MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu khả năng nhân giống và gây trồng cây nhân trần núi tại vùng đất cát nội đồng huyện quảng điền tỉnh thừa thiên huế (Trang 31 - 34)

3.1. Mục tiêu nghiên cứu

3.1.1. Mục tiêu chung

Nhằm bảo tồn và phát triển cây nhân trần, mở rộng môi trường sinh thái cho cây dược liệu nhân trần, góp phần đáp ứng nhu cầu dược liệu cho thị trường Thừa Thiên Huế.

3.1.2. Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá được khả năng nhân giống và gây trồng cây Nhân trần núi ở vùng cát nội đồng huyện Quảng Điền.

- Đánh giá tình hình sinh trưởng và phát triển của cây Nhân trần núi trên vùng đất cát nội đồng huyện Quảng Điền.

- Xác định phương thức, kỹ thuật gây trồng và cách chăm sóc phù hợp cho Nhân trần núi tại vùng cát nội đồng huyện Quảng Điền.

3.2. Nội dung nghiên cứu

3.2.1. Thử nghiệm kỹ thuật nhân giống và gây trồng cây Nhân trần núi trên vùng đất cát vùng đất cát

- Thử nghiệm kỹ thuật nhân giống bằng hạt - Thử nghiệm kỹ thuật gây trồng

+ Trồng trên luống thuần loài với ảnh hưởng của mật độ đến tỷ lệ sống của cây.

3.2.2. Nghiên cứu tình hình sinh trưởng và phát triển của cây nhân trần núi trên vùng đất cát trên vùng đất cát

- Ảnh hưởng của mật độ đến các nhân tố phát triển của cây (chiều cao, bề rộng tán/mức độ lan tỏa…)

3.2.3. Đề xuất phương thức, kỹ thuật gây trồng Nhân trần núi trên vùng đất cát nội đồng huyện Quảng Điền cát nội đồng huyện Quảng Điền

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Kế thừa tài liệu thứ cấp

- Các số liệu về tình hình cơ bản khu vực nghiên cứu. - Các công trình nghiên cứu có liên quan.

3.3.2. Thu thập số liệu sơ cấp

3.3.2.1. Điều tra thực địa

- Xác định phương thức canh tác cây nông nghiệp như làm đất, bón phân... - Phỏng vấn người dân địa phương và các đối tượng có liên quan về + Giá trị loài.

+ Tình hình khai thác và sử dụng.

3.3.2.2. Bố trí thí nghiệm

1. Bố trí thí nghiệm về kỹ thuật nhân giống

Nhân giống bằng hạt.

Hạt cây nhân trần núi được thu thập ở ngoài tự nhiên và hạt giống Nhân trần núi được bảo quản theo phương pháp cất giữ khô thông thường tai phòng thí nghiệm Bộ môn Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường.

Việc thử nghiệm nhân giống được tiến hành như sau:

- Đối với giá thể thí nghiệm: chúng tôi sử dụng các loại giá thể sau: + Đất cát nội đồng lấy từ xã Quảng Lợi huyện Quảng Điền.

+ Cát vàng thường dùng làm giá thể giâm hom (loại cát dùng trong xây dựng) Sau đó chúng tôi bố trí 2 công thức thí nghiệm:

* Công thức 1: Cát nội đồng * Công thức 2: Cát vàng

- Đối với hạt giống: Chúng tôi tiến hành đếm mỗi công thức là 200 hạt, sau đó đem xử lý cùng một chế độ nhiệt là nước nóng 2 sôi 3 lạnh (khoảng 40 - 45oC) ngâm trong 8 tiếng vớt ra ủ tiếp 24 giờ trong vải ẩm hoặc bông gòn rồi đem gieo.

- Chế độ ẩm, ánh sáng và các yếu tố phi thí nghiệm khác ở 2 công thức được bố trí như nhau. Do hạt nhỏ, nảy mầm chậm và khích thước cây mầm nhỏ nên việc đánh giá khả năng nẩy mầm của hạt (thực ra là số lượng cây mầm tạo được từ hạt) chỉ tiến hành được sau thời gian gieo hạt 1 tháng.

- Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm: + Tỷ lệ nẩy mầm.

+ Thời gian phát triển từng giai đoạn. + Chất lượng cây con.

2. Bố trí thí nghiệm về kỹ thuật gây trồng

Gây trồng bằng cây con rễ trần.

Sau khi thu thập cây NTN từ tự nhiên chúng tôi tiến hành thử nghiệm trồng thuần loài với các mật độ khác nhau trên vùng đất cát nội đồng.

- Chuẩn bị đất trồng: Đất được cày xới toàn diện sau đó lên luống với chiều dài từ 6 - 8 m và chiều rộng 1,5 - 2,5 m, tiếp theo là bón lót phân vi sinh và tưới nước cho đẫm rồi mới đem cây ra trồng với các mật độ khác nhau:

+ Mật độ 10x10(cm): khoảng cách giữa các cây là 10 cm. + Mật độ 20x20(cm): khoảng cách giữa các cây là 20 cm. + Mật độ 30x30(cm): khoảng cách giữa các cây là 30 cm.

Dưới đây là bảng dự tính số lượng mẫu và diện tích cho mỗi ô thí nghiệm

Bảng 3.1: Dự tính số lượng mẫu và diện tích cho mỗi ô thí nghiệm

Stt Mật độ (cm) Số lượng mẫu Ô thí nghiệm Diện tích đất (m2)

1 10 x 10 40 0,7 x 2m 1,4

2 20 x 20 40 1,4 x 2m 2.8

3 30 x 30 40 1,8 x 2m 3,6

- Chuẩn bị cây con: Cây con được thu thập từ tự nhiên. Chọn những cây khỏe mạnh, xanh tốt, không bị sâu bệnh, rễ không bị đứt. Chọn nhưng cây cùng lứa tương đương về chiều cao.

- Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm:

+ Tỷ lệ sống (%): Để đánh giá ảnh hưởng của mật độ đến tỷ lệ sống của cây Nhân trần núi ta tiến hành đếm số cây còn sống của từng công thức thí nghiệm sau 60 ngày trồng. Mỗi công thức thí nghiệm được bố trí với 40 cây và được lặp lại 3 lần.

Tỷ lệ sống (%) = (số cây còn sống/tổng số cây được trồng) x 100 + Tình hình sinh trưởng

• Chiều cao (cm): Để đánh giá ảnh hưởng của mật độ đến chiều cao của cây Nhân trần núi thì sau khi trồng xong sẽ tiến hành đo chiều dài thân tính từ mặt đất lên đến ngọn cây, với thời gian cách nhau 30 ngày ta tiến hành đo lần tiếp theo. Thí

nghiệm được tiến hành với 3 lần lặp, mỗi công thức thí nghiệm có số lượng là 40 cây.

• Đường kính tán (cm): Để đánh giá ảnh hưởng của mật độ đến đường kính tán của cây Nhân trần núi thì sau khi trồng xong sẽ tiến hành đo bề rộng tán theo 2 hướng Đông Tây - Nam Bắc, với thời gian đo cách nhau 30 ngày ta tiến hành đo lần tiếp theo.Thí nghiệm được tiến hành với 3 lần lặp, mỗi công thức thí nghiệm có số lượng là 40 cây.

+ Các yếu tố ảnh hưởng khác (sâu, bệnh, thời tiết bất thường): theo dõi tình hình diễn biến của sâu bệnh (nếu có).

3.3.2.3. Thu thập số liệu từ bố trí thí nghiệm

- Lấy số liệu về tỷ lệ sống, sinh trưởng của cây (đường kính tán, chiều cao…) theo từng thời gian nhất định.

- Sau 5 ngày gây trồng, khi cây đã định hình lại thì tiến hành đo đếm để lấy số liệu gốc (lần 1) và với thời gian cách nhau 30 ngày thì tiến hành lấy số liêụ lần tiếp theo.

3.3.3 Phương pháp xử lý số liệu

- Số liệu thu được từ kết quả bố trí thí nghiệm được phân tích, xử lý thông qua phần mềm excel thông dụng.

- Xử lý số liệu theo nguyên lý thống kê ứng dụng trong lâm nghiệp. - Số liệu được xử lí dưới dạng các bảng biểu, sơ đồ, biểu đồ.

3.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.4.1. Đối tượng nghiên cứu

Cây Nhân trần núi (Adenosma cearulea R.Br), thuộc họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae).

3.4.2. Phạm vi nghiên cứu

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu khả năng nhân giống và gây trồng cây nhân trần núi tại vùng đất cát nội đồng huyện quảng điền tỉnh thừa thiên huế (Trang 31 - 34)