Hệ thống các chỉ tiêu phân tích

Một phần của tài liệu Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng sản xuất trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 56 - 113)

* Chỉ tiêu cơ cấu vốn đầu tư.

TVi = (Vi/∑Vi)* 100% Trong đó:

TVi: tỷ trọng vốn đầu tư vào KCHTSX. Vi: Vốn đầu tư vào KCHTSX

∑Vi: tổng vốn đầu tư.

Chỉ tiêu này cho biết vốn đầu tư vào KCHTSX chiếm bao nhiêu % trong tổng số vốn đầu tư ban đầu.

2.4. Phƣơng pháp chuyên gia

Theo kết quả nghiên cứu của một số chuyên gia của Ngân hàng thế giới, để

duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế thì sắp tới vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng vào khoảng 10-11% GDP là thích hợp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG ĐA DẠNG HOÁ NGUỒN VỐN ĐT KCHTSX TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ

3.1. Hiện trạng đa dạng hoá nguồn vốn ĐT KCHTSX thời gian qua

3.1.1. Một số đặc điểm về tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ có ảnh hƣởng đến đa dạng hoá nguồn vốn ĐT KCHTSX ảnh hƣởng đến đa dạng hoá nguồn vốn ĐT KCHTSX

3.1.1.1. Đặc điểm về tự nhiên của tỉnh Phú Thọ

Phú Thọ là một tỉnh miền núi thuộc khu vực trung du phía Bắc Việt Nam, nằm trong khu vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc (vị trí địa lý mang ý nghĩa trung tâm của tiểu vùng tây - đông – bắc), trải dài từ 20 055 đến 21 043 vĩ độ Bắc và từ 104 048 đến 105 027 kinh độ Đông, phía Bắc giáp Tuyên Quang, Yên Bái, phía Tây giáp Sơn La, Hoà Bình, phía Nam giáp Hà Tây và phía Đông giáp Vĩnh Phúc, cách sân bay Nội Bài 50 km, các thủ đô Hà Nội 80 km, cách Hải Phòng 170 km, cách cửa khẩu Lào Cai, cửa khẩu Thanh Thuỷ hơn 200 km và cách cảng Cái Lân 200 km.

Với vị trí “ngã ba sông” - điểm giao nhau của sông Hồng, sông Đà và sông Lô, là cửa ngõ phía tây Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ là đầu mối trung chuyển, giao lưu kinh tế giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam và hai tỉnh Quảng Tây, Vân Nam Trung Quốc. Nằm trong vành đai của các tuyến trục giao thông quan trọng: đường bộ có quốc lộ 2, đường cao tốc Vân Nam, Côn Minh (Trung Quốc) – Hà Nội, Hải Phòng, đường Hồ Chí Minh, đường sắt có tuyến đường xuyên á, đường sông chạy từ Trung Quốc qua các tỉnh phía tây vùng Đông Bắc đều quy tụ về Phú Thọ rồi mới toả đi Hà Nội, Hải Phòng và các nơi khác.

Về địa hình, Phú Thọ là tỉnh miền núi, trung du nên địa hình bị chia cắt, được chia thành hai tiểu vùng chủ yếu. Tiều vùng núi cao phía tây và phía

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nam của Phú Thọ, tuy gặp một số khó khăn về việc đi lại, giao lưu sông ở vùng này lại có nhiều tiềm năng phát triển lâm nghiệp, khai thác khoáng sản và phát triển kinh tế trang trại. Tiểu vùng gò, đồi thấp bị chia cắt nhiều. Xen kẽ là đồng ruộng và dải đồng bằng ven sông Hồng, hữu Lô, tả Đáy. Vùng này thuận lợi cho việc trồng các loại cây công nghiệp, phát triển lương thực và chăn nuôi.

Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình

năm 23.5oC, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1600 – 1800 mm, độ ẩm

tương đối trên dưới 80%. Diện tích đất tự nhiên khoảng 3.500km2. Nền đất có

kết cấu tốt nên thuận lợi cho xây dựng các công trình công nghiệp và kết cấu hạ tầng.

Phú Thọ có 12 huyện thị, bao gồm: thành phố Việt Trì (tỉnh lỵ), thị xã Phú Thọ và 10 huyện: Đoan Hùng, Thanh Sơn, Cẩm Khê và Yên Lập ... Tỉnh có 274 đơn vị hành chính cấp xã gồm 14 phường, 9 thị trấn và 251 xã, trong đó có 214 xã miền núi, 7 xã vùng cao và 50 xã đặc biệt khó khăn.

