Nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp

Một phần của tài liệu Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng sản xuất trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 63 - 66)

Trong 5 năm 2007- 20011 Phú Thọ đã huy động mọi nguồn lực của mọi thành phần kinh tế để huy động cho đầu tư 7.720 tỷ đồng, tăng gấp 4 lần so với giai đoạn 2002- 2006. Năm 2011, trong đó vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý 3.720 tỷ đồng, vốn tín dụng của các tổ chức kinh tế 2.720 tỷ đồng, vốn doanh nghiệp và huy động của dân 280 tỷ đồng. Trung bình hàng năm đầu tư khoảng 32% tổng giá trị sản phẩm GDP của tỉnh, tốc độ tăng hàng năm 18,6%, cao hơn nhiều mức tăng trưởng GDP của tỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Vốn đầu tư của tỉnh đã phân theo nhóm ngành kinh tế, tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp hoá, xây dựng cơ sở hạ tầng ưu tiên hơn so với các giai đoạn trước. Trong giai đoạn 2007-2011 tỉnh đã ưu tiên xây dựng các công trình phục vụ cho công nghiệp, dịch vụ, cơ sở hạ tầng, quan điểm của tỉnh coi đây là ngành mũi nhọn để phát triển kinh tế.

Bảng 3.2. Vốn NSNN tỉnh Phú Thọ đầu tư KCHTSX cho các ngành giai đoạn 2007-2011 (Đơn vị tính : tỷ đồng ) Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 Vốn NSNN đầu tư KCHTSX 3.720 3.460 3.780 3.940 4.200 1. Công nghiệp 1.630 1.720 1.820 1.950 2.100 2. Dịch vụ 920 1.080 1.020 1.120 1.320 3. Nông nghiệp 470 360 490 390 410 4. Lâm nghiệp 700 300 450 480 370

(Nguồn : Báo cáo tổng kết của tỉnh năm 2012 ) Căn cứ vào bảng phân bổ vốn đầu tư KCHTSX của Ngân sách cho các ngành ta thấy ngành Công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng khá cao. Năm 2007 vốn đầu tư KCHTSX cho Công nghiệp 1630 tỷ đồng chiếm 43,8% tổng vốn ngân sách đầu tư, ngành dịch vụ vốn đầu tư 920 tỷ đồng chiếm 24,7% tổng vốn ngân sách đầu tư. Năm 2011 vốn đầu tư cho ngành Công nghiệp là 2100 tỷ đồng chiếm 50% tổng vốn ngân sách, ngành dịch vụ đầu tư 1320 tỷ đồng chiếm 31,4% tổng vốn ngân sách. Trong khi đó vốn đầu tư cho ngành Nông nghiệp và Lâm nghiệp cũng tăng, song tốc độ tăng chậm và tỷ trọng chiếm nhỏ do vậy cơ cấu kinh tế dần dần có xu hướng chuyển đổi theo hướng Công nghiệp và dịch vụ là chủ yếu, nông nghiệp và lâm nghiệp giảm dần đây cũng là quy luật tất yếu trong thời kỳ quá độ của mọi nền kinh tế từ kém phát triển sang đang phát triển và phát triển.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Các ngành mà tỉnh coi là trọng điểm và có lợi thế phát triển đó là :

- Công nghiệp sản xuất giấy, điển hình là khu Công nghiệp sản xuất

giấy Bãi Bằng với các Công nghệ tiên tiến của Thuỵ Điển, Nhật Bản đã đa dạng hoá các sản phẩm về giấy. Các nhà máy sản xuất giấy có lợi thế dựa vào nguồn tài nguyên phong phú của tỉnh với cự ly không xa. Trong những năm gần đây sản phẩm giấy đã chiếm tỷ trọng khá cao trên thị trường trong nước và đã xuất khẩu sang các nước thu ngoại tệ.

- Công nghiệp sản xuất phân bón, tỉnh đã phát huy và đầu tư các nhà

máy sản xuất phân bón có uy tín từ thời bao cấp. Nhà máy sản xuất phân lân, su-pe Lâm Thao, phân đạm Việt trì. Sản phẩm phân bón đã có mặt tại các thị trường trong nước là bạn đồng hành của người nông dân.

- Công nghiệp sản xuất hoá chất. Việt trì chính là khu Công nghiệp hoá

chất thời bao cấp với các nhà máy và sản phẩm về các loại hoá chất phục vụ cho các ngành Công nghiệp khác. Do vậy tỉnh đã phát huy và đầu tư một số nhà máy với sản phẩm có uy tín và chất lượng cao.

- Công nghiệp dệt, may. Tỉnh đã đầu tư một số khu công nghiệp dệt,

may nhằm khai thác nguồn lao động tương đối dồi dào, để giảm tình trạng thất nghiệp, như nhà máy dệt Minh Phương...

Bảng 3.3. Vốn đầu tư tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2007-2011

(Đơn vị tính : tỷ đồng ) Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 1. Vốn NSNN cấp 3.720 3.460 3.780 3.940 4.200 2. Vốn tín dụng 2.720 2.970 3.260 3.560 3.780 3. Vốn DNNN 280 150 190 210 250 4. Vốn DN ngoài NN 1.320 2.429 3.450 5.520 7.620 5. Vốn dân cư 120 140 180 210 240 6. Tổng vốn đầu tư 8.160 9.149 10.860 13.440 16.090

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Căn cứ vào bảng kết quả các nguồn vốn đầu tư của tỉnh trong các năm từ năm 2007 đến năm 2011 ta thấy các nguồn vốn đều tăng. Trong tất cả các nguồn vốn đầu tư KCHTSX cho toàn tỉnh thì vốn ngân sách chiếm tỷ trọng khá cao, chứng tỏ trong giai đoạn năm 2007 tới năm 2011, vốn ngân sách vẫn giữ vai trò chủ đạo trong quá trình đầu tư cơ sở hạ tầng của tỉnh. Vốn của các doanh nghiệp ngoài Nhà nước cũng tăng nhanh từ năm 2007 là 1320 tỷ cho tới năm 2009 là 3450 tỷ và năm 2011 là 7620 tỷ, như vậy tốc độ tăng của vốn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng nhanh, chủ yếu tập trung đầu tư vào các cụm Công nghiệp phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm , dịch vụ. Vốn tín dụng tăng nhanh từ năm 2007 là 2720 tỷ cho tới năm 2009 là 3260 tỷ và năm 2011 là 3780 tỷ. Đây cũng là nguồn vốn quan trọng đầu tư vào các công trình của tỉnh. Các nguồn vốn khác như doanh nghiệp Nhà nước, tiết kiệm của dân cư có tỷ trọng nhỏ và cũng tăng dần qua các năm. Qua bảng phân tích trên ta thấy chính sách đường lối của tỉnh Phú Thọ đã có sự thay đổi làm hấp dẫn các nguồn vốn khác nhau đầu tư . Đó chính là chính sách đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư trong nền kinh tế thị trường nhằm tạo ra các bước nhảy vọt nhanh về kinh tế của toàn tỉnh.

Một phần của tài liệu Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng sản xuất trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 63 - 66)