KẾT LUẬ N TỒN TẠ I KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu khả năng nhân giống và gây trồng cây nhân trần núi tại vùng đất cát nội đồng huyện quảng điền tỉnh thừa thiên huế (Trang 49 - 51)

- Qua kết quả điều tra cho thấy loài khả năng nhân giống và gây trồng loài nhân trần núi tại vùng cát là có thể Nên chọn biện pháp nhân giống bằng hom

KẾT LUẬ N TỒN TẠ I KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

5.1. Kết luận

Qua quá trình thực hiện đề tài chúng tôi rút ra các kết luận sau:

- Từ thí nghiệm về sự ảnh hưởng của mật độ đến tỷ lệ sống của cây Nhân trần núi có thể rút ra kết luận rằng hầu như mật độ không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cây Nhân trần núi được gây trồng trên vùng đất cát.

- Từ thí nghiệm về sự ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng chiều cao của cây đã chỉ ra rằng công thức mật độ 20x20(cm) là công thức thí nghiệm tốt nhất vì vậy khi tiến hành gây trồng cây Nhân trần núi ngoài thực địa nên áp dụng công thức mật độ 20x20 (cm) để đạt được kết quả cao sinh khối cao.

- Từ thí nghiệm về sự ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng đường kính tán của cây có thể rút ra kết luận cả 2 công thức thí nghiệm mật độ 20x20(cm) và 30x30 (cm) là công thức thí nghiệm tốt nhất.

- Tóm lại: từ những kết luận trên có thể nói rằng loài Nhân trần núi có thể gây trồng trên vùng cát và để phù hợp với điều kiện và có khả năng sinh trưởng tốt nhất ta nên chọn công thức thí nghiệm mật độ 20x20(cm) làm công thức thí nghiệm tốt nhất để cây có sinh trưởng tối ưu nhất. Nhưng thí nghiệm chỉ bố trí ở một địa điểm là vườn thực nghiệm tại xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền nên kết luận có thể sẽ không chính xác khi bố trí ở những vùng có điều kiện tự nhiên và đất đai khác. Chính vì vậy cần phải theo dõi tiếp quá trình sinh trưởng, phát triển của cây và cần thực hiện thêm các mô hình gây trồng Nhân trần núi ở các địa điểm khác nhau để so sánh rồi đưa ra kết luận cuối cùng chính xác nhất.

5.2. Tồn tại

- Do thời gian thực tập có hạn và do kinh nghiệm bản thân còn nhiều hạn chế nên khóa luận còn một số tồn tại sau:

+ Do thời gian thực tập ngắn nên những kết quả đưa ra chỉ mới dừng lại ở những nhận xét ban đầu.

+ Các thí nghiệm do không đầy đủ vật liệu giống nên chỉ thực hiện với rất ít công thức.

+ Cơ sở vật chất và công cụ hỗ trợ để bố trí thí nghiệm còn hạn chế nên nhiều kết quả mong muốn vẫn chưa hoàn thành.

+ Nguồn tài liệu còn hạn chế vì vậy công việc tìm hiểu thông tin gặp nhiều khó khăn.

5.3. Kiến nghị

- Cần có những nghiên cứu đầy đủ hơn về yêu cầu sinh thái của cây Nhân trần núi nhằm tạo điều kiện cho việc đánh giá thích hợp của cây trồng đối với vùng cát nội đồng.

- Tiếp tục thực hiện thử nghiệm nhân giống Nhân trần núi bằng hạt để có kết quả chính xác về nhân giống Nhân trần núi tại vùng cát.

- Tiếp tục trồng và theo dõi tình hình sinh trưởng, phát triển của Nhân trần núi trên vùng đất cát nội đồng, để có một kết luận hoàn chỉnh làm cơ sở tổng kết kỹ thuật nhân giống và gây trồng phù hợp với Nhân trần núi.

- Cần xây dựng thêm các mô hình trồng cây nhân trần để phục vụ cho công tác bảo tồn và phát triển.

- Kết hợp mô hình trồng cây nhân trần với các mô hình trồng các loại cây khác.

- Hỗ trợ kỹ thuật, vật tư và phối hợp với các tổ chức khuyến nông khuyến lâm vào công tác gây trồng, và tìm thị trường thích hợp cho các mô hình.

PHẦN VI

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu khả năng nhân giống và gây trồng cây nhân trần núi tại vùng đất cát nội đồng huyện quảng điền tỉnh thừa thiên huế (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w