Với điều kiện tự nhiên ưu đãi, tỉnh Phú Thọ cho cho phép các nhà đầu tư, đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà máy, khu chế suất. Do vậy trong thời gian tới tỉnh Phú Thọ sẽ thu hút nhiều vốn đầu tư KCHTSX cho các công trình trọng điểm quốc gia và địa phương.

Do vậy đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư KCHTSX của tỉnh Phú Thọ chính là nhằm mục đích thu hút một lượng vốn lớn cho phát triển kinh tế. Với điều kiện tự nhiên thuận tiện cho ba loại hình giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và diện tích đất đai rộng lớn, có cả đồng bằng và đồi núi, nguồn tài nguyên sẵn có đó chính là lợi thế của tỉnh. Khi đã thu hút được các nguồn vốn đầu tư, kết hợp với lợi thế và tính năng động của Chính quyền tỉnh chắc chắn Phú Thọ sẽ đạt được các thành tựu về kinh tế, xã hội trong những năm tới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.1.1.2. Đặc điểm về kinh tế của tỉnh Phú Thọ

Về hệ thống giao thông: Phú Thọ là tỉnh nằm trong hệ thống giao thông đầu mối đường bộ, đường sắt, đường sông quan trọng chạy dọc trên địa bàn tỉnh, từ bắc xuống nam, tạo điều kiện thuận lợi cho Phú Thọ phát triển kinh tế. Cụ thể là:

Quốc lộ số 2 nối liền Vân Nam (Trung Quốc) với Hà Giang, qua Tuyên Quang, Phú Thọ đến sân bay quốc tế Nội Bài về Hà Nội, rồi nối với quốc lộ 5 đi Hải Phòng và với quốc lộ 18 đi cảng Cái Lân – Quảng Ninh, quốc lộ 1 xuyên dọc chiều dài đất nước. Quốc lộ 32A từ Hà Nội qua Phú Thọ đi Hoà Bình, quốc lộ 32C từ Hà Nội đi Yên Bái – Lai Châu sang Lào. Đường xuyên á và đường Hồ Chí Minh cũng chạy qua tỉnh Phú Thọ.

Tuyến đường sắt xuyên á: từ Vân Nam (Trung Quốc) sang Lào Cai chạy qua tỉnh Phú Thọ về Hà Nội và nối với các tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh. Tuyến đường sắt chạy qua Khu Công nghiệp góp phần làm tăng tốc độ lưu thông hàng hoá mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuyến đường sắt xuyên á chạy qua Phú Thọ.

Đường thuỷ: Việt Trì là điểm hợp lưu của ba con sông lớn ở miền Bắc, vận tải đường sông có sự góp mặt của các sông với tổng chiều dài là 235 km. Cảng Sông Việt Trì là một trong 3 cảng sông lớn ở miền Bắc có công suất 1 triệu tấn/năm.

Hệ thống điện ở Phú Thọ rất ổn định và điện lưới quốc gia đã được đưa tới 100% xã trong tỉnh, đảm bảo đủ điều kiện cho sản xuất và sinh hoạt.

Hệ thống cấp, thoát nước sạch đầu tư bằng công nghệ của Công hoà

liên bang Đức, công suất 42.000m3

ngày đêm, cung cấp đầy đủ nước cho sinh hoạt và sản xuất của thành phố Việt Trì và các khu lân cận.

Hệ thống thông tin liên lạc của Phú Thọ có tất cả các dịch vụ bưu chính viễn thông với chất lượng cao hoà mạng bưu chính viễn thông, bảo đảm liên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lạc thông suốt trong nước cũng như quốc tế. Tất cả các hãng điện thoại di động đều có mặt tại tỉnh Phú Thọ như Vinaphon, Viettell, Mobiphon...

Hệ thông ngân hàng và các tổ chức tín dụng, đáp ứng tốt các nhu cầu về vốn cho hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Các dịch vụ tài chính khác được hệ thống ngân hàng thương mại thực hiện một các hết sức nhanh chóng, chính xác và an toàn, hỗ trợ một các hữu hiệu cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Các loại ngân hàng Cổ phần, ngân hàng quốc doanh trong nước đều có mặt tại tỉnh Phú Thọ với dịch vụ chất lượng tốt.

Xung quanh các khu công nghiệp còn có các làng công nhân, khu đô thị mới, các khu vui chơi giải trí, bệnh viên đa khoa tỉnh với trang thiêt bị hiện đại, có trung tâm thương mại và cửa hàng, siêu thị ở Việt Trì và các trung tâm dịch vụ đô thị gắn với hệ thống các chợ ở thị trường nông thôn, có hệ thống các khách sạn lịch sự sang trọng đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Phú Thọ còn là trung tâm du lịch khá hấp dẫn với khu di tích lịch sử Đền Hùng – Trung tâm văn hoá tâm linh của cả nước, khu nghỉ tắm nước khoáng nóng Thanh Thuỷ, đầm Ao Châu, Ao Giời, Suối Tiên, khu rừng nguyên sinh quốc gia Xuân Sơn (33.687 ha, trong đó 15.000 ha rừng nguyên sinh), các khu di chỉ: Phùng Nguyên, Sơn Vi, Gò Mun… các khu di tích kháng chiến và nhiều di tích lịch sử danh lam thắng cảnh khá phong phú.

Phú Thọ có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế, với nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng như Cao lanh, quặng pirit, đá vôi, cát sỏi, mỏ nước khoáng. Tất cả các nguồn tài nguyên trên đều có một trữ lượng lớn, đây chính là điều kiện quan trọng để phát triển kinh tế của tỉnh. Phú thọ có một quỹ đất rồi rào với diện tích là 3 519,56 km2 thuận tiện cho việc phát triển kinh tế trang trại và nông nghiệp.

Nhìn chung các yếu tố tự nhiên đều tạo điều kiện cho Phú Thọ phát triển kinh tế mạnh mẽ. Do vậy một số năm qua tỉnh đã có sự chuyển dịch

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ tăng, ngành nông nghiệp giảm thông qua chỉ tiêu giá trị sản xuất của từng ngành.

Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2012

( Đơn vị tính: % ) Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 1. Công nghiệp và xây dựng 33,2 34,2 35,3 38,8 40,5 41,8 43,6 2. Nông nghiệp 31,2 32,2 30,5 28,6 26,9 24,5 22,1 3. Dịch vụ 35,6 33,6 34,2 32,6 32,6 35,7 34,3 Nguồn: Tổng cục Thống kê

Theo bảng trên ta thấy trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế của tỉnh Phú Thọ đã có sự chuyển biến rõ nét, tỷ trọng ngành Công Nghiệp tăng từ số liệu năm 2006 chiếm 33,2% cho tới năm 2008 chiếm 35,3% và năm 2012 chiếm 43,6%. Trong khi đó tỷ trọng của ngành Nông nghiệp giảm từ năm 2006 chiếm 35,6% cho tới năm 2008 còn 34,2% và cho tới năm 2012 còn 34,3%. Như vậy vốn đầu tư KCHTSX tăng về quy mô đã tác động tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Như vậy điều kiện kinh tế sẵn có của tỉnh Phú Thọ đã tạo đà cho sự hấp dẫn các nhà Đầu tư. Cơ sở hạ tầng của tỉnh trong các năm qua đã có sự đầu tư về các lĩnh vực tương đối đồng bộ. Hệ thống giao thông, hệ thống điện, viễn thông, khách sạn, dịch vụ ngân hàng, các cơ quan làm việc của tỉnh đã có sự đầu tư về số lượng và chất lượng. Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng hiện đại hoá Công Nghiệp. Tất cả các điều kiện kinh tế hiện tại của tỉnh là nhân tố quan trọng để các nguồn vốn đầu tư vào trong thời gian tới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.1.1.3. Đặc điểm về văn hóa xã hội của tỉnh Phú Thọ

Dân số toàn tỉnh (tính đến năm 2010) xấp xỉ 1,4 triệu người, trong đó

người ở độ tuổi lao động chiếm 57%, mật độ dân số 375 người/km2

. Trên vùng đất Phú Thọ có trên 20 dân tộc sinh sống (đông nhất là người Kinh và người Mường). Lao động nông nghiệp nông thôn chiếm 65.1%. Số lao động có chuyên môn kỹ thuật chiếm 26%, tập trung chủ yếu ở thành phố, thị xã và trung tâm công nghiệp sẽ tạo điều kiện cho tỉnh trong thu hút các nguồn vốn đầu tư có yêu cầu cao về trình độ chuyên môn và tay nghề của người lao động. Số người ở độ tuổi lao động chiếm 67% giúp tỉnh có lực lượng lao động dồi dào với chi phí thấp - đây là lợi thế của tình trong thu hút các dự án sử dụng nhiều lao động như các dự án về dệt may.

