Kinh nghiệm của một số tỉnh, thành phố về đa dạng hoá nguồn vốn

Một phần của tài liệu Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng sản xuất trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 45 - 50)

ĐT KCHTSX

1.3.1 Tổng quan của một số tỉnh, thành phố về việc thực hiện đa dạng hoá nguồn vốn ĐT KCHTSX

1.3.1.1. Thành phố Hà Nội

Trong chiến lược đa dạng hoá các nguồn vốn phục vụ cho xây dựng cơ sở hạ tầng của Thủ đô, Hà Nội đã có những thành công đáng kể trong việc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

kêu gọi các nguồn vốn đầu tư vào trung tâm chính trị, khoa học, kỹ thuật của các nước. Tính đến năm 2007, Hà Nội đã thu hút được khoảng hơn 1.000 dự án đầu tư, chủ yếu vào các ngành Công nghiệp, cơ sở hạ tầng, dịch vụ và kinh doanh bất động sản. Trong đó nguồn vốn FDI chiếm tỷ trọng cao nhất trong lĩnh vực đầu tư, quy mô của GDP trong khu vực này có tốc độ tăng cao và chiếm tỷ trọng khoảng 20 % tổng GDP. Như vậy trong những năm vừa qua Hà Nội đã hoàn thiện và thay đổi các chính sách kinh tế vĩ mô tạo ra một sự thu hút vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước làm cho bộ mặt Thủ Đô đàng hoàng hơn, to đẹp hơn. Tuy vậy Hà Nội vẫn có những tồn tại trong các cơ chế chính sách cấp giấy phép đầu tư còn chậm, thủ tục vẫn còn rườm rà, các chính sách ưu đãi chưa hấp dẫn, do vậy tốc độ các nhà Đầu tư vào Thủ Đô chậm hơn thành phố Hồ Chí Minh. Đó cũng là các bài học kinh nghiệm cho các tỉnh và thành phố khác nói chung và Phú Thọ nói riêng.

1.3.1.2. Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương thành công nhất trong công tác thu hút mọi nguồn vốn đầu tư từ các thành phần trong và ngoài nước. Tính đến nay thành phố Hồ Chí Minh đã có hơn 2.000 dự án lớn nhỏ của mọi nhà đầu tư vào thành phố trên tất cả mọi lĩnh vực. Từ các ngành Công nghiệp sản xuất sản phẩm, dịch vụ cho tới ngành kinh doanh địa ốc, bất động sản. Số dự án cấp phép vào thành phố Hồ Chí Minh tăng với tốc độ cao trung bình từ năm 2000-2011 là 19,7% và tổng số vốn đầu tư tăng nhanh. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm chính trị , văn hoá, kinh tế của cả nước, các chỉ tiêu kinh tế phát triển nhanh hơn Thủ Đô. Tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực này cao nhất so với mọi vùng miền trong cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh có những thành công rực rỡ như vậy là do Chính quyền thành phố có tầm nhìn xa, cơ chế quản lý phù hợp đã thu hút mọi nguồn vốn thúc đẩy sự phát triển kinh tế, chính trị và văn hoá của Sài Gòn.

Song bên cạnh đó cả Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh còn đang gặp khó khăn khi quỹ đất eo hẹp cho các dự án trọng điểm có vốn đầu tư lớn. Chi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phí đền bù quá cao, công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn đó là vấn đề bức xúc mà cả 2 thành phố đều phải đương đầu giải quyết. Đó cũng chính là bài học kinh nghiệm cho tỉnh Phú Thọ nói riêng và các tỉnh khác nói chung trong công tác thực hiện các dự án, đó là nhân tố quan trọng để thu hút vốn đầu tư từ các thành phần vào.

1.3.1.3. Thành phố Đà Nẵng

Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiện rộng trên 1.256 km2 và dân số trên 742 000 người, là một trong các thành phố lớn , trực thuộc Trung Ương của Việt Nam. Với một thành phố có vị trí, địa lý thuận tiện cho các tiềm năng về kinh tế phát triển. Tuy nhiên trong thực tế Đà nẵng vẫn gặp khó khăn trong việt thu hút các nguồn vốn đầu tư từ các thành phần, đặc biệt từ phía nước ngoài. Môi trường đầu tư của các tỉnh Miền trung nói chung và Đà Nẵng nói riêng còn gặp nhiều khó khăn như thị trường nội địa hẹp, khí hậu không thuận tiện trong vài năm gần đây, sức mua yếu khả năng cạnh tranh kém. Do vậy chính quyền thành phố Đà Nẵng có các chính sách ưu đãi về giá thuê đất, chi phí môi trường, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong nhiều năm. Với kết quả như vậy tính đến nay thành phố Đà Nẵng đã thu hút được trên 200 dự án đầu tư với tổng số vốn khoảng 530 triệu USD.

Tất cả các kết quả thu được từ việc thu hút vốn đầu tư của 3 thành phố lớn Hà Nội, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh là bài học kinh nghiệm cho các tỉnh khác nói chung và Phú Thọ nói riêng trên các mặt sau :

Phải hoàn thiện và thay đổi các chính sách về quản lý Nhà Nước như cấp giấp phép kinh doanh, công tác giải phóng mặt bằng... tạo ra một khuôn khổ pháp lý vừa thông thoáng vừa bảo đảm cho các Nhà đầu tư trong quá trình thu hút và thực hiện các nguồn vốn.

