0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

xuất hƣớng sử dụng đất nông, lâm nghiệp cho huyện Bắc Quang

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN BẮC QUANG, TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2006-2010 (Trang 79 -79 )

3.3.1. Một số tồn tại chủ yếu trong sử dụng đất đai

Đất nông nghiệp trong huyện tuy có diện tích lớn, chiếm tỷ lệ cao trong tổng diện tích tự nhiên, phần lớn là diện tích đất trồng rừng (78,79%) đất sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 20,49% diện tích đất nông nghiệp, nhưng giá trị sản xuất đạt được bình quân trên một đơn vị diện tích đất sản xuất nông nghiệp còn thấp, do một số cây trồng năng suất, chất lượng sản phẩm thấp, hoặc giảm năng suất sản lượng do ngập úng, nắng hạn.

Tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích, không có hoặc không theo quy hoạch, sử dụng đất phân tán, manh mún còn phổ biến là thực tế rất khó có thể đạt được hiệu quả cao trong việc khai thác tiềm năng đất đai. Hiện tượng đất bị xói mòn, rửa trôi vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi, trong điều kiện địa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

78

hình dốc lại bị chia cắt mạnh thì xói mòn, rửa trôi vẫn là nguyên nhân chính đang làm suy thoái tài nguyên đất của huyện.

Tài liệu điều tra cơ bản về đất, nhất là tài liệu đo đạc lập bản đồ địa chính, mức độ cập nhật thấp, không phản ánh đúng tình hình biến động đất đai trong khi thực tế sử dụng đất biến động lớn.

Diện tích đất rừng có xu hướng tăng trong tổng diện tích tự nhiên song chưa phù hợp với tiềm năng, diện tích đất rừng sản xuất chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng diện tích đất rừng. Việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên rừng trong nhiều năm đã ảnh hưởng đến mật độ che phủ và chất lượng rừng.

Trong cơ cấu sử dụng đất, diện tích đất chưa sử dụng chiếm tỷ lệ 19,82% DTTN và chủ yếu là đất đồi chưa sử dụng, có độ dốc cao, việc khai thác sử dụng quỹ đất này cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là cho nông nghiệp, lâm nghiệp gặp nhiều khó khăn bởi khả năng đầu tư và tiềm năng sử dụng của loại đất này là rất hạn chế.

Chính vì vậy, cần có các phương án sử dụng đất đai hợp lý, ổn định diện tích đất sản xuất nông nghiệp, ưu tiên phát triển các cây trồng hàng hoá có thế mạnh và tạo ra các vùng trồng cây nguyên liệu lâm sản trên cơ sở phù hợp với tiềm năng đất đai và điều kiện sinh thái của mỗi vùng trong huyện. 3.3.2. Định hướng sử dụng đất nông, lâm nghiệp dài hạn của huyện

Đối với huyện Bắc Quang, trong nhiều năm tới nông, lâm nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng, nên việc bố trí hợp lý cơ cấu diện tích cây trồng, phát huy thế mạnh của từng vùng, từng bước ra khỏi thế sản xuất độc canh, tạo bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn. Nhưng phải phù hợp với hệ sinh thái ở những vùng địa hình khác nhau, đảm bảo sự phát triển bền vững, phát triển lâm nghiệp theo hướng nâng cao năng lực phòng hộ và hiệu quả kinh tế, gắn người dân với rừng và sống được bằng nghề rừng, cụ thể cơ cấu diện tích đất nông, lâm nghiệp đạt được đến năm 2015 và các năm tiếp theo như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

79

Đất sản xuất nông nghiệp: Dự kiến có khoảng 18.050ha, chiếm 20% tổng diện tích đất nông nghiệp, trong đó: Đất trồng cây hàng năm có 9.200 ha chiếm 51% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, với đất chuyên trồng lúa nước có 3.300 ha, còn lại là đất lúa nước, đất trồng lúa nương kết hợp với trồng cây rau màu. Đất trồng cây lâu năm có khoảng 8.900 ha chiếm 49% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, cây lâu năm của Bắc Quang được xác định chủ yếu là cây ăn quả, trong đó diện tích cây cam có khoảng 6.500 ha, còn lại là các loại cây ăn quả khác.

Đất lâm nghiệp: Đến năm 2015 diện tích đất lâm nghiệp toàn huyện có 72.500 ha chiếm 80% diện tích đất nông nghiệp. Trong đó: Đất rừng sản xuất có 39.400 ha, chiếm 54% diện tích đất lâm nghiệp, đất rừng phòng hộ 33.100 ha chiếm 46%.

Cùng với diện tích rừng trồng hiện có (6.081,82ha), dự án trồng 8.000 ha nguyên liệu sợi dài (luồng) thì Bắc Quang cần trồng mới 4.046,54 ha và khoanh nuôi 7.349,00 ha cây nguyên liệu sợi dài để đáp ứng nguyên liệu cho các nhà máy trong cụm công nghiệp Nam Quang.

3.3.3. Đề xuất bố trí cơ cấu cây trồng

Trong các phần trên, đã trình bày kết quả đánh giá mức độ thích hợp đất đai cho các nhóm, loại cây đang được trồng phổ biến và các cây trồng chiến lược trên địa bàn bằng cách kết hợp, đối chiếu giữa yêu cầu sử dụng đất của cây và chất lượng đất đai của mỗi vùng cụ thể.

Qua nghiên cứu, bằng việc kết hợp đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất với kết quả đánh giá thích hợp đất đai và mục tiêu phát triển nông, lâm nghiệp của huyện giai đoạn 2010 - 2015. Đã lựa chọn 24 cơ cấu cây trồng (LUT) trong hai nhóm là nhóm cây hàng hoá (22LUT) và nhóm cây nguyên liệu lâm sản (2LUT) phục vụ việc đề xuất bố trí sử dụng đất.

Tuỳ thuộc vào định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội từng thời kỳ mà các nhà hoạch định chính sách có thể đưa ra các phương án sử

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

80

dụng đất phù hợp dựa trên mức thích hợp của từng cây trồng đối với từng vùng đất đai khác nhau (Vì một khoanh đất có thể thích hợp với rất nhiều cây trồng khác nhau). Ở đây chỉ đề xuất một trong số các phương án bố trí các cây trồng được lựa chọn ở trên, được cụ thể hoá như sau:

Đất đai nằm trong nhóm tài nguyên hạn chế nhưng lại là điều kiện không thể thiếu được trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, vì vậy việc sử dụng tốt tài nguyên đất đai không chỉ quyết định tương lai của nền kinh tế mà còn là sự đảm bảo cho mục tiêu ổn định chính trị và củng cố an ninh - quốc phòng. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng, kéo theo giá trị của đất tăng lên và yêu cầu về biện pháp sử dụng, khai thác phải đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội. Do vậy định hướng sử dụng đất phải đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý, đầy đủ và có hiệu quả cao trên quan điểm cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Khai thác triệt để quỹ đất đai cho các mục đích sử dụng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, sử dụng hợp lý đất đai, đúng pháp luật, lấy giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất đai làm chỉ tiêu để chuyển đổi cơ cấu cây trồng...phân bổ quỹ đất phù hợp đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội qua các thời kỳ của huyện, tạo cơ sở vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn trên địa bàn huyện.

Trong sử dụng đất nông nghiệp, đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực ở mức tối thiểu, duy trì ổn định quỹ đất sản xuất lúa nước, hạn chế tối đa việc chuyển đất lúa nước chất lượng tốt sang mục đích phi nông nghiệp.

Không ngừng tăng cường công tác trồng, bảo vệ và phục hồi rừng nhằm nâng cao chất lượng rừng. Duy trì và bảo vệ nghiêm ngặt rừng, kết hợp chặt chẽ giữa trồng rừng với khai thác để thúc đẩy phát triển kinh tế rừng trên quan điểm, rừng sản xuất ở khía cạnh nhất định cũng có giá trị về mặt phòng hộ, bố trí các cơ cấu cây trồng vào những vùng đất phù hợp không ảnh hưởng đến diện tích đất rừng tự nhiên đặc dụng và rừng tự nhiên phòng hộ. Xây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

81

dựng các vùng nguyên liệu cho chế biến lâm sản phải đảm bảo về mặt tập trung, dễ vận chuyển và có chức năng phòng hộ, ưu tiên trồng trên diện tích đất đồi núi chưa sử dụng.

Khai thác sử dụng đất phải gắn liền với nhiệm vụ tái tạo, làm tăng độ phì cho đất, chống suy thoái, ô nhiễm môi trường đất, gắn lợi kinh tế với bảo vệ môi trường, bảo đảm sử dụng đất bền vững lâu dài. Ngoài ra việc khai thác sử dụng đất để phát triển kinh tế - xã hội phải đảm bảo vấn đề quốc phòng - an ninh, tôn trọng phong tục tập quán của đồng bào.