Về trình độ văn hóa của người lao động chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo, đây cũng là một trong những hạn chế của nguồn lao động tỉnh Phú Thọ nói riêng và cả nước nói chung. Do vậy để thu hút nguồn lao động này các nhà đầu tư thường phải bỏ ra kinh phí đào tạo tùy theo mục đích sử dụng lao động vào các vị trí công việc khác nhau.

Về văn hóa, Phú Thọ là một tỉnh có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống dải dác trong các vùng, miền xa xôi của tỉnh, điều kiện phổ cập giáo dục còn gặp nhiều khó khăn, bên cạnh đó các phong tục, tập quán lạc hậu, cổ hủ đôi khi vẫn còn duy trì. Do vậy để phát triển kinh tế, trước mắt phải phát triển giáo dục, cần xoá bỏ các phong tục, tập quán lạc hậu, phổ cập giáo dục toàn tỉnh, mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng chính trị cho cán bộ xã, bản. Cần đẩy mạnh các phong trào sinh để có kế hoạch nhằm hạn chế sự gia tăng về tốc độ dân số.

Bên cạnh đó người dân tỉnh Phú Thọ có những đặc điểm cần cù, chịu khó lao động, đây chính là những điều kiện thuận tiện cho các nhà đầu tư khi mở các nhà máy, xí nghiệp nhằm thu hút nguồn lao động nhàn dỗi hiện có. Người dân cũng có thói quen tiết kiệm trong chi tiêu, việc này có tác động

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tích cực đến việc huy động vốn tiết kiệm nhàn rỗi trong khu vực dân cư để phát triển mục tiêu kinh tế, xã hội tỉnh Phú Thọ.

Vậy điều kiện xã hội của tỉnh Phú Thọ cũng tạo điều kiện cho tỉnh phát triển kinh tế, với nguồn nhân lực rồi rào trong độ tuổi lao động sẽ là nhân tố tích cực tham gia các dự án có vốn đầu tư KCHTSX lớn.

Với các đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội của tỉnh Phú Thọ hiện tại sẽ là những nhân tố quan trọng để thúc đẩy quá trình đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư KCHTSX trong thời gian tới đạt các kết quả như mong muốn.

3.1.2. Hiện trạng đa dạng hoá nguồn vốn ĐT KCHTSX tỉnh Phú Thọ

Thực hiện đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Chính Phủ, tỉnh Phú Thọ đã tiến hành đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư KCHTSX từ nhiều năm nay nhằm mục tiêu tất cả các nguồn vốn đều tập trung cho phát triển kinh tế. Thực chất đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư KCHTSX nhằm thu hút các nguồn vốn từ bên trong và bên ngoài tỉnh, các nguồn vốn đầu tư KCHTSX thường bao gồm : Nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp, vốn của các doanh nghiệp trong nước, vốn tiết kiệm từ khối dân cư, các nguồn vốn từ phía nước ngoài...Mỗi nguồn vốn đều có vị trí, vai trò khác nhau trong nền kinh tế, do vậy cách thức thu hút cũng khác nhau, ta sẽ khảo sát một số nguồn vốn thực tế của tỉnh Phú Thọ qua những năm qua.

3.1.2.1. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp

Trong 5 năm 2007- 20011 Phú Thọ đã huy động mọi nguồn lực của mọi thành phần kinh tế để huy động cho đầu tư 7.720 tỷ đồng, tăng gấp 4 lần so với giai đoạn 2002- 2006. Năm 2011, trong đó vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý 3.720 tỷ đồng, vốn tín dụng của các tổ chức kinh tế 2.720 tỷ đồng, vốn doanh nghiệp và huy động của dân 280 tỷ đồng. Trung bình hàng năm đầu tư khoảng 32% tổng giá trị sản phẩm GDP của tỉnh, tốc độ tăng hàng năm 18,6%, cao hơn nhiều mức tăng trưởng GDP của tỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Vốn đầu tư của tỉnh đã phân theo nhóm ngành kinh tế, tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp hoá, xây dựng cơ sở hạ tầng ưu tiên hơn so với các giai đoạn trước. Trong giai đoạn 2007-2011 tỉnh đã ưu tiên xây dựng các

Một phần của tài liệu Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng sản xuất trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 56 - 113)