0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN BẮC QUANG, TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2006-2010 (Trang 45 -45 )

3.1.2.1. Tài nguyên đất

Nhóm đất phù sa (Fluvisols – FL):

Nhóm đất phù sa có diện tích khoảng 4.324,12 ha; chiếm 3,95 % tổng diện tích đất tự nhiên và 7,48 % tổng diện tích đất toàn huyện; phân bố chủ yếu ở một số xã như: Việt Vinh, Bằng Hành, Vô Điếm, Đồng Yên, Đồng Tâm, Hữu Sản, Quang Minh, Tân Quang, Vô Điếm, Việt Hồng, Vĩnh Phúc, Hùng An.

Đất phù sa của huyện Bắc Quang được chia thành 04 Đơn vị đất.

- Đất phù sa cơ giới nhẹ (Arenic Fluvisols): có diện tích khoảng gần 200 ha; chiếm 0,18 % diện tích đất tự nhiên và 0,33 % diện tích đất điều tra; phân bố chủ yếu ở xã Kim Ngọc, Việt Vinh, Đồng Tâm.

- Đất phù sa có tầng biến đổi (Cambic Fluvisols): chiếm diện tích khoảng 101,52 ha; chiếm 0,09 % diện tích đất tự nhiên và 0,17 % diện tích đất điều tra; phân bổ chủ yếu tại xã Đồng Yên.

- Đất phù sa chua (Dystric Fluvisols): chiếm diện tích lớn nhất trong nhóm Đất phù sa, khoảng 3.575,91 ha; chiếm 3,25 % diện tích đất tự nhiên và 6,26 % diện tích đất điều tra; phân bổ chủ yếu ở xã Đồng Yên, Đồng Tâm, Bằng Hành, Hữu Sản, Hùng An, Liên Hiệp, Quang Minh, Tân Quang, Vô Điếm, Việt Hồng, Việt Vinh, Vĩnh Phúc.

- Đất phù sa ít chua (Eutric Fluvisols): chiếm diện tích khoảng 470,52 ha; chiếm 0,43 % diện tích đất tự nhiên và 0,81 % diện tích đất điều tra; phân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

44

bố chủ yếu tại xã Đồng Tâm, Bằng hành, Kim Ngọc, Hùng An, Quang Minh, thị trấn Vĩnh Tuy, Tiên Kiều, Việt Vinh, Vĩnh Hảo.

Đất Glây (Gleysols – GL): Nhóm đất Glây có diện tích ít, chỉ khoảng 43,79 ha; chiếm 0,04 % tổng DTTN và 0,08 % DTĐT; chỉ phân bố tại địa bàn xã Đồng Tâm.

Đất tầng mỏng (Leptosol – LP): có diện tích 283,29 ha; chiếm 0,26 %

tổng DTTN; phân bố chủ yếu trên địa hình đồi cao, độ dốc tương đối lớn. Trên địa bàn toàn huyện Bắc Quang chỉ gặp đất tầng mỏng tại xã Tiên Kiều.

Đất đỏ (Ferralsols – FR): có diện tích khoảng 1.132,58 ha; chiếm 1,03

% DTTN và 1,95 % DTĐT; phân bố tại một số xã như: Vĩnh Phúc, Vô Điếm, Đồng Yên.

Đất xám (Acrisols – AC): có diện tích lớn nhất trong tổng diện tích đất

nông nghiệp của huyện, với diện tích khoảng 51.628,26 ha; chiếm 46,99 % DTTN và 88,92 % DTĐT; phân bố tại hầu hết các xã trong huyện.

Nhóm đất xám ở huyện Bắc Quang có các đơn vị đất sau:

- Đất xám glây (Gleyic Acrisols): có diện tích 353,57 ha, chiếm 0,61 % DTTN; phân bố chủ yếu tại các xã Quang Minh, Đồng Yên, Vĩnh Hảo,...

