Kinh nghiệm của công ty cổ phần trong việc huy động vốn.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện Hà Nội (Trang 29 - 31)

Đây là kinh nghiệm của công ty Deere&Company, một công ty sản xuất thiết bị nông nghiệp lớn nhất thế giới vào cuối thập niên 1970 và đầu thập niên 1980. Câu chuyện bắt đầu vào năm 1976, giá dầu lên, tỷ lệ lạm phát tăng cao và lãi suất tăng cao kỷ lục đã khiến ngành công nghiệp sản xuất nông cụ rơi vào vòng xoáy khốc liệt. Có chính sách tài chính thận trọng hơn các đối thủ chính là công ty Massey Ferguson và International Harvester, công ty Deere đã chọn thời điểm này để sử dụng sức mạnh bảng cân đối kế toán với tỷ lệ thấp như một vũ khí cạnh tranh chủ yếu. Trong khi các đối thủ cạnh tranh cắt giảm hoạt động vì gánh nặng lãi suất cao và các khoản nợ lớn, thì Deere lại đi vay tiền thoải mái để huy động cho các dự án đầu tư tài chính của mình và hỗ trợ cho các đại lý bán hàng đang gặp khó khăn. Chiến lược này đã làm cổ phiếu trên thị trường của ba công ty của Deere tăng từ 38% vào năm 1976 lên tới 49% vào năm 1980; đó chính là giá trị về tính linh hoạt tài chính của công ty Deere (tức là các quyết định ngày hôm nay không hủy hoại đến lựa chọn phương thức huy động vốn trong tương lai). Nhưng vào cuối năm 1980, với số lượng tiền vay nợ ít đi và thị trường nông cụ vẫn còn trong vòng khủng hoảng, Deere lại phải đối mặt với khó khăn trong việc lựa chọn giữa việc cắt giảm chương trình mở rộng phát triển và phát hành thêm cổ phiếu mới vào lúc ngành công nghiệp sản xuất đang lúc lao đao. Vào ngày 5/1/1981, công ty đã thông báo phát hành 172 triệu USD cổ phiếu mới và phải chứng kiến giá trị thị trường của các cổ phiếu hiện tại lập tức giảm xuống mất 241 triệu USD. Tác động của thông báo này làm giá trị của các cổ phiếu hiện tại của Deere đã giảm hơn số lượng tiền mà Deere có được do phát hành cổ

phiếu mới. Mặc dù có các phản ứng tiêu cực của thị trường như vậy, ban lãnh đạo của Deere vẫn tin tưởng mạnh mẽ vào tác dụng dài hạn của chiến lược do mình đặt ra, nên họ vẫn phát hành cổ phiếu mới, sử dụng chúng để giảm các khoản nợ. Do đó, Deere lại có thể vay được khoản tiền cần thiết và có đủ tính linh hoạt tài chính cần thiết trở lại để tiếp tục việc mở rộng sản xuất, trong khi các đối thủ chính của công ty vẫn sa lầy trong cơn khủng hoảng. Chiến lược khôn ngoan của Deere rất khó mà định lượng. Công ty đã chiếm lĩnh thị trường nông cụ. Tuy nhiên, sau khi đạt được suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) là 14% vào các năm 1989, 1990, công ty rơi vào vòng lao đao ở các năm 1991, 1992. Nhưng các nhà phân tích ước tính năm 1994 công ty sẽ có mức sinh lời khoảng 20% hoặc cao hơn. Trong khi đó, giá cổ phiếu của Deere đã tăng từ mức thấp là 20USD năm 1986 lên tới 60-90 USD trong nửa đ ầu n ăm 1994. Như vậy công ty Deere&Company đã sử dụng linh hoạt các phương thức huy động vốn làm vũ khí cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường và là kinh nghiệm cho các công ty trong việc huy động vốn.

Chương 2: Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện Hà Nội .

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện Hà Nội (Trang 29 - 31)