Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu khả năng nhân giống và gây trồng cây nhân trần núi tại vùng đất cát nội đồng huyện quảng điền tỉnh thừa thiên huế (Trang 35 - 39)

- Phạm vi nghiên cứu: Các nghiên cứu được thực hiện trong tỉnh Thừa Thiên Huế, được bố trí đồng thời trên các cấp độ:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Quảng Điền được giới hạn trong tọa độ địa lý từ 16o31’00” đến 16o39’20” vĩ độ Bắc và 107o24’40” đến 107o34’50” kinh độ Đông.

Hình 4.1: Bản đồ vị trí địa lý huyện Quảng Điền, TT Huế

Ranh giới hành chính của huyện được xác định: - Phía Bắc và Đông Bắc giáp biển Đông.

- Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Phong Điền. - Phía Đông và Nam giáp huyện Hương Trà.

Quảng Điền nằm trên hai tuyến tỉnh lộ quan trọng là tỉnh lộ 11A và tỉnh lộ 4, có các tuyến đường ngang liên thông với quốc lộ 1A và các vùng lân cận; nằm không quá xa thành phố Huế, có điều kiện thuận lợi để phát triển thành vùng kinh tế ven đô, kế tiếp sự phát triển lan toả của đô thị Huế.

điểm lúa của tỉnh. Với bờ biển dài 11 km và vùng đầm phá rộng lớn với diện tích 3.490 ha, Quảng Điền có tiềm năng về đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản.

Nằm ở ven biển, đầm phá, trên địa bàn có nhiều cảnh quan sinh thái đẹp và các di tích lịch sử văn hóa, cách mạng, các lễ hội và làng nghề truyền thống, Quảng Điền có tiềm năng phát triển dịch vụ, du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng.

Thời gian qua, Quảng Điền được Trung ương và Tỉnh quan tâm đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, thủy lợi, hình thành các loại hình du lịch vùng ven biển và đầm phá, thúc đẩy phát triển dịch vụ. Đặc biệt hạ tầng đô thị được chú trọng đầu tư làm tăng diện mạo trung tâm huyện lỵ trở nên khang trang hơn. Kinh tế-xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, tạo đà cho sự phát triển đi lên trong thời gian tới.

4.1.1.2 Địa hình

Phần lớn diện tích huyện Quảng Điền thuộc địa bàn thấp trũng, địa hình được chia thành 3 vùng chính sau:

- Vùng đồng bằng lưu vực sông Bồ: gồm thị trấn Sịa và các xã Quảng Phước, Quảng An, Quảng Thành, Quảng Vinh, Quảng Phú, Quảng Thọ. Đây là vùng có địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ. Có diện tích tự nhiên khoảng 8.835 ha, chiếm 54,2 54,5% tổng diện tích toàn huyện. Đây là vùng trọng điểm lúa của huyện và tỉnh. Tuy nhiên, đây cũng là vùng có địa hình thấp trũng, độ cao bình quân từ (-0,5) đến (+1,0) mét. Đặc biệt vùng lòng chảo thuộc các xã Quảng An, Quảng Thành, Quảng Phước, Quảng Thọ, thị trấn Sịa có nơi thấp đến (-1,5) mét. Đây là một trong những cản trở không nhỏ đến việc tổ chức sản xuất và sinh sống của dân cư trong vùng.

- Vùng cát nội đồng: chủ yếu gồm hai xã Quảng Thái, Quảng Lợi; có diện tích tự nhiên là 5.092 ha, chiếm khoảng 31% diện tích toàn huyện. Phần lớn diện tích của vùng là đồi cát với độ cao từ 4-10 mét so với mực nước biển. Đây là vùng hiện còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và đời sống, nhưng cũng là vùng còn nhiều tiềm năng chưa khai thác.

- Vùng ven biển-đầm phá: gồm hai xã ven biển Quảng Công và Quảng Ngạn với tổng diện tích tự nhiên 2.362 ha, chiếm 14% diện tích toàn huyện. Đây là vùng nằm tương đối tách biệt với trung tâm huyện lỵ bởi phá Tam Giang, địa hình chủ yếu là đồi cát trắng với độ cao bình quân (+10 m) so với mực nước biển; là dải đồng bằng hẹp, bề ngang bình quân 450 m). Đây là vùng có tiềm năng lớn về nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản của huyện.

Đất đai Quảng Điền không đa dạng, được hình thành chủ yếu 3 nhóm chính gồm: đất cát, đất biến đổi do trồng lúa và đất được bồi hàng năm. Đặc điểm cơ bản của các loại đất thể hiện như sau:

- Nhóm đất phù sa: có diện tích 1.787,7 ha, chiếm 11,0% diện tích tự nhiên; được hình thành do sự bồi tụ của các sông; thành phần cơ giới chủ yếu là thịt nhẹ, thịt trung bình; phân bố chủ yếu ở các xã vùng 3 của huyện. Đây là loại đất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các loại cây màu, rau đậu thực phẩm v..v...

- Nhóm đất biến đổi do trồng lúa: diện tích 3.652,3 ha, chiếm 22,4 % diện tích tự nhiên; được hình thành chủ yếu từ đất phù sa, nhưng do được sử dụng vào mục đích trồng lúa nước trong khoảng thời gian dài nên đất biến đổi và có các tính chất riêng. Nhìn chung, nhóm đất này có thành phần cơ giới thịt nhẹ, thịt trung bình, thịt nặng, hàm lượng các chất dinh dưỡng khá cao và thường xuyên được bổ sung từ phù sa của sông và từ sản xuất nông nghiệp.

