3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Bắc Quang là huyện miền núi thấp, nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Hà Giang có toạ độ địa lý từ 1040 43’ đến 1050 07’ kinh độ Đông và từ 220 10’ đến 220 36’ vĩ độ Bắc. Trung tâm huyện là thị trấn Việt Quang, cách thành phố Hà Giang khoảng 60km. Huyện có địa giới hành chính như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Vị Xuyên. - Phía Nam giáp tỉnh Yên Bái.
- Phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Tuyên Quang.
- Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Quang Bình và huyện Hoàng Su Phì.
3.1.1.2. Đặc điểm địa hình: Huyện Bắc Quang có địa hình tương đối phức tạp, toàn huyện có thể chia thành 3 dạng địa hình chính như sau:
- Địa hình núi cao trung bình: Tập chung nhiều ở các xã Tân Lập, Liên Hiệp, Đức Xuân với độ cao từ 700 – 1500m. Phần lớn địa hình này có độ dốc trên 250, thành phần đá chủ yếu là đá granit, đá vôi và phiến thạch mica. Địa hình chia cắt mạnh tạo ra các tiểu vùng với các điều kiện khí hậu khác nhau, thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp đa canh.
- Địa hình núi thấp: Có độ cao thay đổi từ 100 – 700m, phân bố ở tất cả các xã, kể cả các xã vùng cao như xã Tân Lập. Địa hình chủ yếu ở dạng đồi bát úp hoặc lượn sóng thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả.
- Địa hình thung lũng: Gồm các loại đất bằng thoải hoặc lượn sóng ven sông Lô, sông Con, sông Sảo và sông Bạc. Các loại đất trên địa hình này được
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
37
hình thành từ các sản phẩm bồi tụ (phù sa và dốc tụ). Do địa hình khá bằng phẳng có điều kiện giữ nước và thoát nước nên hầu hết các đất đã được khai thác trồng lúa, các loại cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày.
3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thời tiết
Bắc Quang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa, nhưng do nằm sâu trong lục địa nên ảnh hưởng của mưa bão trong mùa hè, gió mùa Đông Bắc trong mùa đông kém hơn các nơi khác thuộc vùng Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ. Một số đặc điểm chính về khí hậu, thời tiết của huyện như sau:
Nhiệt độ bình quân hàng năm của huyện là 22,5 0C. Nền nhiệt độ phân hóa theo mùa khá rõ rệt, trong năm có 5 tháng nhiệt độ trung bình nhỏ hơn 20
0
C (từ tháng X hai đến tháng IV năm sau). Tổng tích ôn đạt trên 8.200 0C. Lượng mưa bình quân hàng năm là 4.665mm nhưng phân bố không đồng đều. Mùa mưa từ tháng V đến tháng XI hàng năm, chiếm khoảng 90% tổng lượng mưa cả năm, đặc biệt tập chung vào các tháng VII, VIII, IX nên thường gây úng ngập cục bộ ở các vùng thấp trũng.
Lượng bốc hơi nước bình quân của huyện bằng 63,8% lượng mưa trung bình hàng năm. Đặc biệt trong mùa khô từ tháng XI đến tháng IV năm sau lượng bốc hơi nước hàng tháng cao hơn lượng mưa từ 2 - 4 lần, gây ra khô hạn cho vụ đông xuân.
Độ ẩm không khí bình quân cả năm khoảng 87%, tuy nhiên trong mùa khô độ ẩm trung bình giảm khá mạnh chỉ còn khoảng 77%.
Sương muối và mưa đá chỉ xuất hiện đột xuất, ít ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện.
3.1.1.4. Đặc điểm kinh tế - xã hội
* Dân số: Theo báo cáo của phòng thống kê huyện Bắc Quang, cho đến cuối năm 2010 đầu năm 2011 dân số của huyện có 105.828 người với tổng số hộ là 21.710 hộ, chiếm khoảng 16 % dân số toàn tỉnh Hà Giang; trong đó nữ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
38
có 53.761 người chiếm 50,8 % tổng dân số. Toàn huyện có khoảng trên 10 dân tộc sinh sống, trong đó chiếm tỷ lệ nhiều nhất là các dân tộc Tày, Kinh, Dao, Mông, Nùng; các dân tộc khác có khoảng 3.890 người, chiếm 3,68 % dân số toàn huyện. Tốc độ tăng dân số tự nhiên của Bắc Quang năm 2010 là 1,45 %, giảm 0,05 % so với năm 2009. Năm 2010 số nông thôn của huyện có 89.312 người, chiếm 84,39 % dân số toàn huyện, cư trú ở 207 thôn, xóm và các điểm dân cư.
* Lao động và việc làm: Lao động trong độ tuổi của huyện năm 2010 là 46.758 người, chiếm 44,18 % tổng dân số và khoảng 15 % tổng số lao động toàn tỉnh, trong đó lao động hoạt động trong ngành kinh tế nông lâm nghiệp là 43.485 người, chiếm 93 % tổng số lao động.
3.1.1.5. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
Trong giai đoạn 2006 - 2010, kinh tế của huyện liên tục phát triển với tốc độ khá, giá trị sản xuất tăng bình quân 11,56 % năm (của tỉnh đạt 10,58 %). Tổng giá trị sản xuất năm 2010 đạt 550 tỷ đồng, tăng 230 tỷ đồng so với năm 2006, trong đó ngành công nghiệp - xây dựng tăng 1,9 lần; thương mại dịch vụ tăng 2,1 lần và nông - lâm nghiệp tăng 1,4 lần. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch, tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2010 giảm từ 64 % xuống còn 40,2 %; công nghiệp - xây dựng tăng từ 13 % lên 24,9 %, thương mại - dịch vụ tăng từ 23 % lên 34,9 %. Kết quả trên đã góp phần đưa giá trị sản xuất bình quân đầu người từ 3,0 triệu đồng năm 2006 lên 5,24 triệu đồng năm 2010.
* Nông - lâm – thủy sản: Khu vực kinh tế nông – lâm – thủy sản vẫn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của huyện. Năm 2010 giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 221 tỷ đồng (giá so sánh năm 2009), tăng 70,6 tỷ đồng so với năm 2006. Tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2006 – 2010 đạt 8,0 % năm; xấp xỉ tốc độ tăng trưởng ngành nông, lâm nghiệp của tỉnh (trung bình cả tỉnh 8,08 % trên năm).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
39
* Sản xuất nông nghiệp:
- Về trồng trọt: Trong giai đoạn 2006 – 2010, sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, mùa vụ, tập trung thâm canh theo hướng sản xuất hàng hóa. Quá trình thực hiện đã chuyển đổi 2.200 ha đất sản xuất hiệu quả kinh tế thấp sang trồng cây có giá trị kinh tế cao như Cam, Quýt (886 ha), chè (620 ha),... Đồng thời với việc chuyển đổi diện tích, trong sản xuất nông nghiệp của huyện còn chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng do đó năng suất lúa và ngô đều tăng bình quân 7 tạ/ha so với năm 2006. Năm 2010 tổng sản phẩm cây lương thực có hạt (lúa, ngô) đạt 40.000 tấn, tăng 6.492 tấn so với năm 2006. Bình quân lương thực đầu người đạt 380 kg, tăng 61 kg so với năm 2006.
- Về chăn nuôi: Thực hiện chính sách hỗ trợ vốn vay phát triển đàn gia súc, trong các năm qua, chăn nuôi của huyện có tốc độ tăng trưởng khá cả về số lượng, chất lượng. So với năm 2006 tổng đàn trâu tăng 3.155 con, đàn dê tăng 5 lần, đàn lợn tăng 14.059 con, bước đầu thực hiện thành công chương trình nuôi cá lồng theo mô hình bán công nghiệp. Giá trị sản phẩm chăn nuôi trong cơ cấu ngành nông nghiệp năm 2010 tăng 11 % so với năm 2006.