- Đất xám đọng nước (Stagnic Acrisols): có diện tích 353,57 ha, chiếm 0,61 % DTTN; phân bố chủ yếu tại các xã Vĩnh Phúc, Vĩnh Hảo, Việt Vinh, Vô Điếm, Tiên Kiều, thị trấn Việt Quang, Quang Minh, Kim Ngọc, Hữu Sản, Đồng Yên, Đồng Tâm,...

- Đất xám kết von (Ferric Acrisols): có diện tích khoảng 4.030,41 ha; chiếm 6,94 % tổng diện tích tự nhiên; phân bố chủ yếu trên địa bàn các xã Đồng Yên, Đồng Tâm, Đông Thành,...

- Đất xám nghèo bazơ (Vetic Acrisols): có diện tích 8.733,97 ha; chiếm 7,95 % tổng diện tích tự nhiên; phân bố chủ yếu tại các xã Đông Thành, Vĩnh hảo, Kim Ngọc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

45

- Đất xám rất chua (Hyperdystric Acrisol): có diện tích 21.311,94 ha; chiếm 19,40 % tổng diện tích đất tự nhiên. Loại đất này phân bố tại các xã Tiên Kiều, Vô Điếm, Vĩnh Hảo,...

- Đất xám điển hình (Haplic Acrisols): có diện tích 14.291,09 ha; chiếm 13,01 % tổng diện tích tự nhiên; phân bố ở hầu hết các xã trong huyện.

Đất dốc tụ (Regosols – RG): có diện tích khá lớn, khoảng 633,94 ha

(chiếm 0,58 % DTTN và 1,09 % diện tích đất nông nghiệp); phân bố chủ yếu tại các xã Đồng Tâm, Việt Vinh, Tân Lập.

3.1.2.2. Tài nguyên nước a. Nguồn nước mặt

Chế độ thủy văn của huyện chịu ảnh hưởng của hệ thống các sông và suối nhỏ, trong đó sông Lô là lớn nhất, đoạn chảy qua huyện dài nhất khoảng 50 km và các sông nhỏ hơn là sông Sảo, sông Bạc, sông Con. Đặc điểm của các sông, suối ở đây là lòng hẹp và khá dốc, do đó trong điều kiện mưa lớn và tập chung đã tạo nên dòng chảy mạnh, gây lũ lớn, ảnh hưởng đến sản xuất và giao thông

Ngoài các sông chính có lượng nước dồi dào trên, huyện Bắc Quang còn có hơn 750 ha ao hồ được phân bố đều ở các xã, đáng kể nhất là 3 hồ lớn: Hồ Quang Minh (thôn Khiềm, xã Quang Minh); Nậm An (thôn Nậm An, xã Tân Thành); Thác Thúy (thị trấn Việt Quang). Các Hồ này là nơi chứa nước để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và là nơi thả cá đem lại nguồn thực phẩm phục vụ cho đời sống nhân dân.

b. Nguồn nước ngầm

Nguồn nước ngầm hiện chưa có tài liệu nghiên cứu cụ thể về trữ lượng nước ngầm, nhưng qua khảo sát sơ bộ tại một số giếng nước trong vùng cho thấy mực nước ngầm nằm ở độ sâu 6 - 10 m, có thể khai thác dùng sinh hoạt của nhân dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

46

Nhìn chung nguồn nước mặt, nước ngầm trong huyện khá dồi dào, đảm bảo đủ cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và các hoạt động kinh tế - xã hội khác. Tuy nhiên do điều kiện địa hình, do sự phân bố lượng mưa theo mùa

nên hiện tượng hạn hán, úng lụt cục bộ vẫn xảy ra.

3.1.2.3. Tài nguyên khoáng sản

Bắc Quang là một huyện có trữ lượng về khoáng sản không lớn, chủ yếu là Vàng sa khoáng, Mangan, Clanhke, ... được phân bố tập trung ở các xã Đồng Tâm, xã Thượng Bình, xã Tiên Kiều, xã Việt Vinh.

