Tình hình nhiễm Metacercaria trên cá Trê lai

Một phần của tài liệu điều tra kỹ thuật nuôi thương phẩm và tình hình nhiễm ấu trùng metacercaria trên cá trê lai (đực c. gariepinus x cái c. macrocephalus) tại ô môn - cần thơ và chợ gạo – tiền giang (Trang 41 - 65)

2. Tình hình nhiễm ấu trùng Metacercaria

2.2.Tình hình nhiễm Metacercaria trên cá Trê lai

Metacercaria có thể xâm nhập vào mô của các loài cá và nhuyễn thể nước ngọt hoặc sống bám trên các cây thực vật thủy sinh sau khi ấu trùng Cercaria rời khỏi ốc. Điều này cho thấy, việc lây nhiễm Metacercaria trên các ký chủ trung gian là phụ thuộc vào sự có mặt của Metacercaria trong thủy vực hay không và sự xâm nhập của Cercaria vào ký chủ có thành công hay không.

Để có thể xác định được cường độ và tỉ lệ nhiễm trên cá Trê lai giữa từng hộ gia đình với nhau và giữa các cá thể trong một gia đình, vừa có thể xác định được tỉ lệ nhiễm ở từng cơ quan, phương pháp nghiên cứu sử dụng là tách riêng từng cơ quan của cá và phân tích riêng theo từng nông hộ.

2.2.1. Kết quả phân tích theo từng cơ quan

Cơ quan được chọn để nghiên cứu gồm cơ, gan, vây và gan. Sau khi phân tích qua 30 mẫu cá Trê lai ở Ô Môn và 20 mẫu cá ở Chợ Gạo ta thu được kết quả như sau:

Bảng 11: Cường độ nhiễm Metacercaria trên từng cơ quan. Cường độ nhiễm

Hộ Cỡ cá (g) Số mẫu

(con) Mang Vây Gan

100 - 200 9 - - - - TC1 201 - 300 1 - - - - TC2 < 100 10 - - - - 100 - 200 9 - - - - TC3 201 - 300 1 - - - - < 100 8 - - - - VAC1 100 - 200 2 - - - - < 100 3 - - - - 100 - 200 6 - - - - VAC2 201 - 300 1 - - - - Chú thích: - : Không nhiễm. + : Nhiễm.

Qua quá trình phân tích mẫu cẩn thận theo đúng phương pháp nghiên cứu nhưng không thấy xuất hiện ấu trùng Metacercaria trên bất kỳ mẫu nào. Kết quả này phản ảnh rằng mẫu cá Trê lai ở các hộ trên không bị nhiễm loại ấu trùng này. Tuy nhiên, không có nghĩa là tất cả các hộ nuôi khác trong vùng không bị nhiễm ấu trùng Metacercaria, vì kết quả trên chỉ đánh giá trong một phạm vi nghiên cứu nhỏ hẹp mang tính ngẫu nhiên nên độ chính xác không cao.

Sát xuất tìm thấy Metacercaria trên cá Trê lai không cao cũng có thể do phần lớn ấu trùng này được tìm thấy trong cơ hay trên đầu của cá [31]. Nhưng ở cá Trê, da cá rất dày và phần đầu đa phần là xương nên bất lợi cho khả năng xâm nhập và tồn tại của chúng. Hơn nữa, nếu Metacercaria vào theo con đường tiêu hóa thì phải chịu tác động của chu kỳ tiêu hóa phức tạp trước khi tìm được nơi ký sinh ưa thích. Trong quá trình đó, nguy cơ bị hệ miễn dịch cơ thể cá đào thải ra ngoài là rất cao.

Ngoài ra, tỉ lệ cảm nhiễm Metacercaria nhiều hay ít còn phụ thuộc vào đặc điểm của từng loại ký chủ. Các loài cá thuộc họ cá Chép (Cyprinidae) là ký chủ trung gian ưa thích của nhiều loài Metacercaria. Trong nghiên cứu xác định

các loài ký chủ trung gian thứ hai của Metacercaria trên 132 loài cá thuộc 46 giống và 11 họ đã xác định các ký chủ thuộc họ cá Chép có đến 71 loài thuộc 36 giống [40]. Ở Thái Lan, trên 10 loài cá của họ cá Chép giữ vai trò là ký chủ trung gian thứ hai của O. viverrini [30]. Đồng thời, các nghiên cứu trước đã khaúng định Metacercaria của C. sinensis phân bố với số lượng lớn trên hầu hết các loài thuộc họ cá Chép. Một kết quả khác đã tìm thấy tỉ lệ nhiễm cao trên cá Mương (Hemiculter leucisculus), khi kiểm tra 177 mẫu cá có đến 118 mẫu bị nhiễm với tỉ lệ nhiễm lên đến 66,7% [21].

Trong đợt nghiên cứu của Phạm Cử Thiện [15], có 80% loài cá thuộc họ cá Chép đã bị nhiễm Metacercaria. Kết quả này cho thấy các loài cá có vảy nói chung và họ cá Chép nói riêng là ký chủ trung gian ưa thích của các loài ấu trùng Metacercaria. Do đó, cá Trê là loài cá da trơn nên không phù hợp cho đặc điểm ký sinh của ấu trùng này. Kết quả tương tự về tỉ lệ nhiễm thấp của các loài thuộc họ cá da trơn cũng được Arizioo kết lận trên cá Trê đen (Clarias fuscus) khi kiểm tra 23 mẫu không thấy mẫu nào bị nhiễm [21] và cá Tra nuôi lồng bè khi phân tích trên 265 con chỉ tìm thấy 6 Metacercaria gây nhiễm trên 3 mẫu [16].

Nguyên nhân Metacercaria chọn các loài thuộc họ cá Chép là ký chủ ưa thích vì chúng có lớp da dưới vảy mỏng nên đó là nơi thuận lợi cho những ấu trùng có kích thước nhỏ (< 1 mm) như Metacercaria xâm nhập vào bên trong để vào các tổ chức cơ. Như vậy, sở dĩ cá Trê ít bị cảm nhiễm là do da cá trơn và có nhiều nhớt khiến Metacercaria khó bám chặt để xâm nhập vào bên trong cở thể để ký sinh.

2.2.2. Kết quả khi phân tích gộp chung các cơ quan phân tích

Để có thể đánh giá một cánh tổng quát và tìm hiểu sâu hơn về tình hình nhiễm Metacercaria trên cá Trê lai tại Ô Môn và Chợ Gạo, nghiên cứu được thực hiện trên số lượng mẫu lớn hơn (250 mẫu) bằng cách phân tích gộp chung các cơ quan dễ cảm nhiễm theo từng cá thể.

Khi tiến hành nghiên cứu theo hướng gộp chung các cơ quan nghiên cứu, kết quả thu được như sau:

Bảng 12: Cường độ nhiễm Metacercaria khi phân tích gộp chung

Mô hình Cỡ cá (g) Số mẫu (con) Ptb (g) Ltb CĐN

< 100 50 57,8 ± 32,1 18,7 ± 4,9 - 100 - 199,9 55 145,7 ± 29,8 26,0 ± 1,8 - 200 - 299,9 34 243,5 ± 35,5 30,3 ± 1,9 - TC ≥ 300 16 413,1 ± 61,9 34,7 ± 4,5 - < 100 53 47,3 ± 21,0 18,8 ± 2,9 + 100-199,9 44 158,9 ± 30,5 26,4 ± 2,1 - 200-299,9 32 239,1 ± 26,0 29,7 ± 1,7 - VAC ≥ 300 21 400,9 ± 62,8 34,1 ± 3,3 -

Chú thích: Ptb: Khĩai lượng trung bình. Ltb: Chiều dài trung bình.

Kết quả phản ánh rằng Metacercaria chỉ gây nhiễm trên cá Trê nuôi trong mô hình VAC và nhiễm trong giai đoạn cá nhỏ (dưới 100 g) với tỉ lệ rất thấp. Trong đó có 3 hộ bị nhiễm (20%) trong 15 hộ nghiên cứu ở mô hình VAC, hộ nhiễm cao nhất có cường độ nhiễm trung bình 0,2 Metacercaria/g với mức dao động từ 0,03 – 0,70 Metacercaria/g. Hộ nhiễm thấp nhất chỉ tìm thấy 1 Metacercaria gây nhiễm trong tổng số 10 mẫu cá nghiên cứu. Trong 130 mẫu cá phân tích chỉ có 13 mẫu bị nhiễm Metacercaria (10%), số lượng Metacercaria tìm thấy trong các mẫu cũng khác nhau, thấp nhất là 1 và cao nhất là 27 Metacercaria/mẫu (bảng 13).

Bảng 13: Kích thước cá bị cảm nhiễm Metacercaria

STT Pct(g) Chiều dài (cm) Pnc (g) Số nông hộ Loài nhiễm

1 36,46 18,0 36,46 VAC4 1H 2 39,30 18,6 39,30 VAC4 1H + 2K 3 31,55 17,5 31,55 VAC4 3H + 6K 4 49,94 19,8 49,94 VAC4 3H + 12K 5 24,9 15,9 24,9 VAC4 7H + 3K 6 68,56 21,5 68,56 VAC4 6H 8 43,75 19,2 43,75 VAC4 14H + 8K 9 38,05 18,5 38,05 VAC4 6H + 21K 10 39,02 18,0 39,02 VAC4 1H + 5K 11 29,37 15,8 29,37 VAC5 1H 12 25,12 17,7 25,12 VAC5 1K 13 46,14 20,5 15,73 VAC6 1H + 4K

Chú thích: H : Metacercaria Haplorchis pumilo

K: Metacercaria chưa định danh loài Pct: Khĩai lượng cơ thể cá

Pnc: Khĩai lượng nghiên cứu

Metacercaria phân bố khác nhau tùy theo thời gian và không gian, ngay cả trong cùng một khu vực địa lý nhỏ cũng biểu hiện sự khác biệât như vậy [29]. Vì vậy, tỉ lệ nhiễm khác nhau giữa hai vùng nghiên cứu cũng có thể do nguyên nhân này (cá Trê thâm canh thu ở Ô Môn – Cần Thơ, còn cá Trê VAC cũng như các loài cá VAC khác được thu ở Chợ Gạo – Tiền Giang).

Sự phụ thuộc của tỉ lệ nhiễm vào vùng địa lý cũng được chứng minh khi nghiên cứu trên 5 mẫu cá Trê ở Nghĩa Phú - Nghĩa Hưng - Nam Định đều thấy bị nhiễm Metacercaria [15]. Do mỗi vùng địa lý khác nhau sẽ có một đặc trưng riêng về khí hậu, thời tiết, sinh vật, mùa vụ, điều kiện kinh tế xã hội, … Trong đó, những yếu tố sinh thái của vùng này có thể thích hợp cho vòng đời của FZP còn ở vùng kia thì không.

Tính chất xuất hiện theo mùa vụ của Metacercaria cũng phần nào chi phĩai kết quả nghiên cứu. Sự thay đổi số lượng Metacercaria theo mùa tương

quan với sự thay đổi của nhiệt độ mặc dù Metacercaria tồn tại quanh năm trong thủy vực. Độ ẩm cao và nhiệt độ của môi trường là những nhân tố thích hợp cho sự lây nhiễm [29]. Những nước cận nhiệt đới như Việt Nam, tỉ lệ nhiễm đạt cao nhất vào mùa xuân và mùa thu. Nguyên nhân để giải thích hiện tượng này là do dòng chảy vào mùa mưa sẽ gom chất thải sinh hoạt của con người và vật nuôi từ nhiều nơi vào các thủy vực, trong đó có phân bị nhiễm trứng của sán. Lúc này, trứng của FZP có cơ hội tiếp tục phát triển vòng đời làm cho tỉ lệ nhiễm Metacercaria trên cá sẽ tăng lên cùng chiều.

Có thể thời điểm thực hiện nghiên cứu này tại Ô Môn không phù hợp để tìm thấy Metacercaria trên cá Trê lai vì mùa mưa tại vùng vừa mới bắt đầu, nguồn nước vẫn chưa bị ô nhiễm nhiều và vòng đời của Metacercaria chỉ mới bắt đầu ở những pha đầu tiên. Còn đối với mô hình VAC, cá Trê bị cảm nhiễm ấu trùng này vì chu kỳ nuôi kéo dài (trên 12 tháng) nên môi trường nuôi ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho sự tồn tại của Metacercaria trong thủy vực dù chịu sự chi phĩai bởi quy luật thời tiết vào mùa mưa. Ngoài ra, cá Trê nuôi trong mô hình VAC cũng bị nhiễm Metacercaria cũng có thể do sử dụng thức ăn là những thực vật thủy sinh hay phân tươi trong ao, hoặc do trong ao có sự xuất hiện của ốc là ký chủ trung gian thứ nhất nên cá dễ bị cảm nhiễm.

Theo kết quả nghiên cứu gần đây khi thực hiện trên mô hình cá VAC thu được một số kết quả như sau: cá Sặc rằn (Trichogaster pectoralis) 50%, cá Rô đồng (Anabas testudineus) 28,57%, cá Tai tượng (Osphronemus gorami) 21,05%, cá Hường (Helostoma temmincki) 8,47%, cá Tra (Pangasius hypothalmus) 4,49% (bảng 14).

Bảng 14: Tình hình nhiễm Metacercaria trên các loài cá VAC.

Loài cá Tra Rô đồng Tai tượng Sặc Hường

Số mẫu (con) 156 14 19 4 59 Cỡ cá nhỏ (g) < 300 < 100 < 500 < 100 < 150 Số cá nhiễm (con) 7 4 4 2 5 Ptb nhiễm (g) 217,37 17,00 390,49 21,67 52,62 Std Ptb 265,92 7,40 419,18 3,89 25,40 Ltb nhiễm (cm) 29,20 10,45 25,7 11,55 14,00 Std Ltb 11,30 1,48 10,50 0,35 2,47 CĐNtb nhiễm 0,43 1,37 0,05 1,52 0,06 Std CĐNtb 0,81 1,50 0,05 0,12 0,03 TLN chung (%) 4,49 28,57 21,05 50,00 8,47 TLN ở cá lớn (%) 33.33 0 25 0 0 TLN ở cá nhỏ (%) 66,67 100 75 100 100

Chú thích: Nguồn: Tài liệu nội bộ (Thiện, 2005). Ptb: Khĩai lượng trung bình. Ltb: Chiều dài trung bình.

CĐNtb: Cường độ nhiễm trung bình. TLN: Tỉ lệ nhiễm.

M/g: Số Metacercaria trên 1g mẫu nghiên cứu.

Khi so sánh kết quả thu được ở cá Trê lai và các loài cá khác thấy tỉ lệ nhiễm ở cá Trê thấp hơn nhiều, thế nhưng vẫn biểu hiện tỉ lệ cảm nhiễm cao trên cá có kích cỡ nhỏ. Các kết quả đều đã khaúng định tỉ lệ nhiễm của Metacercaria tùy thuộc vào kích cỡ, cá nhỏ thường bị nhiễm nhiều hơn so với cá lớn. Giải thích sự khác nhau này là do lớp da của cá nhỏ mỏng hơn cá lớn và hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện nên dễ cảm nhiễm Metacercaria [38]. Mặt khác, cá nhỏ thường sống ở những nơi nước cạn, đây là nơi cư trú của các loài ốc nên chúng dễ bị nhiễm hơn so với các loài cá lớn phân bố chủ yếu ở vùng nước sâu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân giúp ta hiểu rõ hơn về tỉ lệ nhiễm thấp ở cá Trê, loài cá sống đáy và có tập tính chui rúc.

Tùy thuộc vào loài ký chủ và vùng địa lý, Metacercaria có khả năng tồn tại, phát triển, phân bố và lây lan khác nhau. Do vậy, ta có thể dựa vào các đặc

điểm này để ngăn ngừa và hạn chế tỉ lệ nhiễm ấu trùng Metacercaria cho người, vật nuôi và các nguồn thực phẩm thủy sản.

Ngoài những nhân tố phụ thuộc vào đặc điểm phân bố theo tự nhiên và theo ký chủ thì yếu tố môi trường nuôi và kỹ thuật nuôi cũng đóng góp một phần quan trọng trong việc hạn chế hay tăng cường tỷ lệ nhiễm của Metacercaria trên cá.

Bảng 15: So sánh giữa ao nuôi nuôi thâm canh và ao nuôi VAC.

