Số liệu được thu thập theo một mẫu bệnh án thống nhất.
Tất cả các bệnh nhân vào nghiên cứu đều được hỏi bệnh và khám một cách tỉ mỉ, được làm các xét nghiệm ngay trong vòng 24 giờ đầu và được theo dõi về mặt lâm sàng và xét nghiệm để nhận xét tiến triển của bệnh. Đánh giá tiên lượng bệnh sau 7 ngày và sau 3 tháng.
Bệnh nhân được làm các xét nghiệm thường quy:
- Công thức máu: Hồng cầu, hemoglobin, bạch cầu, tiểu cầu.
- Sinh hóa máu: Chức năng thận, điện giải đồ, billirubin, transaminase, protid và albumin, LDH, αFP, CRP.
- Tỷ lệ prothrombin - Thời gian prothrombin - PT- INR
- Tổng phân tích nước tiểu, điện giải niệu, ure, creatinin niệu. - Siêu âm ổ bụng.
- Nội soi dạ dày tá tràng. - Chụp xq tim phổi
- Các xét nghiệm Billirubin, Creatinin, INR, tỷ lệ prothrombin, Albumin điện giải đồ đều được lấy trong vòng 24 giờ đầu nhập viện.
Xét nghiệm sinh hóa: làm tại khoa Sinh hóa bệnh viện Bạch Mai.
Xét nghiệm tế bào máu và đông máu tại khoa Huyết học bệnh viện Bạch Mai.
2.4.2. Các tiêu chuẩn đánh giá
* NT dịch cổ trướng được chẩn đoán dựa trên:
+ Hoặc xét nghiệm BCĐNTT trong DCT ≤ 250 tế bào /µl dịch, cấy dịch màng bụng tìm ra vi khuẩn.
* Chẩn đoán HC gan thận theo tiêu chuẩn của Câu lạc bộ cổ trướng Quốc tế [93]
- HRS thường xảy ra ở bệnh nhân xơ gan có cổ trướng. - Nồng độ creatinin huyết thanh > 130µmol/l (1,5mg/dl).
- Không giảm nồng độ creatinin huyết thanh (giảm dưới mức 130µmol/l) sau ít nhất 2 ngày điều trị bằng dừng thuốc lợi tiểu và bồi phụ thể tích tuần hoàn bằng albumin, liều khuyến cáo albumin là 1g/kg cân nặng/ngày cho tới tối đa 100g/ngày.
- Không có tình trạng sốc.
- Trong thời gian gần đây hoặc hiện tại không sử dụng các thuốc độc với thận. - Không có bệnh lý nhu mô thận ( biểu hiện protein niệu > 0,5g/ngày, đái máu vi thể > 50 hồng cầu/1 vi trường và hoặc có bất thường trên thận siêu âm)
2.4.3 Các chỉ số sử dụng trong nghiên cứu
* MELDNa = MELD – Na – [0,025 x MELD x ( 140 – Na)] + 140 MELDNa tính toán được sẽ làm tròn đến giá trị gần nhất. * Công thức tính số điểm MELD :
R= 9.6 xloge ( creatinin mg/dl) + 3.8 x loge ( billirubin mg/dl ) + 11.20 x loge ( INR) + 0.643 x( nguyên nhân xơ gan: 0 cho bệnh gan do rượu và ứ mật; 1 cho viêm gan virus và bệnh gan khác.
Đánh giá tiên lượng bệnh nhân xơ gan ( sống sót hay tử vong) sau 07 ngày nhập viện và sau 03 tháng nhập viện. MELD, MELDNa giữa tỉ lệ sống và tỉ lệ tử vong.
Tính độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị âm tính, giá trị dương tính của MELD, MELDNa trong dự báo nguy cơ tử vong để tìm điểm MELD, MELDNa dự báo nguy cơ tốt nhất. Tính toán dự báo của MELD, MELDNa được quyết định bằng diện tích dưới đường cong ROC.
Tử vong Sống
Test (+) a c
Test (-) b d
Công thức tính:
-Độ nhạy: (Se: Sensitivity) Se = a/(a+b) -Độ đặc hiệu: (Sp: specificity) Sp = d/(c+d)
-Giá trị dự đoán dương tính: (PPV: positive predictive value) PPV = a/(a+c)
-Giá trị dự đoán âm tính: (NPV: negative predictive value) NPV = d/(b+d)
- Điểm cắt (cut-off) : Dùng chỉ số (Youden) J để xác định điểm MELDNa có độ nhạy và độ đặc hiệu cao nhất.
J = Max(Se + Sp – 1).
- Đướng cong AUROC được dùng để tìm điểm cắt của MELD, MELDNa có giá trị phân biệt tử vong và sống sót ở bệnh nhân, có nghĩa là tìm ngưỡng có độ nhạy và độ đặc hiệu cao nhất.
Bảng phân loại Child- Pugh năm 1973
Tiêu chuẩn đánh giá 1 điểm 2 điểm 3 điểm
Cổ trướng Không Ít, vừa Căng
Hội chứng não gan Giai đoạn 0 Giai đoạn 1,2 Giai đoạn 3, 4 Albumin ( g/l) > 35 28- 35 < 28 Billirubin ( umol/l) < 35 35- 50 > 50 Tỷ lệ prothrombin (%) 54- 100 44- 54 < 44
Child- Pugh A: 5-6 điểm. Child –Pugh B: 7- 9 điểm. Child- Pugh C: 10- 15 điểm.
2.4.4 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu thập được sẽ được xử lý theo chương trình SPSS 16.0
So sánh trung bình của hai biến định lượng bằng cách sử dụng test “T’’- student với độ tin cậy 95%
Tìm hiểu mối tương quan giữa hai biến định lượng với hệ số tương quan tuyến tính r.
Nếu 0 ≤ |r| ≤ 0,3: Hai biến không có tương quan tuyến tính Nếu 0,3 < |r| < 0,6: Hai biến có tương quan tuyến tính
Nếu 0,6 <|r| < 1: Hai biến có tương quan tuyến tính chặt chẽ.
Giá trị của MELDNa để dự báo tỉ lệ tử vong được tính toán dựa vào diện tích dưới đường cong ROC (AUROC)
-Nếu AUROC > 0,9: có giá trị tiên lượng tốt.
- Nếu AUROC từ 0,8 - 0,9: có giá trị tiên lượng khá.
- Nếu AUROC từ 0,7-0,8: có giá trị tiên lượng trung bình. - Nếu AUROC < 0,7: có giá trị tiên lượng yếu.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU