Tỷ lệ các loại khe hở môi theo giới tính của thai

Một phần của tài liệu nghiên cứu chẩn đoán và xử trí thai nhi bị các dị tật môi-vòm miệng tại bệnh viện phụ sản trung ương (Trang 50 - 51)

Với 98 trường hợp KHM trong nghiên cứu chúng tôi thấy số thai trai chiếm tỷ lệ rất cao 64%, so với 36% ở thai gái.

Kết quả này gần với nghiên cứu trên trẻ sơ sinh của nhiều tác giả trong nước và trên thế giới như: Trương Mạnh Dũng, Nguyễn Thanh Hòa nghiên cứu trong 106 trẻ sơ sinh từ 2001-2005 bị dị tật KHM, số trẻ nam chiếm 59,4%, nữ chiếm 40,6%; Lưu Thị Hồng tỷ lệ mắc hai giới là 2 nam/1 nữ; Phạm Thanh Hải và cs (2012) tỷ lệ khe hở môi trẻ nam là 70,8%, nữ là 29,2%.

Tỷ lệ khe hở môi bên trái của thai cao hơn bên phải, KHM trái là 37,8%, bên phải 34,7%, KHM hai bên là 24,7%. So với kết quả nghiên cứu của Trịnh Văn Bảo (2004) KHM bên trái 59,8%, bên phải là 20,1% và hai bên là 20,1%.

Một cách thực tiễn khi chẩn đoán khe hở môi-vòm miệng thì bao giờ thai phụ cũng yêu cầu kiểm tra giới tính và họ có xu thế ngừng thai nghén nếu là con gái vì e ngại về vấn đề thẩm mỹ sau khi sinh, thậm chí những gia đình mong muốn có con trai nối dõi, chính vì vậy tỷ lệ trai gái sẽ chênh lệch sau khi sinh.

4.2.6. Sự liên quan giữa vị trí khe hở môi và tình trạng hàm

Với hái nhóm KHM bên trái và KHM bên phải thì tỷ lệ khe hở môi đơn thuần ( tức là KHM không có kèm theo hở vòm miệng) và kết hợp ( tức là có kết hợp với hở vòm miệng) là như nhau, KHM bên trái có 28 trường hợp chiếm 28,6% có kết hợp với KHVM , thì KHM bên phải có 26 trường hợp chiếm 26,5% có kết hợp với KHVM còn KHM bên trái có 9 trường hợp chiếm 9,2% là KHM đơn thuần thì KHM bên phải cũng có 8 trường hợp chiếm 8,2% là khe hở môi đơn thuần. Riêng KHM hai bên và trung tâm thì tỷ

lệ có kết hợp với KHVM là 100%. Nghiên cứu của Body.G (2001) cũng chỉ ra rằng với khe hở môi hai bên thì nguy cở hở hàm ếch là 75-90%.

Như vậy trong chẩn đoán khe hở môi trên siêu âm thấy có KHM hai bên và trung tâm thì chúng ta gần như chắc chắn là thai nhi có khe hở hàm. Còn với trường hợp khe hở bên trái và phải thì chúng ta cần kiểm tra tình trạng hở hàm của thai kỹ rồi mới chẩn đoán.

Một phần của tài liệu nghiên cứu chẩn đoán và xử trí thai nhi bị các dị tật môi-vòm miệng tại bệnh viện phụ sản trung ương (Trang 50 - 51)