tư nước ngoài (DN FDI) đang hoạt động tại Việt Nam của Dự án Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) công bố ngày 20/3/2014.
2.2. Giải pháp thứ hai: nâng cao vai trò của nhà nước trong hoạt động thu hút FDI sạch.
hút FDI sạch.
Đối với mỗi hoạt động diễn ra trong nền kinh tế đều bị chi phối bởi sự quản lý của nhà nước trên các phương diện và mức độ khác nhau, quá trình thu hút dòng vốn FDI sạch cũng vậy nó đòi hỏi nhất thiết phải có sự can thiệp của nhà nước trên hai khía cạnh là người tạo lập chính sách phù hợp với xu hướng , mục tiêu đề ra của chính phủ cho quá trình phát triển kinh tế và trong quá trình vận hành khai thác , do bất đồng về văn hóa , thu nhập cũng như một số ảnh hưởng xấu doanh nghiệp FDI gây ra cho xã hội thì sẽ không thể tránh khỏi các xung đột với người dân về các vấn đề như môi trường, tiền lương... vì vậy mà nhiệm vụ của thứ hai của nhà nước chính là trọng tài để giải quyết các vụ việc đó nhằm bảo vệ quyền lợi và đời sống con người, ổn định tình hình kinh tế xã hội đất nước. Sở dĩ cần có sự can thiệp sâu của nhà nước như thế này là bởi vì bản chất của dòng vốn FDI là do các nhà đầu tư nước ngoài đưa từ nước họ sang nước chủ nhà để đầu tư nhằm thu lại được mức lợi nhuận lớn nhất, cho nên vấn đề cốt lõi mà nhà đầu tư nước ngoài quan tâm ở đây là vấn đề lợi nhuận , còn các vấn đề liên quan đến nền kinh tế vĩ mô của nước chủ nhà thì vẫn còn bị xem nhẹ do đó đã gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế xã hội cũng như môi trường của nước nhận đầu tư.Với tình hình phát triển bất cân bằng giữa các ngành, khu vực, lượng vốn FDI chưa thực sự phát huy hết tác dụng đối với nền kinh tế và nạn ô nhiễm môi trường do doanh nghiệp FDI không đảm bảo quá trình xử lý chất thải đang diễn ra khá phổ biến ở Việt Nam trong thời gian gần đây thì để thu hút được lượng vốn FDI sạch trước hết, nhà nước cần tập trung đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực và các công trình kết cấu
hạ tầng kinh tế xã hội thiết yếu nhất. Đồng thời đẩy mạnh huy động nguồn lực của các thành phần kinh tế cho đầu tư phát triển. Thông qua việc hoàn thiện thể chế, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân , doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Tăng cường khuyến khích đầu tư vào các ngành có giá trị gia tăng lớn, các ngành công nghiệp hỗ trợ, sử dụng công nghệ sạch, hạn chế thu hút đầu tư vào các ngành khai thác tài nguyên, sử dụng nhiều đất, tiêu hao nhiều năng lượng, không chấp nhận những dự án đầu tư công nghệ thấp, gây ô nhiễm môi trường. Thu hút đầu tư nước ngoài vào các vùng trọng điểm, vùng động lực, tạo điều kiện cho các vùng này phát triển, có tác động “kéo” toàn bộ nền kinh tế; thu hút đầu tư vào các vùng sâu, vùng xa, các huyện nghèo để chuyển đổi cơ cấu kinh tế và có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn tốc độ chung. Bên cạnh đó cần làm tốt hơn công tác quy hoạch có tầm nhìn dài hạn, đồng bộ giữa các ngành, các cấp, tránh dàn trải, phân tán. Đưa ra các chế tài phân xử công bằng, nghiêm minh các xung đột xảy ra giữa nhà đầu tư nước ngoài và dân cư trong nước hay các vụ gây ô nhiễm môi trường do doanh nghiệp FDI gây ra. Ngoài ra , Nhà nước cũng cần phải quan tâm sâu sát hơn nữa công tác thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư cũng như công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động đầu tư nước ngoài; xem xét kỹ càng hơn, chặt chẽ hơn các dự án đầu tư quy mô lớn, đặc biệt là các dự án có sử dụng đất lớn, có khả năng gây ô nhiễm môi trường, hủy hoại tài nguyên thiên nhiên để bảo đảm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước cũng như phát triển bền vững, những dự án đầu tư chậm được triển khai thì phải được phân loại để có biện pháp xử lý phù hợp, trong đó có việc xem xét rút Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật để tạo cơ hội cho các nhà đầu tư khác thực sự có tiềm năng và năng lực triển khai tham gia đầu tư. Bên cạnh đó, để tránh xung đột xảy ra, các cơ quan quản lý nhà nước cũng cần phải tập trung nhiều hơn vào việc xây dựng các quy tắc, tiêu chuẩn về lao động, tiền lương, hướng dẫn doanh nghiệp FDI thực hiện đúng các quy định của Nhà nước để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.