tư nước ngoài (DN FDI) đang hoạt động tại Việt Nam của Dự án Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) công bố ngày 20/3/2014.
2.6. Giải pháp thứ sáu: Hoàn thiện, nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư nước ngoài:
ngoài:
Xúc tiến đầu tư là các hoạt động nhằm giới thiệu, quảng cáo cơ hội đầu tư và hỗ trọ đầu tư của nước chủ nhà với các nhà đầu tư nước ngoài, việc xúc tiến đầu tư giúp họ nắm chắc các vấn đề yêu cầu,và môi trường đầu tư tại nước chủ nhà,từ đó ra quyết định đầu tư cho phù hợp. Đây là một hoạt động quan trọng thu hút FDI sạch hiện nay.hiện nay vấn đề này được triển khai khắp cả nước nhưng vẫn chưa hiệu quả : đầu tư tốn kém, thông tin rất sơ sài.các dự án đầu tư chỉ mới đưa ra ngành nghề, tổng vốn đầu tư .. rất chung chung.nhiều thông tin cụ thể nhà đầu tư lai không có. Kinh phí hoạt động xúc tiến cho đầu tư hiện còn rất hạn chế .chính vì vậy cần phải có nhiều hoạt động sao cho phù hợp giưa bộ, ngành và địa phương. Công tác xúc tiến đầu tư là công tác của mọi ngành, mọi cấp, cần được nhận thức và thực hiện một cách thực sự có hiệu quả, hợp lý. Triển khai xúc tiến đúng trọng tâm, bám sát nhu cầu thực tế của từng tỉnh. Chú trọng việc chuẩn bị mặt bằng và các cơ sở hạ tầng khác cho các dự án đang xúc tiến cũng như việc giải quyết các vướng mắc, khó khăn, tạo thuận lợi cho hoạt động của các dự án đã đầu tư vào tỉnh.. Kết hợp xúc tiến đầu tư với xúc tiến thương mại và du lịch tại các nước có tiềm năng về thương mại như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước EU, Bắc Mỹ, ASEAN; các nước có tiềm năng về du lịch như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, ASEAN, EU, Bắc Mỹ, Nga; Kết hợp với các bộ, ngành trung ương, các tỉnh lân cận các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp về xúc tiến đầu tư để tổ chức các hoạt động hội thảo xúc tiến đầu tư, quảng bá hình ảnh của tỉnh; Lồng ghép chương trình xúc tiến đầu tư của tỉnh với chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia. Chủ động công tác xúc tiến đầu tư với nhiều hình thức khác nhau, trong đó chú trọng hình thức trực tiếp liên hệ, tiếp xúc với các đối tác, các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới để giới thiệu điều kiện, môi trường đầu tư của từng tỉnh
KẾT LUẬN
Để FDI “sạch hơn”, chúng ta cần thiết phải có cái nhìn khách quan hơn ở nhiều góc độ khác nhau đối với hiệu quả của dòng vốn này mang lai cho nền kinh tế đất nước để từ đó có cách ứng xử phù hợp hơn nhằm đáp ứng cho nhu cầu tăng trưởng bền vững nền kinh tế VN.