Giải pháp thứ tư: thực hiện các biện pháp đế khắp phục, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường trong quá trình thu hút dòng vốn FDI.

Một phần của tài liệu FDI sạch, bản chất và thực trạng (Trang 43 - 45)

tư nước ngoài (DN FDI) đang hoạt động tại Việt Nam của Dự án Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) công bố ngày 20/3/2014.

2.4. Giải pháp thứ tư: thực hiện các biện pháp đế khắp phục, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường trong quá trình thu hút dòng vốn FDI.

Với tình trạng xử lý chất thải không đúng quy định lại có các hành vi tinh xảo để che đậy hay là hình thức chuyển giao công nghệ quá cũ kĩ, không đáp ứng được tiêu chuẩn môi trường tối thiểu của các doanh nghiệp FDI đã làm cho môi trường của Việt Nam đang ngày càng ô nhiễm trầm trọng. Như thực trạng hiện nay, nếu nhà nước không có biện pháp khắc phục, hạn chế kịp thời thì trong tương lai không xa môi trường sống của dân cư sẽ bị suy giảm nghiêm trọng. Đe hạn chế được điều này ngoài các chính sách khuyến khích, hỗ trợ các dự án FDI chuyển giao công nghệ sạch hay đưa ra các quy định về bảo vệ môi trường chặt chẽ , khắt khe hơn trong quá trình chọn lọc dự án thì chính phủ cần đưa ra các biện pháp lồng ghép chi phí môi trường vào tài khoản quốc gia dưới hình thức là thuế và phí môi trường hay phí tài nguyên , các công cụ kinh tế này hoạt động theo nguyên tắc “ người gây ô nhiễm phải trả tiền” và nhằm hai mục đích chủ yếu đó là tăng nguồn thu cho ngân sách chính phủ và khuyến khích người gây ô nhiễm giảm bớt lượng chất thải ra môi trường . Thường thì các khoản thuế môi trường được sử dụng cho ngân sách chung của chính phủ như các khoản thuế khác , còn các nguồn phí môi trường sẽ được dành riêng để chi cho các hoạt động bảo vệ môi trường như khắc phục ô nhiễm , hỗ trợ các nạn nhân của ô nhiễm , thu gom xử lý nước thải, phế thải... Với hình thức thu thuế và phí không những hạn chế được ô nhiễm môi trường mà còn có kinh phí để khắc phục được tình trạng ô nhiễm. Do đó, trong quá trình tính toán mức thuế và phí để áp dụng cho các doanh nghiệp FDI thì nhà nước nên có một số lựa chọn để cân nhắc nhằm cân bằng giữa nhu cầu có một môi trường sạch hơn với các chi phí kinh tế của việc làm sạch môi trường. Bên cạnh các công cụ kinh tế trên, để có thể kiểm soát được tình trạng ô nhiễm, nhà nước có thể sử dụng phương pháp ban hành các mức hạn ngạch ô nhiễm, quy định lượng khí thải được thải ra môi trường đối với các doanh nghiệp. Công cụ được sử dụng cho phương pháp này thường là giấy phép xả thải. Giấy phép này do nhà nước phát hành, số lượng phụ thuộc vào phạm vi tổng hạn mức phát thải cho phép. Đối với công cụ giấy phép xả thải, nó đảm bảo về kết quả đạt mục tiêu môi trường hơn các công cụ khác vì giao dịch như thế nào thì tổng lượng giấy phép vẫn nằm trong phạm vi kiểm soát ở số phát hành ban đầu ; có tính linh hoạt cao vì có thể mua bán được. Hơn nữa, quyền được bán giấy phép tạo ra động cơ khuyến khích các doanh nghiệp giảm thải nhiều hơn để có thể bán được lượng giấy phép thừa ra đó. Đây chính là nguồn gốc cho các cải tiến về kỹ thuật, công nghệ có lợi cho môi trường. Nhưng để sử dụng được công cụ này

đòi hỏi phải có một đội ngũ chuyên gia về môi trường để có thể xác định được lượng khí thải nào và khối lượng bao nhiêu được phép thải ra môi trường cũng như phải xây dựng được một tổ chức thực sự minh bạch để không xảy ra những tiêu cực trong vấn đề mua bán, cấp phép hạn ngạch. Ngoài hai công cụ trên còn có một số khác để bảo vệ môi trường như: Trợ cấp môi trường, ký quỹ môi trường... cũng là các công cụ hữu ích trong việc khống chế, khuyến khích các doanh nghiệp FDI trong hoạt động bảo vệ môi trường. Bên cạnh các công cụ kinh tế thì cũng cần có những biện pháp mạnh hơn trong cách ứng xử như : rút giấy phép hoạt động đối với các dự án không tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường đầu tư của nước chủ nhà, xử phạt nặng các hành vi gây ô nhiễm môi trường của các doanh nghiệp FDI .Với sự kết hợp giữa các biện pháp xử phạt, chọn lọc khắt khe và các công cụ kinh tế thì việc kiểm soát các doanh nghiệp FDI trong vấn đề xử lý chất thải sẽ dễ dàng hơn cho các địa phương

Một phần của tài liệu FDI sạch, bản chất và thực trạng (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w