4. Xử lý số liệu
1.5. Phòng và trị bệnh
1.5.1. Phòng bệnh
Phương pháp phòng bệnh phổ biến trong mô hình nuôi thâm canh là định kỳ dùng muối và tạt vôi vào ao (86,6% hộ) đặc biệt là sau những cơn mưa lớn độ pH giảm thấp (100% hộ) đồng thời bổ sung Vitamin C, men tiêu hóa và Premix vào trong thức ăn hằng ngày (66,7% hộ). Chỉ có 13,3% hộ là có sử dụng hóa chất xử lý ao như Zeolite, Vikon, …
Các nuôi VAC thường không chú trọng việc phòng trị bệnh, chỉ có 6 hộ trong 15 hộ được điều tra phòng bệnh bằng cách định kỳ bón vôi vào ao.
Các ao nuôi VAC không thu thập được số liệu về bệnh và cách trị. Nguyên nhân có thể do người dân không quan tâm nhiều đến việc quản lý sức khỏe cá nuôi.
Ngược lại, phòng trừ dịch bệnh là vấn đề luôn được xem trọng ở các ao nuôi thâm canh. Đa số hộ nuôi có kinh nghiệm (60%) đều biết cách sử dụng các loại thuốc kháng sinh, men tiêu hóa và thuốc sát trùng, nhưng số nông hộ trị bệnh bằng cách dùng thuốc thú y còn cao (40%). Các bệnh phổ biến như đường ruột, ký sinh trùng nếu biết cách phòng ngừa hợp lý và xử lý kịp thời sẽ không gây thiệt hại lớn cho vật nuôi và người nuôi đồng thời giúp giảm một phần chi phí cho phòng trị bệnh.
Các loại bệnh thường gặp tại địa phương là bệnh ký sinh trùng (60,0%), đường ruột (40,0%), mang (13,3%), treo râu (13,3%), xuất huyết (6,7%), …
Bảng 9: Tình hình xuất hiện và điều trị bệnh (n = 15).
Bệnh Treo râu Đường ruột Xuất huyết Mang Ký sinh trùng
Số hộ nhiễm (hộ) 2 6 1 2 9
Tỉ lệ (%) 13,3 40,0 6,7 13,3 60,0
Dùng thuốc thú y (hộ) 1 4 0 2 5
Tỉ lệ (%) 50,0 66,7 0 100 55.6
Do ít có kinh nghiệm về phòng và trị bệnh nên họ đã tự gây nên những thiệt hại trong quá trình nuôi. Sự thiếu hiểu biết và sự cạnh tranh giữa các hộ nuôi dẫn đến trường hợp một số hộ bị thiệt hại nặng nề do tình hình nhiễm bệnh ngày càng tăng. Nhiều trường hợp để bệnh bùng phát mới dùng thuốc thú y, hoặc đang sử dụng thuốc này nhưng nghe khuyến cáo một loại thuốc khác thì đã vội chuyển đổi, cũng có trường hợp cán bộ thú y vì lợi ích của mình đã không làm đúng trách nhiệm, … Vì thế, lợi nhuận của vụ nuôi không những bị giảm mà còn thua lỗ nghiêm trọng.
Phương pháp nuôi cá Trê tại hai vùng nghiên cứu có nhiều điểm khác nhau, mô hình nuôi thâm canh chú trọng nhiều đến khâu chăm sóc quản lý, những khâu này lại ít được quan tâm trong mô hình nuôi VAC. Những hiểu biết hạn chế về các biện pháp phòng và trị bệnh ở các hộ nuôi thâm canh đối với bệnh, đặc biệt là các bệnh phổ biến làm cho người nuôi bị thiệt hại lớn, đôi khi dùng thuốc của cán bộ thú y đúng bêïnh nhưng thời điểm sử dụng chậm trễ nên vẫn chịu tổn thất không đáng có. Ngoài ra, thay nước trực tiếp theo thủy triều và xả nước trực tiếp ra ngoài sẽ dễ gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh, dẫn đến sẽ có những tác động ngược lại ảnh hưởng đến môi trường nuôi. Nếu có những buổi tuyên truyền và giáo dục cho người nuôi về ý thức bảo vệ môi trường và phòng tránh dịch bệnh lây lan thì nghề nuôi cá Trê sẽ có cơ hội phát triển bền vững hơn.