Nghiên cứu của chúng tôi ở bệnh nhân xơ gan nặng giai đoạn Child- Pugh C. Số điểm MELDNa và CTP có mối tương quan tuyến tính theo phương trình y = 3,238x – 13.087 với y là giá trị của MELDNa và x là giá trị của CTP, hệ số tương quan là r = 0,421 với p < 0,001.
CP là bảng điểm đánh giá tiên lượng xơ gan đã được áp dụng rất rộng rãi và trong một thời gian dài trên 30 năm trong lâm sàng các bệnh tiêu hóa. Bên cạnh những nhược điểm của một số chỉ số trong bảng điểm CP thì CP đánh giá xơ gan trong một quá trình tiến triển lâu dài. MELDNa có thể coi là một
mô hình hiện đại hơn nhằm đánh giá xơ gan trong một thời gian ngắn, đặc biệt để phân loại bệnh nhaan ghép gan, những bệnh nhân nào cần ưu tiên ghép gan trước và những bệnh nhân nào có thể trì hoãn trong điều kiện số lượng bệnh nhân ghép gan rất lớn và nguồn phân bố nội tạng không cung cấp đủ.
Bảng so sánh bảng điểm CP và MELDNa
Child –Pugh MELDNa
Số lượng các biến 5 4
Biến định lượng 3/5 4/4
Cách chọn lựa các biến Kinh nghiệm Thống kê
Phương pháp tính toán Có Không
Sự thay đổi do chủ quan của người đánh giá
Có Không
Sự chuyển biến logic của các biến
Không Có
Sự thay đổi các biến ảnh hưởng đến điểm
Không Có
Nghiên cứu của chúng tôi trên đối tượng bệnh nhân xơ gan nặng Child- Pugh C chúng tôi mới chỉ đánh giá tiên lượng bệnh nhân ở thời điểm 7 ngày và 3 tháng nên chưa có đủ điều kiện để đánh giá đầy đủ MELDNa và CP trong tiên lượng bệnh nhân xơ gan.
Trong nghiên cứu của Thomas Sersté và cộng sự [90] theo dõi trong 1 năm thì điểm số CP ( được sử dụng như một biến liên tục) có AUROC cao nhất 0,89, tiếp theo là MELDNa 0,72 và MELD là 0,58. Như vậy, để đánh giá tiên lượng dài hạn ở bệnh nhân xơ gan thì CP có giá trị tiên lượng tốt hơn MELDNa.
Cách tính CP khá đơn giản giúp cho các bác sỹ lâm sàng có thể tiên lượng bệnh nhân ban đầu nhanh hơn. MELDNa sử dụng khá nhiều các chỉ số
sinh hóa đòi hỏi phải tính toán bằng máy tính. Chính vì vậy điểm CP vẫn được sử dụng trong lâm sàng để đánh giá bệnh nhân xơ gan.