- Nhóm đất cát: diện tích 6.054,7 ha, chiếm 37,2% diện tích tự nhiên, được hình thành ở vùng ven biển và các cửa sông. Do hoạt động của biển và sông đã tạo thành những dòng chảy mạnh, các hạt cát lắng đọng tạo thành những dải có mức độ dài ngắn khác nhau, sự tác động của gió đã làm những cồn cát di động. Đặc điểm nhóm đất này là sự phân hóa phẫu diện không rõ, thành phần cơ giới rời rạc,hạt thô, khả năng giữ nước và độ phì kém.

Trong nhóm đất này, diện tích phân bố ven phá Tam Giang và vùng cát nội đồng có thành phần cơ giới thô, không có kết cấu, các chất dinh dưỡng (mùn, đạm, lân...) đều nghèo, kali tổng số cao nhưng ka ki trao đổi thấp. Loại đất này thích hợp cho trồng các loại hoa màu; cây công nghiệp ngắn ngày như mía, lạc, đậu đỗ; cây ăn quả như cam, chanh. Đất cát và cồn cát ven biển được sử dụng vào mục đích nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và lâm nghiệp (chủ yếu là trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất để bảo vệ vùng đất nội đồng, chống cát bay, cát di động và giữ nguồn nước ngọt).

Ngoài đất đai chia theo nguồn gốc phát sinh, trên địa huyện Quảng Điền còn có 3.421,15 ha mặt nước đầm phá và ao hồ, sông suối.

4.1.1.4. Thời tiết, khí hậu

Huyện Quảng Điền nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam nước ta.

- Nhiệt độ trung bình năm là 25,20C, thường dao động trong khoảng 17,4oC đến 34,6oC. Nhiệt độ lúc cao nhất 39,9oC và lúc thấp nhất là 8,8oC.

- Số giờ nắng trung bình 5 - 6 giờ/1 ngày.

- Lượng mưa bình quân năm 2560 mm, dao động trong khoảng 2677 mm - 3005 mm. Số ngày mưa trung bình trong năm 180 ngày.

- Độ ẩm bình quân 84%, dao động trong khoảng 60,3% - 96,7%.

- Khí hậu chia 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng giêng năm sau, các tháng 9, 10, 11 thường hay có bão và áp thấp nhiệt đới. Mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8, chịu ảnh hưởng gió Tây Nam nên không khí khô nóng, oi bức.

Do mùa mưa trùng với mùa có gió bão từ tháng 9 đến tháng 11với lượng mưa lớn, trung bình từ 2500-2700 mm nên thường gây ra lũ lụt, ngập úng ở nhiều vùng trong huyện. Mùa khô mưa ít, chịu ảnh hưởng gió Tây, lượng bốc hơi lớn gây ra khô hạn kéo dài, hạ lưu các sông nước mặn xâm nhập vào sâu trong đất liền. Bởi vậy, việc xây dựng các công trình thuỷ lợi để giữ nước, chống lũ lụt, chống nhiễm mặn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Nhìn chung khí hậu thời tiết khá phù hợp với sinh trưởng, phát triển nhiều loại cây trồng, đặc biệt là các loại cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm.

4.1.1.5. Thủy văn

Quảng Điền có hệ thống sông, hói dày đặc với mật độ là 2,21 km/km2

được phân bố đều gần khắp lãnh thổ. Trên địa bàn huyện có hai con sông chính chảy qua là sông Ô Lâu và sông Bồ.

- Sông Ô Lâu ở phía Bắc huyện, có diện tích lưu vực 931 km2, đoạn chảy qua huyện dài 1,7 km, đổ ra phá Tam Giang tại cửa Lác.

- Sông Bồ ở phía Nam, có diện tích lưu vực 1.200 km2, đoạn chảy qua huyện dài 21 km. Sông Bồ gồm 3 nhánh lớn: 1 nhánh từ Phò Nam qua Quảng Thọ chảy về An Xuân và thoát ra phá Tam Giang; 1 nhánh từ Phò Nam chảy về ngã ba Ba Sình rồi nhập với sông Hương; 1 nhánh đi qua Phò Nam B chảy ra sông Diên Hồng rồi ra phá Tam Giang.

Ngoài các sông chính, trên địa bàn huyện còn có các kênh, hói như:

- Hói Ngã tư nối sông Bồ ở gần cầu Ngã Tư qua Quảng Thành về hói Quán Cửa và đổ ra phá Tam Giang.

- Hói chợ Nang bắt nguồn từ đáy cồn cát Bàu Sen, Bàu Niên chảy về Quảng Vinh qua Quảng Phú và đổ về sông Bồ ở Phò Nam; cùng hói này có một

nhánh chảy về Phong Hiền đổ ra sông Bồ qua cầu Kẽm ở gần An Lỗ; một nhánh khác cũng bắt nguồn từ Bàu Niên chảy qua Uất Mậu về Sịa và đổ vào kênh Diên Hồng. Đây là nguồn cung cấp nước cho các xã nằm dọc phá Tam Giang như Quảng Thái, Quảng Lợi, Quảng Phước.

Nhìn chung, mạng lưới sông, hói cùng các ao, hồ, các trằm, bàu phân bố khá dày đặc trên địa bàn huyện, đảm bảo đủ lượng nước, phục vụ tốt cho sản xuất và đời sống dân sinh.

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu khả năng nhân giống và gây trồng cây nhân trần núi tại vùng đất cát nội đồng huyện quảng điền tỉnh thừa thiên huế (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w