Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu điều tra kỹ thuật nuôi thương phẩm và tình hình nhiễm ấu trùng metacercaria trên cá trê lai (đực c. gariepinus x cái c. macrocephalus) tại ô môn - cần thơ và chợ gạo – tiền giang (Trang 26 - 28)

2.1. Phương pháp điều tra

- Lập danh sách các hộ nuôi cá Trê lai thâm canh tại Ô Môn – Cần Thơ và Chợ Gạo – Tiền Giang. Dùng bảng số ngẫu nhiên của Zar [39] để chọn mỗi vùng 15 hộ nghiên cứu.

- Phỏng vấn trực tiếp các hộ nuôi dựa theo Bảng câu hỏi điều tra (Phụ lục 2).

2.2. Phương pháp thu mẫu

- Cá được thu ngẫu nhiên bằng chài lưới, mỗi hộ thu 10 con.

- Bảo quản cá: Cá thu chưa phân tích được giữ trong thau nhựa có chứa một ít nước, bên trên che lưới để cá không ra ngoài, giữ riêng biệt theo từng hộ nghiên cứu.

2.3. Phương pháp kiểm tra ấu trùng Metacercaria (theo Murrell [23])

- Cân và đo khĩai lượng và chiều dài của cá.

+ Cân cá bằng cân điện tử có độ chính xác 0,01 g, trường hợp cá quá lớn (> 1kg) thì cân bằng cân điện tử có độ chính xác 0,1 g hoặc cân đồng hịa.

+ Đo cá bằng thước kẻ chia đến mm, đo chiều dài tổng cộng (Lo) từ đầu đến cuối vây đuôi của cá. Khi đo đặt cá nằm trên mặt phaúng trong nhằm có kết quả chính xác hơn.

- Mổ cá, tách riêng từng bộ phận và cơ quan của cá như mang, vây, cơ,… Nếu là cá nhỏ thì để nguyên cả con. Cân và ghi lại khĩai lượng nghiên cứu, mỗi mẫu lấy khoảng 10 - 20 g.

- Nghiền mẫu: Dùng chày cối sứ để nghiền mẫu. Để cho kết quả nghiên cứu được chính xác nên rửa sạch sau mỗi lần nghiền và nên dùng riêng cối cho từng bộ phận. Mẫu lớn thì nghiền bằng máy xay sinh tố.

- Chuyển mẫu vào cốc, cho vào dung dịch dạ dày nhân tạo (gồm 6 g pepsin + 8 mL acid HCl đậm đặc + 1 L nước cất) theo tỉ lệ mẫu : dung dịch = 1 :10 hay 1 : 5. Khuấy đều và đặt trong tủ ấm ở 37oC trong ít nhất là 2 giờ, tốt nhất là từ 4 - 5 giờ. Trong quá trình ủ ấm nên thường xuyên khuấy đều mẫu (15 phút/lần) để mẫu không bị vón cục.

- Lọc mẫu: Dùng nước muối sinh lý 0,86% để rửa. Cách rửa: Cho thêm một ít nước muối vào cốc, khuấy đều rồi cho hỗn hợp qua lưới lọc có kích thước mắt lưới 1x1 mm. Chú ý nên lấy hết phần lắng dưới đáy cốc để tránh làm thất thoát Metacercaria vì chúng thường lắng xuống dưới. Rửa thật kỹ lại phần nằm ở trên lưới, sau đó loại bỏ phần cặn đó đi. Lắc và để lắng rồi cẩn thận loại bỏ phần nước trên, giữ lại phần cặn ở dưới.

- Tiến hành tương tự như vậy khoảng 7 - 8 lần cho đến khi phần nổi bên trên có màu sáng trong và có thể nhìn thấy phần ở đáy cốc. Khi mẫu đã được lọc xong, có thể để lắng lại rồi dùng Pipet hút cẩn thận phần nước bên trên giúp cho việc xem kính được dễ dàng hơn.

- Quan sát ấu trùng Metacercaria: Cho một ít phần đã được lọc xong vào đĩa petri, thêm một ít nước muối sinh lý 0,86%, xoay nhẹ đĩa petri cho phần cặn nặng lắng vào giữa đĩa và có thể hút bớt nước ra cho dễ quan sát.

- Quan sát: Đặt đĩa petri dưới kính soi nổi để quan sát, nếu phần cặn nhiều thì dùng kim gạt từng phần và quan sát. Khi nhìn thấy Metacercaria thì dùng kim hoặc Pipet hút lên, đặt trên lam để quan sát và nhận dạng dưới kính hiển vi. Dựa

vào khóa phân loại về hình dạng bên ngoài của Metacercaria để nhận dạng. Lưu trữ mẫu bằng dung dịch cồn 70% để phân tích hay giữ mẫu trong dung dịch Formol nóng 5% để xác định hình thái.

2.4. Phân loại Metacercaria: Dùng khóa phân loại của Murrell [23].

Một phần của tài liệu điều tra kỹ thuật nuôi thương phẩm và tình hình nhiễm ấu trùng metacercaria trên cá trê lai (đực c. gariepinus x cái c. macrocephalus) tại ô môn - cần thơ và chợ gạo – tiền giang (Trang 26 - 28)