-Một điểm yếu khác làm giảm lợi thế cạnh tranh của VN là công nghiệp phụ trợ kém Tỉ lệ nội địa hóa từ các DN nước sở tại tăng, nhưng mua tại DN Việt Nam

Một phần của tài liệu FDI sạch, bản chất và thực trạng (Trang 30 - 32)

kém. Tỉ lệ nội địa hóa từ các DN nước sở tại tăng, nhưng mua tại DN Việt Nam giảm 4 điểm %. Vì vậy, JETRO đề nghị Nhà nước cần hỗ trợ mạnh hơn nữa với các DN trong ngành công nghiệp phụ trợ.

-Theo kết quả chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu GCI mới công bố, Việt Nam đứng thứ 116 về tham nhũng và 106 về gánh nặng hành chính. Trong khi đó, các đối thủ là Đài Loan và Malaysia lại có lợi thế cạnh tranh hơn hẳn. Đáng chú ý là Việt Nam đang muốn thu hút các nhà đầu tư về lĩnh vực công nghệ và giá trị tăng cao thì cả Đài Loan và Malaysia đều có tiềm năng lớn hơn. Những ngành mà VN muốn thu hút thì các DN quan ngại nhất về điểm yếu VN là tham nhũng, cơ sở hạ tầng, dịch vụ hành chính công, quy định.

-Khảo sát về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 2013 được thực hiện với quy mô 8.093 DN dân doanh tại 63 tỉnh, thành phố và 1.609 DN FDI chỉ ra điểm yếu của môi trường kinh doanh Việt Nam như tham nhũng, chi phí bôi trơn trầm trọng và gánh nặng thủ tục hành chính.

3.5. Thứ năm là tâm lý của nhà đầu tư:

Theo hướng suy nghĩ của các nhà đầu tư, chúng ta cũng có thể hình dung khi thực hiện đầu tư, ai cũng phải lập kế hoạch. Kế hoạch càng chi tiết, càng tự tin mà tiến hành. Nhưng để lập kế hoạch, cần có nhiều tham số, cần có khả năng tiên liệu tương lai. Và đây chính là điểm yếu nhất của môi trường đầu tư tại nước ta. Nhà đầu tư sợ nhất là chuyện thay đổi chính sách, làm đảo lộn mọi kế hoạch của họ, đưa họ vào chỗ “dấn tới thì thua lỗ, rút lui càng thua lỗ hơn”. Tuy các chỉ số đánh giá về năng lực cạnh tranh, về môi trường kinh doanh ở Việt Nam có xu hướng được đánh giá cao hơn theo các năm, tạo thêm niềm tin cho các nhà đầu tư nhưng đó là niềm tin chưa được cân nhắc, tính toán; niềm tin dựa trên các bản kế hoạch, báo cáo tài chính trước khi thức hiện dự án mới là niềm tin quyết định đầu tư. Sự bất ổn định, hay thay đổi trong hệ thống chính sách ở Việt Nam tạo ra tâm lí bất ổn cho các nhà đầu tư, họ không thể dự đoán được trong thời gian tới sẽ có những quyết định gì, đa phần các thay đổi chính sách của chúng ta là biện pháp tình thế, nhằm giải quyết một vấn đề thời sự đang nổi lên và dĩ nhiên các quyết định đó đều ảnh hưởng đến lợi nhuận trong tương lai của nguồn vốn đầu tư. Từ chuyện buộc các công ty phải Việt hóa sản phẩm của họ, kể cả những sản phẩm như Coca-Cola, Tiger, đến chuyện kết hối ngoại tệ, thay đổi thuế suất, thay đổi hạn ngạch, hạn chế số lượng người nước ngoài trong công ty, tất cả đều có lý do, đều có lý vào lúc ra quyết định. Những nhà đầu tư nào đã từng gặp hoàn cảnh đấy đành phải chịu và phản ứng qua nhiều kênh thông tin. Những ai chưa vào, họ sẽ cân nhắc thêm một tiêu chí: sự ổn định chính sách mà điểm của Việt Nam trong top

thấy nhất trong các nước khu vực, dù đa phần các thay đổi chính sách này phải rút lại sau một thời gian. Việc ổn định, củng cố niềm tin các nhà đầu tư nước ngoài là rất quan trọng trong việc thu hút lượng lớn nguồn vốn FDI, từ đó có nhiều cơ hội lựa chọn, thực hiện các dự án FDI sạch cho sự phát triển lâu dài.

3.6. Thứ sáu là quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước:

Mở rộng mối quan hệ quốc tế cũng chính là mở rộng năng lực, lợi thế cạnh tranh

thông qua việc tranh thủ các điều kiện thuận lợi, các ưu đãi của tổ chức, tranh thủ mối quan hệ hữu nghị với các nước khác hay việc tự nâng cao năng lực do sức ep cạnh tranh.

Nước ta đã chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh này. Chủng ta sẽ phải chịu sức ép cạnh tranh mạnh hơn ở cả cấp độ quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm, ở cả thị trường trong nước và quốc tế, trước hết là ngay ở thị trường trong nước.

Bởi vậy, hệ thống các tiêu chí về năng lực cạnh tranh như: quản lý kinh tế vĩ mô, cơ chế chính sách, hệ thống pháp luật, cơ sở hạ tầng giao thông, năng lượng, thông tin và nguồn nhân lực... liên tục phải được nâng cao để bắt kịp nhịp độ phát triển của tổ chức, đây là điều kiện cần cho việc hình thành môi trường đầu tư hấp dẫn.

Hơn nữa, khi gia nhập các tổ chức trên thế giới, với những cam kết chung đòi hỏi phải mở cửa nền kinh tế, giảm bớt các rào cản đối với hoạt động động đầu tư nước ngoài. Cho nên không thể tránh khỏi được tình trạng FDI chảy vào nhiều hơn, khó kiểm soát hơn gây ra những ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế. Nhân tố này đảm bảo sự tăng lên không ngừng số lượng dự án FDI nhưng không chắc chắn về chất lượng, hiệu quả kinh tế- xã hội của dự án. Sự phát triển mà Việt Nam định hướng tiến tới là sự phát triển bền vững đòi hỏi các dự án thực hiện mang lại hiệu quả thực chất, thân thiện với môi trường. Do đó cần có sự quản lí, điều tiết của các nhà quản lí, các cơ quan có thẩm quyền chọn lọc đưa vào thực hiện các dự án FDI sạch.

Một phần của tài liệu FDI sạch, bản chất và thực trạng (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w