3.3.3.1. Đề xuất bố trí cây trồng cho nhóm cây trồng hàng hoá

Nhóm cây trồng hàng hoá trong huyện được xác định dựa vào thị trường tiêu thụ, tập quán canh tác, khả năng thích hợp của các cây trồng trên địa bàn... kết quả đánh giá tổng hợp mức độ thích hợp và khả năng canh tác của các cây trồng riêng lẻ là cơ sở khoa học để lựa chọn sử dụng đất thích hợp nhất cho các vùng nghiên cứu trong huyện, cụ thể là:

1. Cây lúa hàng hoá: Tổng diện tích lúa đề xuất cho các vùng kinh tế trọng điểm huyện Bắc Quang trong giai đoạn 2010 - 2015 là 9.212,46 ha, cây lúa được đề xuất trồng ở tất cả các xã trong huyện, tuy nhiên tuỳ thuộc vào điều kiện đất đai của mỗi xã mà việc bố trí cây lúa theo cơ cấu mùa vụ có sự khác nhau nhất định, cụ thể như sau:

- Lúa nước xuân: Do điều kiện thời tiết và khả năng cung cấp nước tưới trên địa bàn vào vụ xuân còn hạn chế nên việc bố trí cây lúa nước vụ xuân trong vùng nghiên cứu còn gặp nhiều khó khăn, trong vụ xuân cây lúa nước chỉ được đề xuất 3.417,15 ha, chủ yếu ở những vùng đất thấp chủ động được nước tưới, trên các loại đất là đất phù sa chua, phù sa cơ giới nhẹ, đất phù sa có tầng biến đổi, đất glây, đất xám đọng nước. Cây lúa nước xuân được bố trí trồng trong cơ cấu lúa xuân, lúa mùa. Tập trung nhiều nhất ở các xã Đồng Tâm, Đồng Yên, Bằng Hành, Hữu Sản, Hùng An, Kim Ngọc, Liên Hiệp, Quang Minh, Tân Thành, Việt Quang, Vô Điếm, Việt Vinh, Vĩnh Phúc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

82

- Lúa nước mùa: Điều kiện thời tiết ở Bắc Quang trong vụ mùa (được xác định từ tháng V đến tháng IX) thoả mãn các yêu cầu của cây lúa nước về nhiệt độ, lượng nước tưới, bức xạ nhiệt, kèm theo một số vùng chủ động được nước tưới và tính chất đất đai phù hợp nên cây lúa nước được đề xuất trong vụ này lên đến 5.795, 81 ha.

Lúa nước mùa được bố trí trong các cơ cấu lúa xuân, lúa mùa (3.417,15 ha), ngô xuân, lúa mùa (852,40 ha), lạc xuân - lúa mùa (497,66 ha), đậu tương xuân, lúa mùa (271,35 ha), rau xuân - lúa mùa (322,22 ha), khoai sọ mùa, lúa nước (126,98 ha), lúa mùa - khoai tây đông (308,25 ha). Cây lúa nước vụ mùa được đề xuất trồng ở tất cả các xã trong huyện.

- Lúa nương: Trong phương án điều chỉnh quy hoạch đất trồng lúa của huyện trong thời kỳ 2010 - 2015 dự kiến sẽ ổn định toàn bộ diện tích đất lúa nước 752,67 ha lúa nương. Tuy nhiên trong phương án này cây lúa nương chỉ được đề xuất là 694,37 ha, do hạn chế về quỹ đất, khả năng thích hợp của cây lúa nương và tranh chấp diện tích với các cây trồng hàng hoá chiến lược khác. Cây lúa nương trong vùng nghiên cứu được đề xuất trồng và ổn định các nương lúa định canh ở những vùng đồi có độ dốc < 200

. Trên các loại đất là đất xám điển hình, đất xám rất chua và đất đỏ vàng tập trung ở những xã có hạn chế về quỹ đất trồng lúa nước như: Đồng Tâm, Đức Xuân, Hùng An, Kim Ngọc, Quang Minh, Tiên Kiều, Vô Điếm, Vĩnh Hảo.

2. Cây ngô hàng hoá: Cây ngô là một cây trồng hàng hoá chiến lược khá quan trọng, dựa vào thị trường tiêu thụ và khả năng cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở chế biến trong huyện và tỉnh, nên cây ngô được đề xuất với diện tích khá lớn (2.841,00 ha) vào cuối năm 2015. Hầu hết các loại đất trong vùng điều tra ở Bắc Quang đều có thể trồng được ngô. Tuy nhiên do giới hạn trong định hướng phát triển cây ngô của tỉnh, của huyện và sự tranh chấp với các cây ngô khác nên đề xuất trồng ngô trong cơ cấu 2 vụ (Ngô xuân, ngô mùa, ngô xuân, lúa mùa) trên một số ĐVĐĐ thuộc đất xám điển hình, đất phù sa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

83

chua, đất xám đọng nước... cây ngô trong cơ cấu ngô xuân, ngô mùa được bố trí ở các xã có các chân đất phù hợp với lúa nước, nhiều nhất là các xã Đồng Tâm, Đồng Yên, Liên Hiệp, Quang Minh, Tiên Kiều, Vô Điếm, Việt Hồng, Việt Vinh, Vĩnh Hảo, Vĩnh Phúc. Ưu tiên trồng một số giống ngô năng suất và chất lượng cao như: LVN5, LVN10, LVN 25; P11; P60; Q2.

3. Cây lạc hàng hoá: Lạc là cây công nghiệp hàng năm có giá trị kinh tế và có tác dụng cải tạo đất tốt. Năm 2006 toàn huyện đã gieo trồng được 1.110,7 ha lạc so với mục tiêu 2.000 ha lạc vào năm 2015 thì Bắc Quang cần phải bổ sung gần 1.000ha nữa. Tuy nhiên do khả năng thích hợp của cây lạc đối với các ĐVĐĐ trong vùng điều tra cũng như sự tranh chấp diện tích với các loại cây CN ngắn ngày khác như đậu tương, các loại đậu đỗ... nên trong phương án này lạc được bố trí trồng ở cơ cấu 2 vụ lạc xuân - lạc mùa và lạc xuân - lúa mùa với diện tích đề xuất 1.536,5 ha, tập trung chủ yếu ở các vùng đất thấp có thành phần cơ giới trung bình, có khả năng cung cấp nước tốt thuộc các xã như: Đồng Tâm, Đồng Yên, Bằng Hành, Tân Thành, Tiên Kiều, Việt Vinh, Vĩnh Phúc.

4. Cây đậu tương hàng hoá: Đậu tương cũng như lạc là một cây công nghiệp hàng năm có giá trị kinh tế cao và có khả năng cải tạo đất, do đậu tương là nguyên liệu quan trọng của ngành công nghiệp thực phẩm và chế biến thức ăn gia súc nên thị trường tiêu thụ đậu tương rất lớn. Theo phương án quy hoạch sử dụng đất đai tới năm 2015 của huyện Bắc Quang định hướng sử dụng khoảng 1000 ha đất canh tác để phát triển cây đậu tương. Tuy nhiên cũng như các cây hàng hoá khác do có sự tranh chấp với quỹ diện tích đất canh tác nông nghiệp, nên theo đề xuất này Bắc Quang có thể cân đối quỹ đất nông nghiệp hiện tại để đưa 972,25 ha vào canh tác đậu tương, bao gồm 621,8 ha đậu tương xuân và 350,45 ha đậu tương mùa, cây đậu tương được bố trí ở cơ cấu hai vụ đậu tương xuân, lúa mùa và đậu tương xuân, đậu tương mùa; chủ yếu ở các xã Đồng Tâm, Liên Hiệp, Quang Minh, Tân Quang, Tân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

84

Thành, Tiên Kiều, Vô Điếm, Việt Hồng, Việt Vinh... với cơ cấu đậu tương xuân - lúa mùa chỉ bố trí vào những chân ruộng phù hợp với cây lúa nước.

5. Các loại đậu đỗ hàng hoá khác: Các cây họ đậu có tác dụng rất lớn trong việc cải tạo đất và thích hợp với nhiều loại đất khác nhau, điều kiện khí hậu, đất đai của huyện Bắc Quang khá phù hợp với các loại đậu đỗ. Nhưng đây không phải là hàng hoá chiến lược nên tổng diện tích các cây đậu đỗ chỉ được đề xuất là 640,32 ha, ưu tiên phần diện tích thích hợp cho trồng lạc, đậu tương, ngô. Các loại cây đậu đỗ này được bố trí trong cơ cấu 2 vụ đậu đỗ xuân - đậu đỗ mùa và được canh tác ở những chân đất thấp có khả năng thoát nước, cơ giới trung bình, tập trung chủ yếu ở các xã Đồng Tâm, Bằng Hành, Hữu Sản, Hùng An, Quang Minh, Tân Quang, Tân Thành, thị trấn Việt

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN BẮC QUANG, TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2006-2010 (Trang 79 -79 )

×