0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Trên thế giớ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN BẮC QUANG, TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2006-2010 (Trang 30 -30 )

Theo Đường Hồng Dật(1995) [7], trên con đường phát triển nông nghiệp, mỗi nước chịu ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khác nhau nhưng đều phải giải quyết các vấn đề chung sau:

- Không ngừng nâng cao năng suất chất lượng nông sản, nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp, nâng cao hiệu quả đầu tư.

- Mức độ và phương thức đầu tư vốn, lao động, khoa học vào quá trình phát triển nông nghiệp. Chiều hướng là phấn đấu giảm lao động chân tay, đầu tư nhiều lao động trí óc, tăng cường hiệu quả lao động quản lý và tổ chức. Phát triển nông nghiệp phải kết hợp với bảo vệ và cải thiện môi trường.

- Từ những vấn đề chung trên, mỗi quốc gia có chiến lược phát triển nông nghiệp khác nhau sao cho phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của nước mình. Có thể chia làm 2 xu hướng:

+ Nông nghiệp công nghiệp hóa: hướng này đặt trọng tâm dựa chủ yếu vào các yếu tố vật tư, kỹ thuật, hóa chất và các sản phẩm khác nhau của công nghiệp. Theo hướng này đã có những công trình nghiên cứu “Mô hình hóa sản xuất”, “Chương trình hóa năng suất cây trồng”.

+ Nông nghiệp sinh thái: Hướng này nhấn mạnh các yếu tố sinh học, các yếu tố tự nhiên, làm nổi bật lên đối tượng sản xuất trong nông nghiệp là các loài sinh vật, đồng thời có chú ý hơn đến các quy luật sinh học, quy luật tự nhiên. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp nông nghiệp sinh thái không đảm bảo hiệu quả cao và ổn định.

Trong thực tế, nông nghiệp không phát triển theo hẳn một xu hướng nào cả, mà nó phát triển theo những dạng tổng hợp, đan xen các xu hướng lẫn nhau ở nhiều mức độ khác nhau. Cụ thể như:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

29

- Ở những năm của thập kỷ 60, các nước đang phát triển ở châu Á, Mỹ la tinh đã thực hiện 3 cuộc cách mạng:

+ Cuộc “cách mạng xanh”, thực chất cuộc cách mạnh này dựa chủ yếu vào việc áp dụng các giống cây lương thực có năng suất cao (lúa nước, lúa mì, ngô, đậu…), xây dựng hệ thống thủy lợi, sử dụng nhiều loại phân hóa học. Cuộc “cách mạng xanh” đã dựa vào một số yếu tố sinh học, một số yếu tố hóa học và một số thành tựu công nghiệp.

+ Cuộc “cách mạng trắng” được thực hiện dựa vào việc tạo ra các giống gia súc có tiềm năng cho sữa cao, những tiến bộ khoa học đạt được trong việc tăng năng suất và chất lượng các loại thức ăn gia súc, trong các phương thức chăn nuôi mang ít nhiều tổ chức công nghiệp.

Song vì thiếu tính chất toàn vẹn nên 2 cuộc cách mạng này gặp nhiều trở ngại, đặc biệt là trở ngại trong quan hệ sản xuất và hiệu quả kinh tế.

+ Cuộc “cách mạng nâu” diễn ra trên cơ sở giải quyết mối quan hệ của nông dân với ruộng đất. Trên cơ sở khơi dậy lòng yêu quý của nông dân đối với đất đai, khuyến khích tính cần cù của họ để tăng năng suất và sản lượng trong nông nghiệp.

Cả 3 cuộc cách mạng này mới chỉ dừng lại ở việc giải quyết phiến diện, tháo gỡ những khó khăn trước mắt, chứ chưa thể là cơ sở cho một chiến lược phát triển nông nghiệp lâu dài và bền vững..

Từ những bài học của lịch sử phát triển nông nghiệp, những thành tựu đạt được của khoa học công nghệ, ở giai đoạn hiện nay muốn đưa nông nghiệp đi lên thì phải xây dựng và thực hiện một nền nông nghiệp trí tuệ. Bởi vì, tính phong phú đa dạng và đầy biến động của nông nghiệp đòi hỏi những hiểu biết và những xử lý đầy trí tuệ và rất biện chứng. Nông nghiệp trí tuệ thể hiện ở việc phát hiện, nắm bắt và vận dụng các quy luật tự nhiên và xã hội biểu hiện ở việc áp dụng các giải pháp phù hợp. Nông nghiệp trí tuệ là bước phát triển mới ở mức cao, là sự kết hợp đỉnh cao của các thành tựu sinh học, kinh tế, công nghiệp,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

30

quản lý được vận dụng hợp lý vào điều kiện cụ thể của mỗi nước, mỗi vùng. Đó là nền công nghiệp phát triển toàn diện và bền vững.

1.3.2. Việt Nam

Ngành nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng nhất của Việt Nam, hiện sản xuất ra gần 1/4 GDP của cả nước. Sau hơn 20 năm đổi mới, nông nghiệp đã có những bước phát triển tiến bộ đáng kể. Sản xuất lương thực, đặc biệt là lúa, tăng lên liên tục cả về diện tích gieo trồng và năng suất, đã đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Thâm canh trở thành xu hướng chủ đạo trong nền nông nghiệp với việc áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới về giống, quy trình canh tác và chế biến sản phẩm. Cơ cấu nông nghiệp đã có những chuyển dịch theo hướng đa dạng hóa và định hướng theo thị trường.

Trên cơ sở những thành tựu ngành nông nghiệp, dựa trên những dự báo về khoa học kỹ thuật, căn cứ vào điều kiện cụ thể ở nước ta, phương hướng chủ yếu phát triển nông nghiệp của Việt Nam trong thời gian tới sẽ là [25]:

- Hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách đồng bộ về phát triển nông nghiệp: hệ thống quản lý và bảo vệ tài nguyên đất, tài nguyên nước, các giống cây trồng, vật nuôi, các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác; các phương pháp canh tác tiên tiến và vấn đề bảo vệ môi trường nông nghiệp.

- Tăng cường sự phối hợp công tác giữa các cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, môi trường và các cơ quan quản lý khác. Tiếp tục bồi dưỡng cán bộ quản lý ở Trung ương và địa phương nhằm nâng cao năng lực đội ngũ quản lý cho phát triển nông nghiệp bền vững.

- Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi ruộng đất ở những vùng ruộng đất manh mún, phân tán, dồn điền đổi thửa để tạo điều kiện thích hợp cho canh tác theo phương thức lớn, hiện đại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

31

- Xây dựng và thực hiện chương trình nâng cao năng suất đất đai, sử dụng hợp lý nguồn nước ở các địa phương. Áp dụng những hệ thống sản xuất nông- lâm, nông – lâm – ngư nghiệp phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng nhằm sử dụng tổng hợp và có hiệu quả với điều kiên sinh thái của từng vùng nhằm sử dụng tổng hợp và có hiệu quả các loại tài nguyên.

- Mở rộng sản xuất và thị trường sản phẩm nông nghiệp sạch, trú trọng khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm nhằm tạo cho người tiêu dùng niềm tim vào mức độ vệ sinh, an toàn của nông sản, thực phẩm.

- Phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm chăn nuôi, thủy sản, dầu ăn… để tăng chủng loại, quy mô và hiệu quả sản xuất lương thục, thực phẩm. Hoàn thiện hệ thống bảo quản, chế biến và phân phối lương thực ở mọi cấp.

Củng cố và hoàn thiện hơn nữa hệ thống dịch vụ kỹ thuật hiện có đối với các lĩnh vực nông, lâm nghiệp, chăn nuôi và thủy sản, thiết lập một hệ thống hướng dẫn sản xuất và tiêu thụ nông sản.

- Nghiên cứu và áp dụng công nghệ sinh học trong phát triển những giống cây trồng và vật nuôi có năng suất, chất lượng và sức chống chịu sâu bệnh cao, không thoái hóa, không làm tổn hại tới đa dạng sinh học. Thành lập các trung tâm sản xuất giống chất lượng cao, nhập khẩu có chọn lọc và thẩm định kỹ những giống cây trồng, vật nuôi của nước ngoài.

- Phát triển sản xuất phân bón hữu cơ, phân bón sinh học, phân bón phân giải chậm phục vụ cho việc phát triển nền nông nghiệp sinh thái.

- Mở rộng việc áp dụng sản xuất nông nghiệp hữu cơ, thực hiện phổ cập quy trình phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM).

- Bảo tồn nguồn gien giống cây trồng, vật nuôi của địa phương.

- Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên tiến để bảo quản chế biến nông – lâm – thủy.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

32

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN BẮC QUANG, TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2006-2010 (Trang 30 -30 )

×