Chiều cao dƣới cành

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng và tính thích ứng của các xuất xứ keo tai tượng (acacia mangium) và các dòng keo lai (acacia mangium x acacia auriculiformis) giai đoạn tuổi 1-2 tại huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 76 - 77)

Chiều cao dƣới cành là chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn giống cây trồng. Để thấy đƣợc mức độ phân cành Keo lai từ các dòng khác nhau, đề tài tiền hành nghiên cứu chiều cao dƣới cành của các dòng Keo lai, kết quả tính toán đƣợc tổng hợp ở bảng sau:

Bảng 4.16: Kết quả chiều cao dƣới cành của các dòng Keo lai ở lần đo thứ 6 TT Dòng (m) (m) Tỉ lệ Hdc/Hvn 1 BV10 1,79 4,52 0,40 2 BV16 1,68 4,28 0,39 3 BV32 1,58 3,8 0,42 4 BV33 1,36 3,81 0,36 5 BV71 1,32 3,76 0,35 6 BV73 1,16 3,03 0,38 7 BV75 1,03 3,33 0,31 8 ĐC 0,98 2,89 0,34

Qua Bảng 4.16 ta thấy: Chiều cao dƣới cành giữa các dòng dao động từ 0,98 – 1,79 m. Trong chỉ tiêu này, chỉ có dòng BV75 (0,31) thấp hơn so với giống đối chứng. Dòng có chỉ tiêu vƣợt trội trong chỉ tiêu này là dòng BV32 với giá trị Hdc/Hvn bằng 0,42; tiếp ngay sau đó là dòng BV10 với tỷ lệ Hdc/Hvn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bằng 0,4. Kết quả này một lần nữa lại khẳng định đƣợc dòng BV10 là dòng có có tính ƣu việt vƣợt trội hơn so với các dòng khác.

4.2.5. Kết quả điều tra sâu bệnh hại

Khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi và chống chịu sâu bệnh là một chỉ tiêu quan trọng không thể thiếu trong công tác chọn giống. Nó biểu hiện sự thích nghi của giống với điều kiện môi trƣờng với điều kiện sinh thái vùng. Khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi và chống chịu sâu bệnh phụ thuộc nhiều vào giống, kỹ thuật canh tác và thời tiết khí hậu. Nếu một giống có khả năng sinh trƣởng tốt, nhƣng tính chống chịu với điều kiện bất lợi và chống chịu sâu bệnh kém thì không đƣợc coi là một giống tốt. Vì vậy đánh giá chính xác khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi và chống chịu sâu bệnh sẽ giúp cho việc chọn giống nói chung và chọn giống Keo lai nói riêng thành công và chọn ra đƣợc những dòng tốt phục vụ cho công tác trồng rừng sau này.

- Ở lần đo 1: Qua điều tra thấy xuất hiện sâu ăn lá nhƣng mức độ nhẹ và phát hiện sớm xử lý kịp thời nên không gây thiêt hại. Bên cạnh đó thì lúc này các dòng Keo lai bị mối ăn cắn rễ, ăn vỏ gốc cây non. Do phát hiện kịp thời, tiến hành phá vỡ, diệt tổ mối trên khu khảo nghiệm.

- Ớ lần đo thứ 2: Hiện tƣợng mối phá hoại không còn, một số dòng vẫn có hiện tƣợng sâu ăn lá do vào mùa xuân cây ra lộc non nhiều nhƣng mức hại nhẹ không thể phát thành dịch.

- Ớ lần đo thứ 3: Mối lại xuất hiện và đã tiến hành phun thuốc phòng và trừ mối cho toàn khu khảo nghiệm.

- Ở lần đo thứ 4 và thứ 5: Mỗi vẫn tiếp tục xuất hiện và ăn rễ và vỏ gốc cây thí nghiệm dẫn đến tỷ lệ cây bị chết tăng lên nhiều.

- Ở lần đo cuối (lần đo thứ 6): quan sát thấy Mối là nguyên nhân cơ bản làm hại cây bị chết. Sau 18 tháng theo dõi thí nghiệm có thể kết luận Mối là

nguyên nhân chủ yêu gây hại đối với các dòng Keo lai trong khu vực thí nghiệm.

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng và tính thích ứng của các xuất xứ keo tai tượng (acacia mangium) và các dòng keo lai (acacia mangium x acacia auriculiformis) giai đoạn tuổi 1-2 tại huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)