- Phạm vi nghiên cứu: Các nghiên cứu được thực hiện trong tỉnh Thừa Thiên Huế, được bố trí đồng thời trên các cấp độ:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1.2. Các nguồn tài nguyên
4.1.2.1. Tài nguyên đất
Theo số liệu thống kê, kiểm kế đất đến ngày 01/01/2012 của Phòng Tài nguyên và Môi trường, diện tích tự nhiên toàn huyện có 16.294,75 ha, trong đó được chia theo 3 loại đất chủ yếu là đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Diện tích cụ thể các loại như sau:
1) Đất nông nghiệp. Diện tích có 8.149,33 ha, chiếm 50,01% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, bao gồm:
- Đất sản xuất nông nghiệp: có 5.959,74 ha, chiếm 36,57% diện tích tự nhiên, chủ yếu là đất trồng cây hàng năm 5.880,77 ha, trong đó trồng lúa có 4.444,85 ha, cây hàng năm khác có 1.435,92 ha; diện tích đất trồng cây lâu năm nhỏ bé có 78,97 ha.
- Đất lâm nghiệp: có 1.290,25 ha, chiếm 7,92% diện tích tự nhiên.
- Đất nuôi trồng thủy sản: có 899,34 ha, chiếm 5,52% diện tích tự nhiên.
2) Đất phi nông nghiệp. Diện tích có 7.691,45 ha, chiếm 47,20% tổng diện tích tự nhiên, bao gồm các loại:
- Đất ở: có 1323,55 ha, chiếm 8,12% diện tích tự nhiên, trong đó đất ở tại nông thôn 1194,35 ha; đất ở tại đô thị 129,20 ha, chủ yếu ở thị trấn Sịa.
- Đất chuyên dùng: diện tích 1343,10 ha, chiếm 8,24%, trong đó chủ yếu sử dụng vào các công trình công cộng như giao thông, thủy lợi, xây dựng v.v.
- Đất tôn giao tín ngưỡng: diện tích 129,91 ha;
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: diện tích 1473,74 ha, chiếm 9,04% diện tích tự nhiên, chiếm tỷ lệ khá cao trong diện tích đất chuyên dùng.
- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: diện tích 3.421,15 ha, chiếm tỷ lệ lớn 34,21% trong tổng diện tích tự nhiên.
3) Đất chưa sử dụng. Toàn huyện còn 453,97 ha đất bằng chưa sử dụng, chủ yếu phân bố ở vùng cát nội đồng và vùng ven biển, đầm phá.
4.1.2.2. Tài nguyên biển và đầm phá
Quảng Điền có bờ biển dài 11 km, có một số bãi tắm có thể khai thác, phát triển du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng. Vùng biển ven bờ chủ yếu là bãi ngang, trữ lượng khai thác hải sản không cao; vùng biển ngoài khơi có nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế, nếu được đầu tư đánh bắt xa bờ sẽ đem lại sản lượng hải sản cao.
Quảng Điền có vùng đầm phá Tam Giang khá rộng lớn cùng hệ thống sông hói có diện tích 3.421,15 ha. Đặc biệt đầm phá Tam Giang với diện tích mặt nước 2.357 ha có tiềm năng to lớn về khả năng đánh bắt và nuôi trồng nhiều loại thủy sản có giá trị như tôm sú, cua, thủy đặc sản v.v.
4.1.2.3. Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt. Chủ yếu được cung cấp từ 2 sông chính là sông Ô Lâu, sông Bồ và các sông nhánh, các ao, hồ, các trằm, bàu phân bố khá dày đặc, đảm bảo đủ lượng nước phục vụ tốt cho sinh hoạt và sản xuất. Ngoài ra, nước mưa cũng là nguồn bổ sung nước mặt quan trọng cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện. Tuy nhiên vào mưa, lượng mưa lớn và thường có bão, lũ gây ngập úng ở nhiều nơi; về mùa khô do nắng nóng, khô hạn nên lượng nước giảm đáng kể làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống.
Nguồn nước ngầm. Quảng Điền được đánh giá là nơi có nguồn nước phong phú, chất lượng đảm bảo, nhất là trên địa bàn các xã vùng cát nội đồng. Các xã còn lại chất lượng nước nguồn nước ngầm kém hơn, phần lớn bị chua, phèn, nhiễm mặn; một số nơi nước ngầm bị ô nhiễm do các chất thải từ các khu dân cư, từ chăn nuôi và các chất hoá học sử dụng trong nông nghiệp nên không thể cung cấp lâu dài cho sinh hoạt của dân cư. Hiện tại, phần lớn các xã trong huyện được sử dụng nước sạch từ nhà máy nước ở Huế (Quảng An và Quảng Thành) và từ Tứ Hạ (Quảng Vinh, Quảng Phú, Thị Trấn Sịa, Quảng Phước và Quảng Thọ).
4.1.2.4. Tài nguyên rừng
Toàn huyện Quảng Điền có 1.290,25 ha đất lâm nghiệp, chiếm 7,92% diện tích tự nhiên. Diện tích đất rừng không lớn, chủ yếu là rừng phòng hộ ven biển, đầm phá, phân bố ở các xã Quảng Thái, Quảng Lợi, một phần của Quảng Vinh, Quảng Công, Quảng Ngạn. Tuy diện tích không lớn nhưng rừng phân bố ở những vị trí xung yếu nên có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phòng hộ chống
cát bay, cát lấp, bảo vệ bờ biển, đầm phá v.v. Cần bảo vệ tốt vốn rừng hiện có và tích cực trồng rừng nhằm tăng độ che phủ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái.
4.1.2.5. Tài nguyên du lịch
Quảng Điền là huyện ven biển và đầm phá, nằm gần kề thành phố Huế, có nhiều cảnh quan đẹp, có các di tích lịch sử-văn hóa giá trị, có các làng nghề truyền thống v.v. là những tiềm năng đa dạng có thể khai thác phát triển mạnh du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng.
Quảng Điền có bờ biển dài 11 km với những bãi tắm đẹp như Tân Mỹ, các làng chài truyền thống. Vùng ven phá Tam Giang có nhiều cảnh quan đẹp, có mặt nước rộng lớn; bên cạnh đó là vùng cửa sông với các vườn chim, khu bảo tồn sinh thái ngập mặn, vùng cát nội đồng v.v.
Trên địa bàn huyện còn là nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử-văn hóa được xếp hạng như đình làng Thủ Lễ, đây là di tích lịch sử cấp quốc gia còn giữ được nét kiến trúc cổ xưa rất tinh tế; có thành cổ Hoá Châu, phủ Bác Vọng, phủ Phước Yên, chùa Thành Trung, chùa Thiện Khánh; có các di tích lịch sử cách mạng như nhà lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, đền thờ Đặng Hữu Phổ, miếu thờ Nguyễn Hữu Dật v.v.
Tiềm năng du lịch đa dạng nêu trên cho phép phát triển các loại hình du lịch hấp dẫn như du lịch sinh thái biển, đầm phá, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch lễ hội v.v. Nếu được đầu tư đưa vào khai thác, phát triển du lịch sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn.