Các bài học kinh nghiệm rút ra có thể vận dụng cho tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng sản xuất trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 50 - 113)

trong quá trình đa dạng hóa nguồn vốn đầu tƣ KCHTSX

Sau khi nghiên cứu về sự đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư KCHTSX của các Thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chính Minh và tỉnh Nghệ An , tỉnh Thái Bình ta rút ra một số bài học kinh nghiệm cho tỉnh Phú Thọ như sau:

- Chính quyền tỉnh phải coi trọng việc đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư KCHTSX, coi đây là đòn bẩy phát triển kinh tế của tỉnh. Từ đó xây dựng quan điểm, tư tưởng và đường lối chỉ đạo đúng đắn trong quá trình đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư KCHTSX. Uỷ ban nhân dân tỉnh và các Sở ngành có liên quan phải thay đổi cơ chế chính sách, làm việc tận tâm, tận lực có trách nhiệm giải quyết các sự vụ hết sức linh hoạt phù hợp với thực tế nhằm tạo niềm tin cho các Nhà đầu tư có như vậy mới thu hút được các nguồn vốn.

- Phân định cụ thể trách nhiệm của từng người, từng bộ phận trong việc giải quyết các sự vụ, có chế độ khen thưởng và xử phạt nghiêm minh các cá nhân, tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ, và các cá nhân gây nhũng nhiễu cản trở các nhà Đầu tư trong tiến trình thực hiện các nhiệm vụ. Giải quyết tốt các khâu chính là đặt niềm tin cho các nhà đầu tư, đó là nhân tố hấp dẫn các nguồn vốn.

- Xây dựng quy hoạch tổng thể toàn tỉnh một cách khoa học, phù hợp với quy hoạch của cả Nước. Cần có kế hoạch phát triển dài hạn khoa học và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đồng bộ, kế hoạch phát triển ngắn hạn cụ thể hoá kế hoạch dài hạn. Đó là nhân tố để các nhà đầu tư an tâm, rót vốn đầu tư vào tỉnh.

- Xây dựng đơn giá đền bù giải phóng mặt bằng ở các xã, huyện phải thực tế. Đồng thời phải xuất phát từ lợi ích của Nhà nước và nhân dân để giải quyết các quan hệ hài hoà, đoàn kết. Như vậy mới xây dựng tinh thần đoàn kết giữa các nhà đầu tư với nhân dân trong tỉnh tạo niềm tin cho các nhà đầu tư trong các quyết định gọi vốn. Công khai hoá các dự án đầu tư, tài chính giải phóng mặt bằng để người dân biết và thông cảm với các dự án vì mục tiêu quốc gia.

- Nâng cao vai trò lãnh đạo của các sở ban ngành chủ chốt trong mọi nhiệm vụ, với phương châm dám nghĩ, dám làm và chịu trách nhiệm, không tư túi tất cả vì mục tiêu chung của xã hội. Thường xuyên tổ chức các hội nghị tiếp xúc với dân để nghe ý kiến của quần chúng góp phần điều chỉnh các quyết định khi cần thiết.

- Về nguồn vốn NSNN: Hàng năm ngân sách cấp tỉnh đều bố trí đầu tư tập trung vào việc xây dựng kết cấu hạ tầng nhất là cho khu vực nông thôn, chú trọng các công trình giao thông nông thôn, điện, nước sạch..., đầu tư hỗ trợ cho chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, để thúc đẩy kinh tế – xã hội ở trung du nông thôn phát triển.

Bằng việc chi cho kết cấu hạ tầng kinh tế, chi cho sự nghiệp kinh tế, chi cho NSĐP đã tạo một môi trường kinh tế và điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh để thực hiện các nhiệm vụ ổn định và phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn.

- Chi NSĐP cần đổi mới quản lý chi theo các chương trình mục tiêu, dự án, cân nhắc yếu tố cần thiết, những mục tiêu mang tính chiến lược trong thời gian dài, xử lý nhiều vấn đề kinh tế xã hội, nhiều người được hưởng với các mục tiêu, dự án được xác định rõ ràng, có sự bổ sung, hỗ trợ nhau, nhưng không có sự trùng lắp, chồng chéo giữa các chương trình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Trong những trường hợp cần thiết, nguồn kinh phí NSĐP có thể được sử dụng để hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp cần thiết phải nâng đỡ, khuyến khích phát triển thông qua chính sách trợ giá cùng với ưu đãi về thuế, để đảm bảo cho sự ổn định về cơ cấu hoặc chuẩn bị chuyển đổi sang cơ cấu mới hợp lý hơn. Đặc biệt NSĐP (ngân sách tỉnh) trong điều kiện cho phép được vay vốn, huy động vốn đóng góp tạo nguồn vốn rất quan trọng cho việc thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn, nhất là ở vùng nông thôn một số huyên nghèo như Đoan Hùng, Thanh Sơn....

Trên khía cạnh khác, trong những trường hợp cần thiết nguồn kinh phí của NSNN cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp cần có sự nâng đỡ, khuyến khích phát triển thông qua chính sách trợ cấp cùng với sự ưu đãi về thuế để đảm bảo cho sự ổn định về cơ cấu hoặc hoặc chuẩn bị chuyển đổi sang cơ cấu mới hợp lý hơn.

- Ngoài ra để góp phần điều chỉnh các hoạt động kinh tế – xã hội, có thể áp dụng giải pháp trợ giá chi ngân sách. Tuy nhiên, trong mô hình kinh tế mới, trợ giá của Ngân sách không nên mang tính bao cấp tràn lan, mà chỉ áp dụng cho những đối tượng có ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế.

Bên cạnh chi ngân sách, thuế và phí, lệ phí được sử dụng để thực hiện vai trò tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội. Việc kết hợp giữa thu phí, lệ phí, thuế trực thu (thuế thu nhập cá nhân, thuế môn bài) với thuế gián thu (thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp…) vừa nhằm điều tiết thu nhập của tầng lớp có thu nhập cao, vừa nhằm điều tiết tiêu dùng hợp lý, đảm bảo thu nhập cho tầng lớp thu nhập thấp. Tuy nhiên, cần chỉ rõ rằng việc sử dụng ngân sách làm công cụ điều chỉnh những vấn đề xã hội là việc làm không đơn giản.

- Trong điều kiện nước ta hiện nay, một bên và đòi hỏi rất lớn của các vấn đề xã hội cần giải quyết (nhu cầu chi tiêu) và một bên là nguồn thu ngân sách còn hạn hẹp thì việc quán triệt phương châm nhà nước và nhân dân cùng chăm lo giải quyết các vấn đề xã hội là hết sức cần thiết, hay thực hiện xã hội

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hoá các lĩnh vực xã hội đang là vấn đề quan tâm hàng đầu. Mặt khác, đảm bảo yêu cầu tiết kiệm, hiệu quả, đúng đối tượng trong khi chi ngân sách cho các vấn đề xã hội là có ý nghĩa hết sức thiết thực nhằm nâng cao vai trò của ngân sách nhà nước trong việc điều chỉnh các vấn đề xã hội. Việc huy động đóng góp được quan tâm và có cơ chế huy động, sử dụng cụ thể, cơ chế tài chính công khai, cơ chế giám sát cụ thể để người dân, tổ chức ủng hộ và tự nguyện đóng góp tiền của để xây dựng quê hương, nông thôn văn minh, hiện đại hơn.

- Việc kêu gọi, xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước cũng được các tỉnh quan tâm hàng đầu, nhiều tỉnh đã tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh để quảng bá, giới thiệu, kêu gọi thu hút đầu tư về địa phương…, nhiều dự án và chính sách được các tỉnh đưa ra nhằm tận dụng tiềm năng sẵn có của địa phương, để kêu gọi thu hút các dự án lớn nhất là dự án đầu tư kết cấu hạ tầng, dự án đầu tư vào khu công nghiệp để chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, kể cả thu hút nhà đầu tư tư nhân.

- Các dự án có nhu cầu lớn về vốn, nhất là dự án từ nguồn vốn vay ưu đãi, nguồn vốn tín dụng, nguồn tài trợ quốc tế… được các tỉnh quan tâm và có nhiều hình thức huy động, như liên doanh liên kết, BT, BOT, PPP... hay đầu tư để huy động tối đa và có hiệu quả nguồn lực cho phát triển kinh tế – xã hội của địa phương nói chung và vùng nông thôn nói riêng.

Tất cả những bài học kinh nghiệm đó đều làm tăng tính hấp dẫn các nguồn vốn đối với các nhà đầu tư trong quá trình đa dạng hóa các nguồn vốn của tỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết

- Tại sao đầu tư kết cấu hạ tầng sản xuất phải đi trước một bước so với

đầu tư phát triển sản xuất?

- Cầu về vốn cho xây dựng kết cấu hạ tầng lớn hơn rất nhiều so với Cung về vốn cho KCHTSX, vậy làm thế nào để có thể giải quyết được bài toán này?

- Tình hình và thực trạng huy động các nguồn vốn đầu tư KCHTSX trên địa bàn tỉnh từ 2007 đến nay như thế nào? Liệu có thể huy động mạnh mẽ hơn nữa các nguồn lực cho xây dựng KCHTSX của tỉnh không?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Cơ sở phƣơng pháp luận

Đề tài lấy quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng làm cơ sở phương pháp luận. Nhằm nhận thức quá trình đa dạng hóa nguồn vốn cho KCHTSX trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong mối liên hệ quy định ràng buộc với chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, với đầu tư phát triển, với thực trạng, điều kiện khả năng của tỉnh… Đồng thời thấy được quá trình đa dạng hóa nguồn vốn cho KCHTSX luôn luôn vận động biến đổi và phát triển cả về lượng và chất.

2.2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể

- Phương pháp chọn địa bàn nghiên cứu

Tỉnh phú Thọ có vị trí thuận lợi cho giao lưu kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật giữa vùng trung du miền núi với đồng bằng, giữa nông thôn với thành thị. Trong những năm qua, kinh tế - xã hội của tỉnh Phú thọ đã có những chuyển biến đáng kể. Cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ chuyển sang công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Đặc biệt cơ sở hạ tầng của ngành công nghiệp trên địa bàn đã khẳng định thế mạnh trong phát triển kinh tế của tỉnh. Những lợi thế về đất đai, rừng, nguồn nước và lao động đã tạo cho tỉnh bước đi vững chắc trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Phương pháp thu thập tài liệu (thứ cấp, sơ cấp)

- Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp

Thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp: Sử dụng phương pháp kế thừa và cập nhật từ các niên giám thống kê (Tổng cục Thống kê), Niên giám thống kê Phú Thọ và các tài liệu như: Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ, Sở Tài Nguyên và Môi Trường, phòng kinh tế, phòng thống kê.. các báo cáo khoa học của Viện nghiên kinh tế trung ương, báo cáo tổng kết, sách, báo chuyên ngành, truy cập internet. Tài liệu thu được sẽ được tổng hợp, phân loại và sắp xếp theo từng nhóm phù hợp với nội dung nghiên cứu.

Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp

- Tiến hành phỏng vấn các nhà quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước, lãnh đạo các ban ngành của huyện, ...

- Phương pháp xử lý số liệu

Sử dụng phần mềm Excel, từ các số liệu thu thập được tiến hành phân tích, tổng hợp chọn lọc các yếu tố cần thiết để tính toán các chỉ tiêu nghiên cứu.

- Phương pháp phân tích

- Phương pháp thống kê

Phương pháp phân tích thống kê là phương pháp nghiên cứu mặt lượng trong mối quan hệ mật thiết với mặt chất của hiện tượng kinh tế, xã hội trong thời gian và địa điểm cụ thể.

Phương pháp phân tích thống kê sử dụng trong việc điều tra, tổng hợp và phân tích các dữ liệu thu thập được trên cơ sở đó phân tích tìm ra bản chất của vấn đề nghiên cứu.

- Phương pháp so sánh

Phương pháp này dùng để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá cùng nội dung và tính chất tương tự như nhau thông qua

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tính toán các tỷ số, so sánh thông tin từ các nguồn khác nhau, so sánh theo thời gian, so sánh theo không gian để có được những nhận xét xác đáng về vấn đề nghiên cứu. Phương pháp này còn dùng để so sánh các trường hợp của các tỉnh và địa phương với địa bàn nghiên cứu.

- Phương pháp minh hoạ bằng biểu đồ, hình ảnh

Phương pháp biểu đồ, đồ thị được ứng dụng để thể hiện mô tả một số số liệu hiện trạng và kết quả nghiên cứu.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích

* Chỉ tiêu cơ cấu vốn đầu tư.

TVi = (Vi/∑Vi)* 100% Trong đó:

TVi: tỷ trọng vốn đầu tư vào KCHTSX. Vi: Vốn đầu tư vào KCHTSX

∑Vi: tổng vốn đầu tư.

Chỉ tiêu này cho biết vốn đầu tư vào KCHTSX chiếm bao nhiêu % trong tổng số vốn đầu tư ban đầu.

2.4. Phƣơng pháp chuyên gia

Theo kết quả nghiên cứu của một số chuyên gia của Ngân hàng thế giới, để

duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế thì sắp tới vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng vào khoảng 10-11% GDP là thích hợp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG ĐA DẠNG HOÁ NGUỒN VỐN ĐT KCHTSX TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ

3.1. Hiện trạng đa dạng hoá nguồn vốn ĐT KCHTSX thời gian qua

3.1.1. Một số đặc điểm về tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ có ảnh hƣởng đến đa dạng hoá nguồn vốn ĐT KCHTSX ảnh hƣởng đến đa dạng hoá nguồn vốn ĐT KCHTSX

3.1.1.1. Đặc điểm về tự nhiên của tỉnh Phú Thọ

Phú Thọ là một tỉnh miền núi thuộc khu vực trung du phía Bắc Việt Nam, nằm trong khu vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc (vị trí địa lý mang ý nghĩa trung tâm của tiểu vùng tây - đông – bắc), trải dài từ 20 055 đến 21 043 vĩ độ Bắc và từ 104 048 đến 105 027 kinh độ Đông, phía Bắc giáp Tuyên Quang, Yên Bái, phía Tây giáp Sơn La, Hoà Bình, phía Nam giáp Hà Tây và phía Đông giáp Vĩnh Phúc, cách sân bay Nội Bài 50 km, các thủ đô Hà Nội 80 km, cách Hải Phòng 170 km, cách cửa khẩu Lào Cai, cửa khẩu Thanh Thuỷ hơn 200 km và cách cảng Cái Lân 200 km.

Với vị trí “ngã ba sông” - điểm giao nhau của sông Hồng, sông Đà và sông Lô, là cửa ngõ phía tây Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ là đầu mối trung chuyển, giao lưu kinh tế giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam và hai tỉnh Quảng Tây, Vân Nam Trung Quốc. Nằm trong vành đai của các tuyến trục giao thông quan trọng: đường bộ có quốc lộ 2, đường cao tốc Vân Nam, Côn Minh (Trung Quốc) – Hà Nội, Hải Phòng, đường Hồ Chí Minh, đường sắt có tuyến đường xuyên á, đường sông chạy từ Trung Quốc qua các tỉnh phía tây vùng Đông Bắc đều quy tụ về Phú Thọ rồi mới toả đi Hà Nội, Hải Phòng và các nơi khác.

Về địa hình, Phú Thọ là tỉnh miền núi, trung du nên địa hình bị chia cắt, được chia thành hai tiểu vùng chủ yếu. Tiều vùng núi cao phía tây và phía

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nam của Phú Thọ, tuy gặp một số khó khăn về việc đi lại, giao lưu sông ở vùng này lại có nhiều tiềm năng phát triển lâm nghiệp, khai thác khoáng sản và phát triển kinh tế trang trại. Tiểu vùng gò, đồi thấp bị chia cắt nhiều. Xen kẽ là đồng ruộng và dải đồng bằng ven sông Hồng, hữu Lô, tả Đáy. Vùng này

Một phần của tài liệu Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng sản xuất trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 50 - 113)