- Sản xuất lâm nghiệp: Diện tích đất lâm nghiệp năm 2010 là 65.321,08 ha chiếm trên 59,45 % diện tích tự nhiên, song diện tích thực sự có cây rừng chỉ còn ở mức thấp. Tập chung phát triển trồng rừng kinh tế trên đất trống đồi trọc phục vụ công nghiệp chế biến. Kinh tế lâm nghiệp có bước phát triển ổn định trong khoảng 2 năm trở lại đây, năm 2010 đã tổ chức khai thác được 1.709 m3 gỗ các loại, 17.209 tấn nguyên liệu sợi ngắn, 9.055 tấn nguyên liệu sợi dài và 26.264 tấn nguyên liệu cho sản xuất bột giấy và giấy đế.
- Thủy sản: Việc đánh bắt nuôi trồng thủy sản tập chung nhiều ở các xã Vô Điếm, Vĩnh Phúc, Hùng An, Quang Minh và rải rác ở một số xã khác trong huyện,... tạo công ăn việc làm cho người dân phát triển nghề nuôi cá có giá trị kinh tế cao, chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng nuôi thâm canh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
40
* Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp – Xây dựng:
- Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp năm 2010 đạt 137 tỷ đồng, tăng 58,6 tỷ so với năm 2006 và đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 11,81 % năm trong giai đoạn 2006 - 2010. Một số công trình công nghiệp quan trọng được đầu tư trong 5 năm qua trên địa bàn huyện như: Nhà máy thủy điện Nậm Mu, Nhà máy tuyển luyện Cao Lanh - felpat, phân xưởng nghiền Klanhke, xưởng sản xuất giấy đế, đặc biệt là khu công nghiệp Nam Quang.
- Về xây dựng cơ bản: Một số công trình được đầu tư có hiệu quả như: 16 trạm xá xã 2 tầng, 76 nhà, lớp học từ 2 - 3 tầng; 22 trụ sở UBND xã xây 2 tầng; 18/23 xã có điểm bưu điện văn hóa; trên 200 công trình thủy lợi vừa và nhỏ; 69,87 km đường nông thôn được bê tông hóa; 279 km đường giao thông nông thôn loại B được mở mới; 248 km kênh mương được bê tông hóa,... với tổng số vốn đầu tư hàng chục tỷ đồng.
- Thương mại – Dịch vụ: Hoạt động thương mại - dịch vụ của huyện thời gian qua phát triển khá phong phú và đa dạng, tổng giá trị sản xuất năm 2010 đạt 192 tỷ đồng, tăng 100,8 tỷ đồng so với năm 2006 và đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 16,05 % năm trong giai đoạn 2006 - 2010. Toàn huyện hiện có trên 1.700 hộ đăng ký kinh doanh dịch vụ và hoạt động thương mại, chủ yếu đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng và phục vụ sản xuất trên địa bàn. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên thị trường năm 2010 đạt gần 300 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2006, khôi phục trở lại một số hoạt động suất khẩu với tổng kim ngạch đạt 3,5 triệu USD; tăng 3,5 lần so với năm 2006.
* Kết câu hạ tầng:
- Giao thông: Từ năm 1997 cho đến nay, hệ thống đường giao thông vào đến UBND các xã được đầu tư xây dựng tương đối hoàn thiện, phần lớn đường đã được nâng cấp và giải nhựa nên việc đi lại trao đổi hàng hóa của nhân dân các dân tọc trong huyện tương đối thuận lợi. Tuy nhiên, hiện nay
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
41
đường giao thông vào các xã vùng 3 của huyện (Đồng Tiến, Thượng Bình, Hữu Sản) còn gặp nhiều khó khăn do vốn đầu tư cho công trình giao thông không đáp ứng được tiến độ xây dựng mới, thiếu kinh phí cho việc duy tu, bảo dưỡng thường xuyên.
- Thủy lợi: Toàn huyện có gần 300 công trình trung và tiểu thủy nông đã được xây dựng kiên cố và bán kiên cố, ngoài ra còn có một số công trình tạm. Các công trình do xây dựng đã lâu nên bị hư hại nhiều, năng lực tưới thấp so với thiết kế. Trong giai đoạn từ 206 – 2010 huyện đã đầu tư xây dựng một số công trình thủy nông và cụm thủy nông phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt, trong đó có 32 đập đá xây, 6 đập đất, 1,9 km kênh đất và 47,97 km kênh kiên cố.