Cần có các chính sách ưu đãi cho các Nhà đầu tư như miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, phí thuê mặt bằng tạo ra sự hấp dẫn cho mọi đối tượng trong việc thu hút các nguồn vốn vào tỉnh Phú Thọ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.3.1.4. Tỉnh Nghệ An

Cùng chung với thành tựu của cả nước, tỉnh Nghệ An đã có những kết quả ban đầu trong quá trình đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư KCHTSX. Từ khi Luật Đầu tư ra đời, Đảng bộ và chính quyền tỉnh đã coi trọng công tác thu hút các nguồn vốn trong và ngoài tỉnh phục vụ cho phát triển kinh tế của tỉnh. Hơn 15 năm thực hiện cơ chế đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư KCHTSX, tính đến năm 2012 toàn tỉnh đã đầu tư 75.800 tỷ đồng vào các dự án của tỉnh (theo báo cáo UBND tỉnh năm 2012). Kết quả các công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng tạo ra bộ mặt của tỉnh tương đối khang trang. Trong những năm vừa qua, tỉnh đã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế rõ nét, theo hướng ngành Công nghiệp và dịch vụ là theo chốt, nông nghiệp giảm dần, lâm nghiệp và ngư nghiệp phát triển theo lợi thế của các vùng , miền. Mức sống của toàn dân trong tỉnh đã nâng cao, giảm thất nghiệp và các hộ nghèo. Đồng thời kinh tế phát triển góp phần ổn định an ninh, quốc phòng đảm bảo trật tự xã hội.

Có kết quả như vậy là do chính quyền tỉnh đã thay đổi các cơ chế quản lý, cơ chế tài chính phù hợp với điều kiện thực tiễn nhằm thu hút các nguồn vốn từ mọi phía. Tuy nhiên tỉnh vẫn tồn tại những hạn chế, do vậy tốc độ đầu tư chưa cao so với Đà Nẵng, mặc dù tỉnh có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, kinh tế và xã hội để thu hút các Nhà đầu tư.

1.3.1.5 Tỉnh Thái Bình

Tình hình đa dạng hóa các nguồn vốn ĐT KCHTSX cho quá trình phát triển nguồn kinh tế - xã hội ở tỉnh Thái Bình trong thời gian qua.

Ngoài nguồn vốn đầu tư từ NSNN, hàng năm Thái Bình đã thu hút các nguồn vốn của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, của các thành phần kinh tế để đầu tư phát triển kinh tế ở địa phương, đồng thời huy động tốt các nguồn vốn tín dụng, vốn của các tầng lớp dân cư cho phát triển kinh tế- xã hội.

- Đối với nguồn từ ngân sách nhà nước

Với phương châm phát huy nội lực, khai thác tiềm năng, động viên nguồn thu cho ngân sách, đảm bảo nguồn lực phục vụ nhiệm vụ CNH,HĐH

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nông nghiệp nông thôn. Hàng năm, ngân sách tỉnh dành phần kinh phí cần thiết để hỗ trợ cơ sở thực hiện chính sách khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Đồng thời bố trí kinh phí khuyến nông, khuyến công, khuyến ngư, vốn sự nghiệp khoa học…để hỗ trợ mô hình đào tạo nguồn nhân lực và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh…

Tổng số vốn sự nghiệp kinh tế từ NSNN đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp từ 2007-2011 là 497 tỷ đồng. Đối với vốn ngân sách đầu tư tập trung của địa phương, ngoài nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, ngân sách tỉnh còn bổ sung cân đối thêm từ nguồn vây kho bạc nhà nước, nguồn thu tiền sử dụng đất để bổ sung vốn cho xây dựng hạ tầng cơ sở (kể cả cấp tỉnh, huyện, xã).

- Đối với quỹ đầu tư phát triển nông thôn của tỉnh

Mặc dù điều kiện kinh tế địa phương Thái Bình còn gặp nhiệm khó khăn, khả năng tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế hạn chế, nhưng địa phương vẫn cố gắng trong việc hình thành quỹ đầu tư cho mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội ở nông thôn. Liên tục từ năm 2007 đến 2011 kinh phí ngân sách của tỉnh hỗ trợ cho phát triển và đầu tư cơ sở hạ tầng, kiên cố hoá hệ thống kênh mương bảo đảm tưới tiêu khoa học, hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; xây dựng nông thôn mới đều tăng.

- Đối với nguồn vốn từ quan hệ tín dụng

Trong giai đoạn từ 2007-2011 đã đa dạng hoá phương thức, hình thức huy động vốn nhờ đó đến ngày 30/6/2011, nguồn vốn huy động đạt 6.286 tỷ đồng, gấp 66.168 lần so với năm 1998; dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 5.427 tỷ đồng, gấp 12.334 lần. Riêng giai đoạn 2005-2010, dư nợ cho vay nền kinh tế bình quân tăng 26,2% năm, đã góp phần phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trong tỉnh, áp dụng công nghệ mới xây dựng kết cấu hạ tầng; phát triển làng nghề, giúp nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Số hộ vay vốn thoát nghèo là 2.150 hộ, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên toàn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tỉnh đến năm 2012 còn 8,8% và từng bước thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

- Các nguồn huy động khác

Để có được nguồn vốn đầu tư từ 2006-2011 của NS địa phương cho nông thôn khoảng trên 1.076 tỷ đồng, từ năm 2006-2011 tỉnh đã huy động sức dân 107.677,17 triệu đồng và thu hút tiền cấp quyến sử dụng đất là 528.877,17 triệu đồng, chiếm 59,2% tổng chi phí đầu tư cho nông thôn. Số tiền còn lại từ các nguồn vốn khác.

Một phần của tài liệu Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng sản xuất trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 45 - 50)