bón lót không………(Mã hóa: 0. Không có, 1.Có). Loại phân bón……… Sử dụng phân của vật nuôi¸………(Mã hóa: 0. Không có, 1.Có). Loại phân sử dụng………

Chăm sóc và quản lý:

Thay nước ao………( Mã hóa: 0. Không có, 1.Có).

Nguồn nước thay………(Mã hóa: 1.Bơm nước sông/kênh; 2.Nước giếng; 3.Thủy triều; 4.Nước ao).

Bao nhiêu ngày thay 1 lần……… Lượng nước thay ……… % Cho ăn:

Giai đoạn Loại thức ăn Bổ sung Số lần cho ăn trong ngày Khẩu phần Tháng đầu

Tháng thứ 2 Tháng thứ 3 Sắp thu hoạch

Có phòng bệnh không ………(Mã hóa: 0. Không có, 1.Có). Thuốc và hóa chất sử dụng……… Liều lượng ……… Phương pháp phòng bệnh ……… Cá nuôi có bị bệnh không ... (Mã hóa: 0. Không có, 1.Có). Triệu chứng bệnh ……… Trị bệnh ……… Ông/bà có thường xuyên ăn cá không ……….…(Mã hóa: 1.Thường xuyên, 2.Thỉnh

thoảng, 3.Ít khi).

Loài cá sử dụng……… Phương pháp chế biến ………..……… PL3: Các dụng cụ phục vụ nghiên cứu.

Cân hai chữ số thập phân Dụng cụ mổ và lọc

Hóa chất. Dụng cụ nghiền.

Máy đánh vòng. Tủ lạnh

Kính hiển vi. Kính soi nổi.

Một phần của tài liệu điều tra kỹ thuật nuôi thương phẩm và tình hình nhiễm ấu trùng metacercaria trên cá trê lai (đực c. gariepinus x cái c. macrocephalus) tại ô môn - cần thơ và chợ gạo – tiền giang (Trang 50 - 65)