- Giáo dục - Đào tạo: Đến nay huyện đã có 74 trường học các cấp và 01 Trung tâm Giáo dục thường xuyên. Các loại hình đào tạo đa dạng và phong phú hơn bao gồm: quốc lập, dân lập, bán công, dân tộc nội trú,... với 32.626 học sinh ở tất cả các cấp học. Việc đầu tư cơ sở vật chất trường học được tập chung chỉ đạo ở tát cả các xã, thị trấn. Tình trạng lớp học 3 ca đã được xóa bỏ.
- Y tế: Đội ngũ cán bộ y tế được tằng cường cả về số lượng và chất
lượng; toàn huyện đạt 2,38 bác sỹ/vạn dân tăng 0,53 bác sỹ/vạn dân so với năm 2006; 65 % trạm y tế có bác sỹ. Trung tâm y tế huyện tiếp tục được đầu tư nâng cấp cả về cơ sở vật chất và trang thiết bị. Công tác dân số, gia đình và trẻ em đạt kết quả tích cực, tỷ lệ phát triển dân số hàng năm duy trì ở mức độ ổn định 1,35 %.
- Văn hóa - Thông tin: Năm 2010, có 60 % số làng, thôn, bản, khu phố được công nhận làng văn hóa, 78 % hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa. Đã khánh thành và đưa vào sử dụng 2 trạm phát lại truyền hình ở 2 xã Tân Lập và Đức Xuân, đưa tỷ lệ phủ sóng truyền hình trên địa bàn huyện lên 95 %.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
42
- An ninh - Quốc phòng: Công tác quân sự địa phương luôn được các cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở quan tâm chỉ đạo. Tinh thần cảnh giác và nhận thức về nhiệm vụ an ninh – quốc phòng trong tình hình mới được nâng lên. Các phương án, kế hoạch phòng thủ khu vực được chỉ đạo thường xuyên và bổ sung kịp thời. Phát huy mạnh mẽ phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, kết hợp đẩy mạnh các biện pháp tấn công, trấn áp tội phạm hình sự và các tệ nạn xã hội, nắm chắc tình hình, điều tra giải quyết kịp thời các vụ việc ngay từ khi mới phát sinh, không để xảy ra điểm nóng.
* Đánh giá chung về tình hình phát triển kinh tế - xã hội:
Trong những năm qua cùng với sự gia tăng dân số, mật độ phân bố dân cư không đồng đều, mức độ sử dụng đất trong từng khu vực khác nhau đã tạo ra những áp lực đối với đất đai của huyện. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2015, cùng với thực hiện các chính sách hợp lý khuyến khích đầu tư phát triển các ngành kinh tế; từng bước xây dựng. cải tạo và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng,... theo dự báo trong tương lai sức ép với sử dụng đất đai của huyện rất lớn, là vấn đề mang tính cấp thiết trong việc xác định lại cơ cấu sử dụng đất, bố trí sử dụng đất theo kết quả điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt. Phát triển cơ sở hạ tầng của huyện chưa đồng bộ cũng tạo ra sức ép lớn trong việc dành quỹ đất để mở rộng, nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới các tuyến đường, cũng như các công trình công cộng trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
Từ thực trạng phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi Bắc Quang phải có những bước đi đột phá để tránh tụt hậu và bắt nhịp được với sự phát triển chung của tỉnh Hà Giang cũng như của cả nước. Những yêu cầu khách quan đòi hỏi phải có những thay đổi đáng kể trong việc bố trí lại quản lý và sử dụng đất trong toàn huyện.
Trong những năm tới, sản xuất nông nghiệp được chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa, đảm bảo an ninh lương thực và nguyên liệu công nghiệp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
43
tại chỗ. Nhu cầu quỹ đất để phát triển công nghiệp, dịch vụ, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng (giao thông, thủy lợi, điện nước, văn hóa, thể thao,...) là rất lớn. Những nhu cầu đó đòi hỏi phải có những hoạch định, chính sách và biện pháp sử dụng đất cụ thể, khoa học, chính xác nhằm thỏa mãn những nhu cầu phát triển kinh tế, nhu cầu nơi ăn chốn ở và đời sống văn minh tinh thần của dân cư, an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện.