KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện bắc quang, tỉnh hà giang giai đoạn 2006-2010 (Trang 93 - 95)

1. Kết luận

* Kết quả nghiên cứu cho thấy, đất nông nghiệp của huyện Bắc Quang được chia thành 06 Nhóm đất, 16 Đơn vị đất, 28 Đơn vị đất phụ và 31 Loại Dưới đơn vị đất phụ.

* Đánh giá quỹ đất nông nghiệp của huyện như sau:

- Đất phù sa: diện tích điều tra 4.341,1 ha chiếm tỷ lệ 7,5 %. - Đất glây: diện tích điều tra 43,8 ha chiếm tỷ lệ 0,1 %.

- Đất tầng mỏng: diện tích điều tra 283,3 ha chiếm tỷ lệ 0,5 %. - Đất đỏ: diện tích điều tra 1.132,6 ha chiếm tỷ lệ 2,0 %.

- Đất xám: diện tích điều tra 51.628,3 ha chiếm tỷ lệ 88,9 %. - Đất dốc tụ: diện tích điều tra 633,9 ha chiếm tỷ lệ 1,1 %.

* Đã lựa chọn 24 cơ cấu cây trồng (LUT) trong hai nhóm là nhóm cây hàng hố (22LUT) và nhóm cây nguyên liệu lâm sản (2LUT) phục vụ việc đề xuất bố trí sử dụng đất.

* Kết quả phân hạng thích hợp đất đai hiện tại đã phản ánh đúng điều kiện đất đai và điều kiện sản xuất của huyện Bắc Quang. Yếu tố hạn chế chính đối với các LUT là địa hình, loại đất và chế độ tưới, cả 3 yếu tố này có thể giải quyết bằng các biện pháp thủy lợi và bón phân hữu cơ cải tạo đất. Kết quả đánh giá phân hạng thích hợp đất đai tương lai của các LUT cho thấy nếu thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ và cải tạo đất, đặc biệt là biện pháp thủy lợi thì mức độ thích hợp của một số đơn vị đất đai sẽ được nâng lên. Diện tích đất được nâng từ mức thích hợp trung bình (S2) lên mức thích hợp cao (S1) của các loại hình sử dụng đất 2 lúa - màu; 2 lúa; lúa - màu; chuyên rau, màu và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

92

cây CNNN là 1015,58 ha và mức thích hợp trung bình (S2) của các loại hình sử dụng đất 2 màu - lúa; 2 lúa; lúa - màu; chuyên rau, màu và cây CNNN sẽ tăng lên 5131,06 ha từ mức thích hợp thấp (S3).

* Đề xuất sử dụng đất trong tương lai được xác định sau khi hoàn thiện hệ thống thủy lợi, kết hợp bón phân cải tạo đất. Diện tích các loại hình sử dụng đất tối ưu cho tương lai được đề xuất cụ thể như sau: LUT 2 lúa - màu 2309,13 ha, LUT 2 màu - lúa 1903,90 ha, LUT 1 lúa - màu 807,64 ha, LUT 2 lúa 1160,64 ha, LUT chuyên rau, màu và cây CNNN 1621,75 ha. Đối chiếu với hiện trạng thì diện tích đất 2 lúa - màu tăng 1168,66 ha, đất 2 màu - lúa tăng 1560,40 ha, đất 1 lúa - màu tăng 465,12 ha. Diện tích đất trồng một vụ lúa 1338,07 ha sẽ chuyển hết sang trồng 2 lúa và 1 lúa - màu. Sự thay đổi này cho thấy tiềm năng đất đai của huyện còn rất lớn, đặc biệt là tiềm năng thâm canh tăng vụ.

2. Đề nghị

* Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để định hướng sử dụng đất phục vụ sản xuất nông nghiệp huyện Bắc Quang làm cơ sở cho việc quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp của huyện giai đoạn 2010 - 2015.

* Từ kết quả đánh giá đất trên địa bàn huyện cần tiếp tục triển khai nghiên cứu đánh giá đất nông nghiệp ở phạm vi cấp xã thuộc huyện Bắc Quang để quản lý và khai thác nguồn tài nguyên đất hiệu quả hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

93

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện bắc quang, tỉnh hà giang giai đoạn 2006-2010 (Trang 93 - 95)