Chỉ tiêu kỹ thuật Đơn vị tính Nuôi TC Nuôi VAC

Lượng vôi bón kg/100m2 30 - 50 8 – 10

Phơi đáy Ngày 3 - 5 2-5

Thay nước % 50 20 – 30

Định kỳ thay nước ngày/lần 1 2 – 3

Mực nước m 1,5 - 3 0,8 - 2,5

Phân chuồng Không Có

OÁc Không Có

Thức ăn Cá biển, đầu cá Tra, cám Rau xanh, phụ phẩm, phân tươi

Thời gian nuôi tháng 4 > 12

Nhiễm Metacercaria Không Có

Thực vật thủy sinh Không Có

Bảng trên thể hiện sự khác biệt rất lớn về môi trường và kỹ thuật nuôi giữa cá Trê lai nuôi thâm canh và nuôi VAC. Đối với ao nuôi thâm canh, việc thay nước thường xuyên (1 lần/ngày) với lượng nước thay lớn (50%), quản lý ao nuôi chặt chẽ (thường xuyên bón vôi) nên trong ao không có thực vật thủy sinh hay ốc hoặc giáp xác, thức ăn dùng có chất lượng cao (cá biển, đầu cá Tra) và được bảo quản tốt,… góp phần cắt vòng đời phát triển của sán lá song chủ trong thủy vực.

So với ao nuôi theo mô hình VAC truyền thĩang, nước ít luân chuyển nên khả năng Metacercaria có khả năng tồn tại trong thủy vực cao và cơ hội xâm nhập vào cá lớn. Trong ao luôn có nhiều động thực vật thủy sinh như cỏ, rong,

rau muống, bèo, cua, ốc, … vừa là nơi cư trú tốt của Metacercaria vừa là con đường lây nhiễm quan trọng qua hệ tiêu hóa, và vừa là vật chủ trung gian truyền bệnh. Thức ăn nuôi cá thường là những phụ phẩm, thức ăn thừa, rau xanh… có nhiều nguồn gốc và chất lượng khác nhau. Rau xanh là nguồn thức ăn thường được sử dụng, trong khi đây cũng là một vật chủ trung gian trong quá trình lây nhiễm Metacercaria vào cá.

Đặc biệt, một nhân tố khác không kém phần quan trọng làm tăng tỉ lệ nhiễm Metacercaria trên cá nuôi VAC là việc dùng phân tươi làm thức ăn hay phân bón. Đối với phần lớn các nông hộ, ao nuôi cá không những là một nguồn thu nhập phụ mà còn là nơi thu gom chất thải sinh hoạt của gia đình. Phân của người và vật nuôi được thải trực tiếp xuống ao mà chưa qua một giai đoạn xử lý nào, vì vậy trứng hay các giai đoạn ấu trùng tiếp tục có cơ hội khép kín vòng đời, tỉ lệ có Metacercaria trong thủy vực tăng lên.

Một so sánh khác giữa kỹ thuật nuôi cá Tai tượng là loài có tỉ lệ và cường độ nhiễm cao trong đợt nghiên cứu này và kỹ thuật nuôi cá Trê lai thâm canh là loài có tỉ lệ nhiễm thấp nhất. Qua điều tra về kỹ thuật nuôi thì những ao nuôi cá Tai tượng có mực nước rất thấp 0,5 - 1 m, nước nuôi gần như ø không được thay trong suốt quá trình nuôi, trừ trường hợp mùa nắng, mực nước trong ao xuống thấp thì được cấp thêm. Môi trường ao nuôi cũng tương tự như ao nuôi VAC là có nhiều động thực vật thủy sinh. Rau xanh cũng được dùng làm thức ăn phụ bên cạnh thức ăn viên có giá cao nhằm giảm giá thành sản phẩm và vốn đầu tư [15].

Xét về khía cạnh mực nước trong ao, do ký chủ trung gian đầu tiên là ốc thích phân bố nơi có mực nước thấp và nước sạch, nên mực nước sâu hay cạn, chất lượng nước tốt hay xấu có tác dụng hạn chế hay kích thích sự phát triển của ốc trong ao nuôi. Sự có mặt của ký chủ trung gian đầu tiên có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình nhiễm Metacercaria của cá nuôi.

Chu kỳ nuôi cũng có tác động không nhỏ đến việc lây nhiễm FZP, ao nuôi VAC với chu kỳ nuôi dài (trên 12 tháng) nên khu hệ sinh vật thủy sinh thích nghi có thời gian phát triển và ổn định quy mô loài. Khả năng khép kín vòng đời của

Một phần của tài liệu điều tra kỹ thuật nuôi thương phẩm và tình hình nhiễm ấu trùng metacercaria trên cá trê lai (đực c. gariepinus x cái c. macrocephalus) tại ô môn - cần thơ và chợ gạo – tiền giang (Trang 41 - 65)