Tình hình kinh tế xã hội của Huyện Quảng Điền.

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu khả năng nhân giống và gây trồng cây nhân trần núi tại vùng đất cát nội đồng huyện quảng điền tỉnh thừa thiên huế (Trang 41 - 43)

- Phạm vi nghiên cứu: Các nghiên cứu được thực hiện trong tỉnh Thừa Thiên Huế, được bố trí đồng thời trên các cấp độ:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.3. Tình hình kinh tế xã hội của Huyện Quảng Điền.

4.1.3.1. Đặc điểm dân số và truyền thống văn hóa, nhân văn

- Dân số. Năm 2010 dân số trung bình toàn huyện có 83.561 người, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,94%. Mật độ dân số chung là 513 người/km2. Dân cư phân bố không đều, nơi có mật độ dân số đông tập trung ở thụ trấn Sịa và các xã vùng đồng bằng như Quảng Phú, Quảng Thành, Quảng Thọ (khoảng 830-870 người/km2); nơi có mật độ thấp là các xã vùng cát nội đồng như Quảng Thái, Quảng Lợi (khoảng 220-260 người/km2). Trong cơ cấu dân số theo giới, tỷ lệ nam chiếm 49,61%, nữ chiếm 50,39%. Dân số đô thị chiếm gần 10%, chủ yếu tập trung ở thị trấn Sịa.

- Nguồn lao động. Trên địa bàn toàn huyện số người trong độ tuổi lao động năm 2010 có 46.776 người, chiếm 56% dân số, trong đó số người có khả

năng lao động 43.041 người. Lao động làm việc trong các ngành kinh tế có 40.000 người, trong đó số người hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm, thủy sản, chiếm 48%; lao động dịch vụ chiếm 34%, lao động công nghiệp-xây dựng chiếm tỷ lệ nhỏ 7,2%. Nguồn nhân lực trên địa bàn huyện tuy dồi dào, song chất lượng còn hạn chế, tỷ lệ được đào tạo chuyên môn, kỹ thuật, ngành nghề chưa cao, năng suất lao động thấp; đời sống một bộ phận dân cư còn gặp khó khăn, nhất là các xã vùng cát nội đồng và vùng ven biển.

- Truyền thống văn hóa. Quảng Điền là vùng đất giàu giá trị văn hóa, nhân văn. Nhân dân Quảng Điền giàu lòng yêu nước và truyền thống cách mạng; trung dũng, kiên cường trong chiến đấu; cần cù, sáng tạo trong lao động, sản xuất; có truyền thống đấu tranh khắc phục thiên tai; có tinh thần hiếu học, cầu tiến và con người sống nhân hậu, hiền hòa.

Quảng Điền là một vùng đất nằm gần thành phố Huế, chịu ảnh hưởng của nền văn hiến Cố Đô. Nhiều tên đất, tên làng ghi nhắc đến một nền học vấn khoa bảng như Bác Vọng, Phước Yên, Xuân Tùy, Phổ Lại, Niêm Phò v.v. Đây cũng là vùng đất sinh ra nhiều tướng tài, nhiều văn thân yêu nước dưới các triều đại khác nhau như các ông Đặng Tất, Đặng Dung, Trần Thúc Nhẫn, Đặng Hữu Phổ v.v. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước, quê hương Quảng Điền đã sinh ra những người con ưu tú, tiêu biểu là Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, nhà thơ lỗi lạc Tố Hữu và nhiều cán bộ chính trị, quân sự, khoa học v.v. đã góp phần mình trong sự nghiệp bảo vệ đất nước và xây dựng Tổ quốc, quê hương. Trong hai cuộc kháng chiến, Quảng Điền có 1972 liệt sỹ, 381 thương binh và 70 mẹ được phong tặng danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng.

Trong lao động sản xuất, người dân Quảng Điền cần cù, chịu khó, khéo tay, tích lũy được nhiều kinh nghiệm sản xuất đã tạo nên những sản phẩm làng nghề nổi tiếng như làng đan lát Bao La, Thủy Lập, làng bún Ô Sa, làng trồng hoa, cây cảnh La Vân Hạ, Phước Yên, An Xuân, Phú Lương v.v. Trải qua quá trình định cư sinh sống, lao động lâu đời, nơi đây đã hình thành những nét văn hóa đặc sắc của người dân sông nước vùng đầm phá Tam Giang như lễ hội đua ghe thuyền trên sông, hội vật Thủ Lễ, lễ hội sóng nước Tam Giang v.v. Con người và truyền thống văn hóa, nhân văn tạo nên nguồn lực nội sinh quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn huyện trong giai đoạn tới.

4.1.3.2. Thực trạng sản xuất các ngành - Tập quán sản xuất:

Ở đây, nguồn sống chủ yếu của người dân là sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp, với tập quán sản xuất còn lạc hậu, việc áp dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế, nên năng xuất cây trồng và vật nuôi hiệu quả còn thấp. Nguyên nhân chủ yếu là thiếu nguồn lực đầu tư, đặc biệt là nguồn vốn và kỹ thuật.

- Đời sống nhân dân:

Các tầng lớp nhân dân dân cư từng bước được cải thiện, thu nhập của một số bộ phập dân cư ở thị trấn, các ngành dịch vụ... Đã đảm bảo được chi tiêu và có tích lũy, các ngành Giáo dục, Y tế, Văn hóa đã có sự chuyển đổi theo cơ chế mới, đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của dân cư và yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, tỉ lệ học sinh đến trường ngày càng tăng. Tổng số xã có điện sử dụng 100%.

4.1.3.3. Cơ sở hạ tầng

Công tác xây dựng và phát triển đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn miền núi chuyển biến tích cực. Các dự án nâng cấp một số tuyến đường liên thôn, bê tông hoá, điện chiếu sáng, trồng cây xanh, với các công trình quan trọng như đường giải tỏa hệ thống đường nội thị huyện Quảng Điền.

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu khả năng nhân giống và gây trồng cây nhân trần núi tại vùng đất cát nội đồng huyện quảng điền tỉnh thừa thiên huế (Trang 41 - 43)