Giải pháp thứ ba: thúc đấy sự tham gia của toàn xã hội trong công tác thu hút, kiếm tra, giảm sát hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Một phần của tài liệu FDI sạch, bản chất và thực trạng (Trang 42 - 43)

tư nước ngoài (DN FDI) đang hoạt động tại Việt Nam của Dự án Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) công bố ngày 20/3/2014.

2.3. Giải pháp thứ ba: thúc đấy sự tham gia của toàn xã hội trong công tác thu hút, kiếm tra, giảm sát hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.

thu hút, kiếm tra, giảm sát hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Mọi hoạt động kinh tế xã hội của một quốc gia luôn gắn chặt với cộng đồng dân cư và các tổ chức xã hội vì họ là những cá thể chịu ảnh hưởng trực tiếp khi có biến

động bất thường xảy ra đối với môi trường sống và dễ nhận thấy được những sự thay đổi bất thường này. Do đó mà cộng đồng dân cư luôn là người theo sát và phát hiện được sớm nhất các hành vi bất hợp pháp mà doanh nghiệp FDI gây ra . Đe bảo vệ cuộc sống của mình, họ thường có những phản kháng tức thời ngăn cản quá trình sản xuất để bắt buộc doanh nghiệp FDI phải thực hiện đúng những quy định của luật bảo vệ môi trường. Đây là yếu tố quan trọng tác động tích cực tới quá trình hình thành dòng vốn FDI sạch. Bên cạnh đó dân cư thường là người tiêu dùng sản phẩm của các doanh nghiệp vì vậy mà họ có thể tạo sức ép, bắt buộc các doanh nghiệp phải quan tâm nhiều hơn tới kết quả môi trường trong quá trình sản xuất. Vì vậy mà trong công tác thu hút, kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài thì bên cạnh công tác quản lý của nhà nước cần phải có sự đóng góp tích cực từ phía cộng đồng dân cư và các tổ chức xã hội. Đe nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong quá trình thu hút FDI thì các cơ quan ban ngành cần phải có sự khuyến khích động viên kịp thời tới các cá nhân và tập thể có tinh thần phát giác những dự án FDI đang hủy hoại môi trường, hoạt động bất hợp pháp dưới vỏ bọc là doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài; Bên cạnh đó đối với những cá nhân này sẽ không tránh khỏi sự va chạm đối với các doanh nghiệp FDI sau khi đưa những hành vi xấu trong dự án của họ ra trước pháp luật và không thể không có các tổn hại xảy ra cho nên nhà nước cần có các biện pháp để bảo vệ quyền lợi cho những người dân có tinh thần trách nhiệm đối với xã hội trong hoạt động giám sát quá trình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Ngoài ra, chính phủ cũng cần có các cuộc thăm dò thường xuyên để lấy ý kiến của cộng đồng dân cư và các tổ chức xã hội về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp FDI đóng trên địa bàn họ đang sinh sống và làm việc có tác động như thế nào tới môi trường kinh tế-xã hội tại khu vực đó, hay xây dựng các hòm thư điện tử chuyên dụng dưới sự quản lý của nhà nước để có được những phản ánh kịp thời về các hành vi bất hợp pháp làm hủy hoại nền kinh tế, môi trường của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài. Từ đó, có các biện pháp xử lý phù hợp, nhanh chóng đối với các doanh nghiệp này, tránh tình trạng để các hành vi xấu kéo dài, ảnh hưởng sâu tới nền kinh tế xã hội vì lúc đó sẽ rất khó có thể khắc phục được.

Một phần của tài liệu FDI sạch, bản chất và thực trạng (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w