3.1.2.4. Tài nguyên rừng

Bắc Quang có nguồn tài nguyên rừng rất lớn, nếu tính cả diện tích đất đồi núi chưa sử dụng có khả năng sử dụng vào mục đích lâm nghiệp thì huyện có khoảng 85.500 ha, chiếm 79,9 % diện tích tự nhiên. Diện tích rừng huyện có của huyện là 64.145 ha, trong đó rừng sản xuất chiếm 54,29 % tổng diện tích đất lâm nghiệp, chủ yếu là rừng trồng nguyên liệu giấy với các loại cây như: keo, bồ đề, bạch đàn, vầu, nứa, giang,… Phong trào phủ xanh đất trống đồi núi trọc được đẩy mạnh, cây ăn quả được tập chung thành các vùng chuyên canh như cam, quýt, vải, nhãn,… đồng thời tạo ra các tiểu vùng có hệ sinh thái bền vững. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất của ngành nông nghiệp huyện cũng tạo ra được một thảm thực vật nông nghiệp với các cây trồng chủ yếu như: lúa, ngô, khoai lang, sắn, rau xanh, mía, chè, cam, quýt, vải, nhãn, xoài, hồng không hạt,… Những cây trồng ngắn ngày như lúa, ngô, khoai, rau,…có thể trồng thâm canh nhiều vụ.

Tóm lại, do điều kiện địa hình và khí hậu đa dạng nên hệ thực vật của Bắc Quang khá phong phú cả về số lượng loài và tính điển hình. Tuy nhiên, do việc khai thác, phát nương làm rẫy bừa bãi đã làm cho tài nguyên rừng của huyện bị đe dọa nghiêm trọng, hệ thống tầng và tán bị phá vỡ, chất lượng rừng ngày càng thấp,… Vì vậy, cần có những biện pháp bảo vệ, khai thác rừng hợp lý và hiệu quả hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

47

* Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

Với thực tế về điều kiện tự nhiên như trên, Bắc Quang có nhiều lợi thế để khai thác những điều kiện tự nhiên hiện có để phục vụ cho sản xuất và đời sống.

Đất đai phì nhiêu, thích hợp với nhiều loại cây trồng có giá trị cao, khí hậu, thuỷ văn điều hoà đảm bảo cho một nền sản xuất nông nghiệp phát triển tương đối ổn định và bền vững. Bắc Quang có một diện tích mặt nước ao hồ rộng lớn có thể khai thác nuôi trồng thuỷ sản phù hợp với mô hình hộ gia đình cũng như phát triển trang trại. Mặt khác, Bắc Quang nằm trong khu vực vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Hà Giang với mạng lưới giao thông thuận tiện cho việc lưu thông hàng hoá, kêu gọi đầu tư, thúc đẩy một nền kinh tế phát triển toàn diện.

Bên cạnh những ưu thế nói trên, điều kiện tự nhiên của Bắc Quang có những hạn chế nhất định. Do hệ thống sông bao bọc, hàng năm Bắc Quang luôn bị thiên tai đe doạ, sản xuất nông nghiệp bị chi phối bởi nhiều yếu tố khách quan, việc sử dụng các chất hoá học trong sản xuất nông nghiệp bừa bãi, ý thức về môi trường của người dân chưa cao, vì vậy một thách thức lớn là Bắc Quang luôn phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường, vấn đề giải quyết về môi trường luôn đặt ra một cách cấp bách, ảnh hưởng không ít đến sản xuất và đời sống. Do đó trong thời gian tới cần phải có những giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn thảm hoạ về môi trường.

Tóm lại: Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Bắc Quang có nhiều

thuận lợi, những bất lợi do tự nhiên đem lại chỉ là những yếu tố nhỏ, có thể khắc phục trong tương lai gần. Nếu khai thác hết những ưu thế do điều kiện tự nhiên đem lại chắc chắn Bắc Quang sẽ là một trong những điểm kinh tế của tỉnh Hà Giang, góp phần tích cực trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên để khai thác hết những lợi thế kể trên, chúng ta cần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

48

phải bỏ ra nhiều công sức để cải tạo thiên nhiên, quy hoạch sản xuất, quy hoạch dân cư và cải tạo môi trường.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN BẮC QUANG, TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2006-2010 (Trang 45 -45 )

×