5. Sự lây nhiễm Metacercaria
5.2. Sự lây nhiễm Metacercaria
Metacercaria được lây nhiễm khi con người và động vật ăn thực phẩm có chứa Metacercaria nhưng chưa nấu chín, vì vậy Metacercaria còn sống và có khả năng phát triển tạo thành cá thể trưởng thành tiếp tục đời sống ký sinh trên cơ thể ký chủ cuối cùng. Những nhân tố sinh thái học chủ yếu ảnh hưởng đến tỉ lệ lây nhiễm các FZP bao gồm điều kiện môi trường sinh thái, phong tục tập quán và tự nhiên xã hội.
Môi trường sinh thái là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến sự xuất hiện Metacercaria thông qua sự tồn tại của các ký chủ trung gian. Trong môi trường nước, các thông số về chất lượng môi trường, nhiệt độ và dòng chảy,… có liên quan đến sự xuất hiện của các loài ký chủ trung gian như ốc, cá, giáp xác, thực
vật thủy sinh, … Tùy từng loài ký chủ sẽ thích nghi với từng điều kiện môi trường khác nhau mà xuất hiện hay không, có mặt nhiều hay ít và mối quan hệ như thế nào trong thủy vực, … Vòng đời phát triển của FZP có được khép kín hay không phụ thuộc rất lớn vào các nhân tố này, vì vậy, một trong những phương pháp nhằm hạn chế sự lây nhiễm FZP bằng cách cắt đứt vòng đời phát triển của sán khi tiêu diệt các ký chủ trung gian.
Dân số phát triển cũng là một nguyên nhân dẫn đến nhiều tác động xấu cho môi trường và cũng đã gián tiếp gây hại cho con người. Nước ta có tốc độ tăng dân số rất nhanh, năm 1989 là 64.375.800 người, năm 1993 là 71 triệu người, năm 1996 tăng đến 76 triệu người [35] và hiện nay ước tính lên đến 82 triệu người [10]. Nếu như vậy, hàng năm diện tích có khả năng NTTS bị thu hẹp nhằm phục vụ cho sinh hoạt, lượng chất thải ngày càng tăng và hàng loạt các vấn đề xã hội khác không thể nào giải quyết được như y tế, vệ sinh, môi trường,…
Đồng thời, nhu cầu về lương thực thực phẩm ngày càng tăng, trong đó thực phẩm thủy sản giữ vai trò quan trọng do thích hợp với điều kiện và mức sống của người dân nước ta. Vì thế tỉ lệ và nguy cơ nhiễm bệnh từ FZP tăng lên cùng với sự gia taêng daân soá.
Nguy cơ nhiễm bệnh do sử dụng sản phẩm thủy sản của nước ta có thể nói là rất cao trong năm 2001, người Việt Nam ta nhận 50% lượng protein yêu cầu từ nguồn thực phẩm này. Đặc biệt là vùng ĐBSCL với tỉ lệ sử dụng cá trung bình hằng năm là 30 kg/người/năm trong khi thống kê trên cả nước chỉ ở mức 13 kg/người/năm. Càng đáng lo ngại hơn khi nơi đây có đến 83% hộ có mức sống thấp đánh bắt cá trong các ruộng lúa, kênh mương và sông rạch để phục vụ cho bữa ăn hằng ngày [19], trong khi các nghiên cứu trước có kết luận tỉ lệ nhiễm của một số Metacercaria cao trên các loài cá tự nhiên và 25-100% các loài cá đều có thể có chứa Metacercaria [16, 30].
Ở mỗi địa phương, mỗi vùng có một số các phong tục đặc trưng về sinh hoạt, ẩm thực và văn hóa, trong đó nguyên nhân gây nên tỉ lệ nhiễm FZP cao là do các món ăn truyền thống nấu không đủ chín như gỏi, tái,… Tại Nhật, Trung Quốc và Thái Lan có số người nhiễm FZP cao vì nơi đây có các món ăn đặc sản bằng các loài thủy sản sống như: Zhu-shi, Lab Pla, Pla Som, Koi Pla,… Thật vậy tỉ lệ nhiễm FZP tập trung ở độ tuổi nam giới là 25 – 55 tuổi và phụ nữ trên 45 tuổi, trong đó nam giới nhiễm cao hơn nữ giới và người lớn nhiễm nhiều hơn trẻ em.
Người ta cho rằng sỡ dĩ nam giới bị nhiễm cao là do họ có thói quen thường nhậu với các món tái hay gỏi [23, 27]. Do đó cần phải nấu chín thức ăn để bất hoạt Metacercaria là biện pháp ngăn ngừa dễ thực hiện nhất khi sử dụng thực phẩm thủy sản.
Đối với những quốc gia và những vùng phát triển có cuộc sống văn minh hơn nên vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm và sức khoẻ cộng đồng được chú trọng. Chất thải sinh hoạt được thu gom và xử lý chứ không thải bừa bãi vào môi trường như các vùng nông thôn hẻo lánh, do đó trứng của FZP không có khả năng phát triển và lây lan được. Hiện tại cũng còn đa số các vùng nuôi thủy sản theo phương pháp truyền thống sử dụng phân tươi làm thức ăn và thải chất thải trực tiếp xuống ao [15] nên thực phẩm rất dễ bị nhiễm Metacercaria. Cần hạn chế mô hình nuôi này và phát triển các mô hình nuôi hiện đại hơn cho nông hộ.
Trong khi những thông tin về vấn đề lây nhiễm FZP đang còn rất hạn chế, đặc biệt là đối với nhừng vùng nông thôn xa xôi thì tỉ lệ nhiễm FZP vẫn không ngừng gia tăng theo thời gian nhưng không kiểm soát được. Cần phải tuyên truyền và giáo dục cho người dân về tình hình lây nhiễm, con đường xâm nhập cũng như tác hại của các FZP. Theo kinh nghiệm của nhiều nước trên Thế giới, đây không phải là việc làm có thể đạt kết quả trong một sớm một chiều mà đòi hỏi sự kiên trì, quyết tâm và hợp tác làm việc của các nhà khoa học, nhà NTTS và người tiêu dùng.
Vì vậy, việc không ngừng phổ biến thông tin về tình hình lây nhiễm FZP trên các phương tiện thông tin đại chúng là rất cần thiết và có hiệu quả hơn là phải ràng buộc con người vào những quy định khắc khe của pháp luật. Những thông tin về phương pháp chế biến và các loài ký chủ trung gian rất quan trọng trong việc hạn chế sự lây nhiễm FZP.
Nguyên nhân của sự lây nhiễm FZP chủ yếu là do con người sử dụng thức ăn sống hoặc nấu chưa đủ chín, nhưng sự gia tăng tỉ lệ nhiễm nhanh và nhiều như vậy còn liên quan đến nhiều nhân tố xã hội khác. Theo Abdussalam và ctv [20], có các nguyên nhân sau:
- Sự gia tăng sản lượng sản phẩm thủy sản nhằm đáp ứng nhu cầu cho dân số Thế giới tăng nhanh. Tổng sản lượng thủy sản toàn cầu năm 1980 là 72 triệu tấn, năm 1991 là 96,9 triệu tấn và hiện nay ước tính khoảng 160 triệu tấn.
- Sản phẩm cá nước ngọt trong NTTS tăng, đặc biệt là họ cá chép (Cyprinidae) do là đối tượng nuôi ưa thích và phổ biến, nhưng đây lại là ký chủ trung gian thích hợp của đa số các loài FZP. Nhiều ao sử dụng phân tươi của con người và gia súc làm thức ăn trực tiếp cho cá nuôi, chất thải sinh hoạt cũng được thải xuống ao mà không qua một biện pháp xử lý hay kiểm soát nào, trong ao có xuất hiện nhiều vật chủ trung gian truyền bệnh như ốc, thực vật thủy sinh,… thuận lợi cho việc khép kín vòng đời của FZP.
- Những món ăn truyền thống dùng thực phẩm thủy sản sống hoặc nấu chưa chín được phổ biến rộng rãi ở nhiều vùng trên mỗi quốc gia. Tuy nhiên để thay đổi tõùp quỏn ăn uống nguy hiểm này thường gặp nhiều khú khăn, nhất là khi họ tin rằng thực phẩm sống có khả năng giúp gia tăng sinh lực, cải thiện sức khoẻ và sinh lý của con người.
- Nhu cầu về sản phẩm tươi của thị trường tiêu thụ dẫn đến họ cố gắng giữ tươi sản phẩm bằng các phương tiện lưu trữ, bảo quản và vận chuyển hiện đại.
- Thực phẩm thủy sản sống được xem như một phương thuốc nhằm hạn chế và ngăn ngừa bệnh tật. Có nhiều bài thuốc dân gian như cho trẻ em ăn thịt sống sẽ trị được bệnh lao, uống nước cua ép sẽ chữa được bệnh ho và nóng sốt.
- Đối với các hộ nghèo, họ thường tiết kiệm và thiếu thĩan về nhiệt lượng dễ dẫn đến trường hợp nấu ăn chưa đủ chín, không đủ nhiệt độ tiêu diệt mầm bệnh.
- Ở những vùng nông thôn hẻo lánh, xa chợ búa nên trong bữa cơm thường có những loại rau quả hoặc cá trong tự nhiên, nhất là ở trong các ao cạnh nhà.
- Dân số tăng nhanh đã có nhiều tác động có hại hơn lên môi trường, làm môi trường bị suy thoái hay ô nhiễm nghiêm trọng đặc biệt là nguồn nước.
- Trong 4 - 5 thập kỷ gần đây, cùng với sự phát triển của ngành nông nghiệp, hệ thống đê đập phục vụ được xây dựng, đến nay đã có một khu hệ thủy sinh vật phát triển đầy đủ tạo thuận lợi cho việc khép kín vòng đời của các ZPT.